7. Cấu trúc của luận văn
2.5.1. Khái quát chung 3xã nghiên cứu
Luận văn chọn 03 xã (Bảo Cường, Phú Đình, Thanh Định) điển hình đại diện cho 03 vùng và đại diện cho tiến độ kết quả xây dựng nông thôn mới. Các xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, song cũng có một số nét tương đồng về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện xây dựng nông thôn mới.
a. ã Bảo Cường:
Xã Bảo Cường nằm ở khu vực trung tâm của huyện và tiếp giáp với thị trấn Chợ Chu ở phía đông bắc, xã Phúc Chu ở phía bắc và tây bắc, xã Phượng Tiến ở phía đông nam, xã Trung Hội ở phía nam và xã Đồng Thịnh ở phía tây nam và tây. Xã Bảo Cường có tuyến tỉnh lộ 268, là tuyến đường bắt đầu từ Km 31 (Quốc lộ 3) đi qua trung tâm huyện đến huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn)) đi qua và là cửa ngõ phía nam của thị trấn huyện Chợ Chu. Trên địa bàn xã có một số khe suối nhỏ đổ ra sông Chợ Chu. Xã Bảo Cường có diện tích 8,94 km², dân số là 3767 người, mật độ cư trú đạt 421 người/km². Bảo Cường được chia thành 16 xóm: Làng Mạ, Thanh Cường, Là Lai, Bài Hội, Bãi Lềnh, Cắm Xưởng, Cốc Lùng, Nà Linh, Đồng Màn, Tân Thành, Làng Mới, Khấu Bảo, Thâm Tí, Đồng Tủm, Làng Chùa 1, Làng Chùa 2.
Bảo Cường là một xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ Việt Nam, xã đã được đầu tư 4 đập nước đầu mối kết hợp với 20 km kênh tưới tiêu, 4 khe rạch dồn nước từ nguồn vốn 135, đã mang lại nguồn nước tưới, tiêu ổn định hơn 400 ha đồng ruộng. Hơn 25 km đường do xã quản lý đều được rải nhựa hoặc rải cấp
phối tạo điều kiện giao thông thuận lợi, cây cầu treo Làng Mạ có trị giá 500 triệu đồng là huyết mạch nối xóm Làng Mạ với trung tâm xã.
Là địa phương nằm sát trung tâm huyện, thuận lợi về giao thông, văn hóa thể thao có điều kiện phát triển tốt. Gần trung tâm văn hóa của huyện nên dân trí phát triển, thuận lợi cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, phát luật của nhà nước trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
b. Xã Phú Đình:
Phú Đình là một xã trung du miền núi nằm ở phía nam của huyện Định Hoá, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên khoảng 70 km. Phía đông giáp xã Sơn Phú và xã Bình Thành (huyện Định Hóa); phía nam giáp xã Bình Thành (huyện Định Hóa), xã Minh Tiến (huyện Đại Từ) và xã Lương Thiện (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang); phía tây giáp xã Tân Trào và Trung Yên (huyện Sơn Dương); phía Bắc giáp xã Hùng Lợi (Sơn Dương) và xã Điềm Mặc.
Xã có diện tích 30,45 km², dân số là 5254 người, mật độ dân số đạt 173 người/km². Xã Phú Đình gồm 22 xóm: Khuôn Tát, Đèo De, Tỉn Keo, Quan Lang, Phú Hà, Đồng Hoàng, Đồng Kệu, Đồng Giắng, Nà Mùi, Làng Trùng, Trung tâm, Đồng Ban, Phú Ninh 1, Phú Ninh 2, Phú Ninh 3, Khẩu Đưa, Đồng Chẩn, Duyên Phú 1, Duyên Phú 2, Đồng Tấm, Nạ Tẩm, Nạ Tiến.
Toàn xã có 4586 lao động, trong đó 1.375 lao động qua đào tạo; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 4173 người, chiếm 91%. Thu nhập bình quân đầu người dự ước đến năm 2017 ước đạt 21 triệu đồng/người/năm.
c. Xã Thanh Định:
Thanh Định là một xã nằm ở phía tây khu vực trung tâm của huyện và thuộc khu vực dãy núi Hồng. Thanh Định tiếp giáp với xã Bảo Linh ở phía đông bắc, xã Định Biên ở phía đông, xã Bình Yên ở phía đông nam, xã Điềm Mặc ở phía nam, giáp với xã Hùng Lợi thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ở phía tây bắc và tây.
Xã có diện tích 18,39 km², dân số là 3843 người, mật độ dân số đạt 213 người/km². Thanh Định hiện gồm có 18 xóm: Bản Piềng, Hùng Lập, Nà Họ, Khuẩn Nghè, Na Chía, Thẩm Thia, Thẩm Quẩn, Cái Thanh Chung, Cái Thanh Xuân, Khảu Rị, Nạ Mao, Bài Trận, Khẩu Cuộng, Cọ Bánh, Nà Chèn, Văn Lang, Đồng Chua, Keo En.
Thanh Định là nơi khởi nguồn của một trong hai nhánh chính của thượng nguồn sông Công và chảy xuống phía nam. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một suối là phụ lưu của sông Chợ Chu và chảy về hướng đông, cả sông Công và sông Chợ Chu đều là phụ lưu của Sông Cầu. Thanh Định cũng là một xã trong vùng ATK Định Hóa và là nơi đặt văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh tới tháng 9/1953 và cũng từng là nơi đứng chân của một số cơ quan của Tổng cục Hậu cần trong thời kì chiến khu Việt Bắc.
Bảng 2.10 Một số thông tin 3 xã nghiên cứu thời điểm cuối năm 2017
TT Tên xã nghiên cứu Số dân Số hộ Số lao động trong độ tuổi Tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên Diện tích đất tự nhiên Tỷ lệ diện tích đất NN Thu nhập BQ đầu người Tỷ lệ hộ nghèo
Người Hộ Người % Km2 % (Triệu
đồng) (%)
1 Bảo Cường 3.767 1.862 2.359 100 8,94 85 23 2,65 2 Phú Đình 5.254 2.277 4.586 90 30,45 26,7 21 33,74 3 Thanh Định 3.843 2.696 2.178 91,2 18,39 85 20,5 30,85