7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Kết quả tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về phát triển sản xuất nâng
thu nhập cho người dân
a. Công tác tuyên truyền, vận động:
Trong 06 năm Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tập trung tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phù hợp, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, gắn tuyên truyền với thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể đạt thành tích trong xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh phong trào “Định Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với
xây dựng nông thôn mới. Kết quả tuyên truyền, vận động: Tổ chức được 2.535 cuộc tuyên truyền thu hút trên 160 nghìn người tham gia, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân trên địa bàn; chương trình được triển khai rộng rãi, hiệu quả, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, tích cực tham gia: phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đóng góp công, sức, tài sản...để chung sức xây dựng nông thôn mới.
Ngoài tuyên truyền, vận động nhân dân, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm hàng đầu. Qua 6 năm đã tổ chức trên 200 lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình từ huyện đến xã, xóm. Kết quả của lớp đào tạo, tập huấn đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tích cực trong hoạt động, nắm chắc quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, cơ chế, chính sách của Chương trình và đi đầu trong triển khai, tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới.
b. Công tác tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm
Nhóm lao động nông thôn (khoảng 10% tổng số lượng đào tạo) cần có chứng chỉ nghề sơ cấp phù hợp để có thể làm việc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhóm lao động nông thôn (khoảng 5%) cần đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề để có thể làm kỹ thuật viên, dịch vụ nông nghiệp (thú y, BVTV, sản xuất kinh doanh giống, phân bón…Các cơ sở đào tạo cũng được đầu tư để nâng cao chất lượng. Kết quả thực hiện những năm qua tạo ra chuyển biến trong nhận thức của người nông dân và năng suất cây trồng được nâng lên. Việc đào tạo nghề, thay đổi kỹ năng trong lao động là để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân, đem lại những kết quả ở chừng mực nhất định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân được bám sát vào quy hoạch, các chương trình đề án về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đã có sự gắn kết với các doanh nghiệp để tạo chuỗi sản xuất hiệu quả.
Hiện nay, lao động nông thôn phần lớn là lớn tuổi, là chủ hộ gia đình và là người đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, do đó việc lựa chọn địa điểm tổ chức học ở Trung tâm học tập cộng đồng xã, nhà văn hóa xóm cho phù hợp và thời gian học không kéo dài, phương pháp giảng dạy phù hợp, gắn với các mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính. Đội ngũ giáo viên dạy nghề nông nghiệp là các cán bộ có kinh nghiệm của ngành nông nghiệp huyện và có khả năng thực hành tốt.
Các địa phương ngoài việc tập hợp các mô hình dạy nghề có hiệu quả để tuyên truyền nhận rộng, cũng cần tư vấn hướng dẫn người nông dân cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt, nghiên cứu chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn.
Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện đã tăng thêm nguồn vốn giải quyết việc làm hàng năm, tạo điều kiện cho người sau học nghề được vay vốn: nhiều hơn, cũng như nghiên cứu một số nội dung hỗ trợ để duy trì phát triển sản xuất sau học nghề như thành lập tổ hợp tác xã, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản.
c. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn
- Phát triển sản xuất: Từng bước tận dụng được hầu hết diện tích đất canh tác; căn cứ vào lợi thế của từng xã để phát triển sản xuất cho phù hợp với từng vùng - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, những cây trồng là thế mạnh của địa phương như cây mía, chè, vải, ổi, cam, cây nguyên liệu giấy...
- Xây dựng mô hình sản xuất mới: Thời gian này các xã tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp với phát triển dịch vụ thương mại, TTCN, trong đó chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…
- Phát triển kinh tế trang trại đang được xem là đáp án của bài toán tạo việc làm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân trong tiến trình xây dựng NTM. Các loại hình trang trại chăn nuôi và tổng hợp hình thành mỗi năm đem lại doanh thu trung bình đạt 1,2 tỷ đồng giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Định Hóa phát triển theo hướng hàng hóa gắn với liên kết, ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Hoạt động của ngành nông nghiệp đã góp phần tích cực trong cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Trên cơ sở mục tiêu Đề án phê duyệt, Phòng NN và PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các dự án, mô hình, ô mẫu...đạt kết quả cao:
* Về trồng trọt: Triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất lúa, chè, cây dược liệu có hiệu quả (Trong đó: Mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ: Việt Lai 20, Bao Thai... Xây dựng nhiều mô hình trình diễn, khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như GS9, HT9, HT1, Syn 6…; mô hình trồng cây dược liệu trên 15 ha: Cây Quế, Đinh Lăng, Thìa Canh, Ba Kích..). Tăng cường đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào thay thế giống chè Trung Du …
* Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Phát triển nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại tại nhiều xã (Trong đó, điển hình là các mô hình của ông Nguyễn Kim Xưa xã Kim Sơn nuôi 10.000 con gà/ lứa, thu nhập đạt 300 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn ngoại của ông Bùi Đức Dũng thị trấn Chợ Chu nuôi 100 nái ngoại, 200 lợn thịt, đạt thu nhập 400 triệu đồng/năm; mô hình nuôi dê của ông Đinh Văn Quyền số lượng trên 100 con, thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm…
Các phòng, ban, đơn vị chuyên môn của huyện đã tổ chức được trên 1.400 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 90.000 lượt người tham gia (Năm 2012 là 208 lớp, năm 2013 là 189 lớp, năm 2014 là 197 lớp, năm 2015 là
292 lớp, năm 2016 là 288 lớp, năm 2017 là 267 lớp), trên 100 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.600 lao động nông thôn. Qua các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, đầu tư máy móc nông nghiệp như: máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp, công nghệ tưới chè bằng van xoay…
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong xây dựng NTM. Theo điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn, tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp cao. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Do chưa có nhiều mô hình mang hiệu quả bền vững, chủ yếu sản xuất theo phong trào nên chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sẽ càng khó khăn hơn nhiều do tay nghề của phần lớn lực lượng lao động này thấp, khó vào các công ty, xí nghiệp. Trong khi đó, địa phương không có những cơ sở sản xuất lớn thu hút nhiều lao động. Không chỉ vậy lực lượng lao động rời quê vào làm việc ở các công ty, xí nghiệp không hẳn đã ổn định. Thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra, doanh nghiệp khó khăn, nhiều lao động đã trở về quê chờ đến khi tình hình cải thiện, họ mới đi làm trở lại. Bên cạnh đó, nhiều lao động có khả năng sau thời gian đi làm xa trở về quê và sẽ gia nhập trở lại lực lượng lao động nông nghiệp. Do đó chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội: Công tác giảm nghèo được huyện chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ thông qua các chính sách, dự án, chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2014 là 9,54% đến nay chỉ còn 13,54%. Đánh giá hộ nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2017-2021. Công tác giảm nghèo luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm có tác động trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội toàn huyện. Chỉ tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm là 2%.
Bảng 2.9 Kết quả tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân
TT Nội dung Đơn vị
tính 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng cộng
1 Công tác tuyên truyền, vận động
- Tổ chức tập trung Buổi 44 52 55 1.166 685 533 2.535
+ Số người tham gia Người 1.950 2.500 2.650 55.054 41.000 57.040 160.194
- Trên phương tiện thông tin đại chúng Tin, bài 70 116 566 1.093 1.100 1.575 4510
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về NTM Cuộc 1 4 3 0 10 17 35
2 Tập huấn chuyển giao KHKT
- Số lớp Lớp 208 189 197 292 288 267 1441
- Số người tham gia Người 10.400 9.450 8.800 15.471 29.000 17.016 90137
3 Đào tạo nghề (Theo QĐ số 1956 ngày 27/11/2009 của TTg Chính phủ)
a Đào tạo nghề phi nông nghiệp
- Số lớp đào tạo Lớp 9 18 25 10 62
+ Số người tham gia Người 270 540 825 325 1960
b Đào tạo nghề nông nghiệp
- Số lớp đào tạo Lớp 16 13 16 7 52
+ Số người tham gia Người 480 390 537 255 1662
Trong 06 năm, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tập trung tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phù hợp, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, gắn tuyên truyền với thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể đạt thành tích trong xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh Phong trào “Định Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Kết quả tuyên truyền, vận động (Tổ chức 649 cuộc tuyên truyền với trên 89.000 lượt người tham gia; đăng tải 2.200 tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới thu hút đông đảo nhân dân tham gia; UBND huyện đã khen thưởng cho 33 tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mớiđã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân trên địa bàn; Chương trình được triển khai rộng rãi, hiệu quả, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, tích cực tham gia: phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đóng góp công, sức, tài sản...để chung sức xây dựng nông thôn mới.
c. Phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xác định điều đó, trong thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội từ cấp huyện đến các xã, thị trấn đã phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nông thôn mới làm cho bộ mặt nông thôn của xã từng thay đổi. Để thực hiện Nghị quyết của cấp ủy về xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy đã lãnh đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, lồng ghép dân vận với các phong trào thi đua yêu nước với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; đồng thời gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong hình hình mới, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tham gia giám sát các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội sau khi có nghị quyết của Đảng về xây dựng NTM đã tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền. Mặt khác, phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vận động nhân dân cùng nhau tham gia thực hiện đề án nông thôn mới. Để hiệu quả hơn, các đoàn thể đã hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề nhằm tăng thu nhập nhằm ổn định cuộc sống gia đình. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, các đoàn thể đã vận động nhân dân tham gia nâng cấp đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các tuyến đường liên xóm, liên xã… Đặc biệt, chú trọng phát huy vai trò của người dân tham gia đóng góp ý kiến, cùng chính quyền bàn bạc, chọn lựa công trình xây dựng hoặc xác định việc nào làm trước, việc nào làm sau…. Qua điều tra khảo sát tại các xã đã về đích trong xây dựng nông thôn mới, Ban công tác mặt trận của các xóm đã phát huy thế mạnh của mình đưa mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến từng hộ dân trong xã; thực hiện quy chế cơ sở qua việc công khai các khoản thu chi do dân và do các mạnh thường quân đóng góp, ủng hộ; huy động nguồn lực hỗ trợ từ con em của địa phương đi làm ăn xa quê hương nay thành đạt.
Có thể nói, không chỉ ở các xã đã về đích nông thôn mới, mà tại các xã khác của huyện nhân dân cũng đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương như tự nguyện đóng góp ngày công sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường GTNT. Quan trọng hơn cả người dân thấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia xây dựng NTM bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như tự chỉnh trang nhà cửa khang trang sạch đẹp, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN phát động; chuyển đổi cây trồng vật nuôi, mạnh dạn xây dựng các mô hình sản xuất mới như Hợp tác xã thanh niên về vật tư máy móc nông nghiệp, mô hình nuôi rắn, nuôi thỏ, trồng cây dược liệu …
Nhờ vậy, đến nay huyện Định Hóa đã hoàn thành 5/23 xã về đích nông thôn mới, số tiêu chí trung bình các xã đạt được là 11,8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Kết quả trên đây sẽ là tiền đề và là động lực để các xã tiếp tục hoàn