Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2021 (Trang 44 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong 3 năm 2015 – 2017 mặc dù kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đạt 6,5%/năm giá trị sản xuất (giá cố định 2010) tăng từ 2.222,7 tỷ đồng năm 2015 lên 2.521,1 tỷ đồng năm 2017, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là ngành công nghiệp xây dựng, tăng bình quân 9,73%/năm, thương mại, dịch vụ tăng 9,51%/năm, nông lâm thủy sản tăng bình quân 2,62%/năm). Tăng trưởng kinh tế của huyện vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra (2015 - 2017), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. [12]

Bảng 2.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 2015 2016 2017

Tổng GTSX 2.222,7 2.343,8 2.521,1

1. Nông lâm thủy sản 1.000,0 1.012,5 1.053,0

2. Công nghiệp xây dựng 359,6 393,1 433,0

3. Thương mại dịch vụ 863,1 938,2 1035,1

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và đúng hướng, tăng dần nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. Năm 2015 cơ cấu kinh tế: nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 44,99%; ngành công nghiệp, xây dựng là 16,18%; thương mại dịch vụ là 38,83%, đến năm 2017 tỷ lệ tương ứng là 41,76%; 17,18%; 41,06%. [12]

Bảng 2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm

Đơn vị %

Hạng mục 2015 2016 2017

Tổng GTSX 100,00 100,00 100,00

1. Nông, lâm, thủy sản 44,99 43,20 41,76 2. Công nghiệp, xây dựng 16,18 16,78 17,18 3. Thương mại, dịch vụ 38,83 40,02 41,06

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa 2015, 2016, 2017) 2.1.2.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản

a. Tăng trưởng ngành nông nghiệp

- Giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng bình quân trong 3 năm là 2,61%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản (tính theo giá cố định năm 2010) năm 2015 đạt 1.000 tỷ đồng; năm 2016 đạt 1.012 tỷ đồng; năm 2017 đạt 1.053 tỷ đồng. - Cơ cấu giá trị trong lĩnh vực Nông nghiệp như sau:

+ Năm 2015: Trồng trọt 50,4%, chăn nuôi 30 %, lâm nghiệp 9,5 %, thủy sản 2,6 %, dịch vụ trong nông nghiệp 7,5 %.

+ Năm 2016 là: Trồng trọt 47,9 %, chăn nuôi 33,2 %, lâm nghiệp 5,6 %, thủy sản 2,31 %, dịch vụ trong nông nghiệp 10,9 %.

+ Năm 2017 là: Trồng trọt 45,1 %, chăn nuôi 35,3 %, lâm nghiệp 7,4 %, thủy sản 2,4 %, dịch vụ trong nông nghiệp 9,8 %. [13]

Bảng 2.3 Tăng trưởng ngành nông nghiệp (Giá cố định: 2010)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Cơ cấu % Giá trị Tỷ đồng Cơ cấu % Giá trị Tỷ đồng Cơ cấu % Giá trị Tỷ đồng Tổng GTSX 100 1.000 100 1.012 100 1053 1. N.nghiệp 87,9 879,0 92,1 931,8 90,2 950,0 - Trồng trọt 50,4 504,0 47,9 485,1 45,1 474,5 - Chăn nuôi 30,0 300,0 33,2 336,3 35,3 371,5 - Dịch vụ 7,5 75,0 10,9 110,4 9,8 104,0 2. Thủy sản 2,6 26,0 2,3 23,4 2,4 25,0 3.Lâm nghiệp 9,5 95,0 5,6 57,2 7,4 78,0

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2015, 2016, 2017) b. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Qua bảng 2.3 cho thấy cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng về chăn nuôi (Năm 2015, tỷ lệ ngành trồng trọt là 50,4%, năm 2016 là 47,9%. Đến năm 2017, giảm còn 45,1 % trong khi đó ngành chăn nuôi tăng trưởng mạnh về cơ cấu năm 2015 là 30%, năm 2016 tăng lên 33,2% đến năm 2017 tăng lên 35,3.%; ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng còn chưa ổn định) như vậy có thể nhận thấy người dân đã chú trọng phát triển chăn nuôi, coi đây là ngành có tiềm năng phát triển và có giá trị kinh tế cao. Tổng thể cơ cấu ngành nông - lâm nghiệm - thủy sản chuyển dịch rất ít theo hướng tăng tỷ lệ ngành lâm nghiệp, thủy sản giảm ngành nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 87%), lâm

nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng trong trồng trọt giảm. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện.

Nhìn chung cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ thay đổi không nhiều qua các năm cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu còn rất chậm, không có sự đột biến. Có thể nhận thấy ngành nông nghiệp còn phát triển chậm.

2.1.2.4. Thực trạng các ngành sản xuất a. Ngành trồng trọt

Trong lĩnh vực trồng trọt đã có những bước chuyển biến tích cực, một số diện tích cây trồng đã và đang được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn dần như: Tổng diện tích gieo cấy lúa đạt 8.830,8ha, sản lượng trung bình hàng năm đạt 44.832 tấn trong đó diện tích lúa Bao Thai đặc sản có hơn 150ha cho thu nhập 60 triệu đồng/ha; cây ngô có diện tích gieo trồng đạt 1.111,6 ha, sản lượng trung bình hàng năm đạt 4.796tấn. Có trên 228,8ha khoai lang cho thu nhập 45 triệu đồng/ha; ngoài ra một số diện tích lạc, khoai tây, bí đỏ, cà chua… cũng đang dần được mở rộng. Một số cây ăn quả giá trị kinh tế co đang dần mở rộng về quy mô và diện tích như bưởi diễn, thanh long ruột đỏ, mít, cam...

Tổng diện tích chè toàn huyện 168,3ha sản lượng trung bình là 23.784 tấn, trong đó diện tích trồng mới và trồng lại trung bình đạt trên 43,2ha/năm; sản phẩm chè chế biến công nghiệp khoảng 10%.

b. Ngành chăn nuôi

Giá trị ngành chăn nuôi giai đoạn 2015-2017 tăng 10,9%. Cụ thể theo thống kê (30/11/2017) tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm như sau: Trâu 6.186 con; bò 725 con; lợn 56.000 con; gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…) 890.000 con; dê

13.900 con; sản lượng thịt hơi đạt 9.225 tấn. Tổng đàn lợn, đàn gia cầm tăng về số lượng qua các năm và trong chăn nuôi đã xuất hiện các mô hình trang trại, gia trại có sự liên kết “bốn nhà”. Đàn trâu và đàn bò có xu hướng giảm nhẹ về số lượng. song chất lượng đàn cũng được cải thiện vì chuyển dần từ trâu phục vụ cầy kéo sang hướng sản xuất hàng hóa và thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò nên đàn bò đã được cải thiện về tầm vóc phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa.

Trên địa bàn huyện đang dần phát triển một số mô hình như: mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học làm chất độn chuồng để xử lý môi trường trong chăn nuôi; mô hình nuôi giun Quế; mô hình tưới chè tiết kiệm bằng van xoay; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số con đặc sản khác như: Dê, rắn, lợn rừng,hươu…

Chăn nuôi thủy sản: Diện tích mặt nước ao hồ được đưa vào nuôi thủy sản tương đối lớn đạt 520ha mặt nước, song trong những năm vừa qua chưa được phát huy hết tiềm năng để nuôi trồng thủy sản, tốc độ tăng trưởng về mặt giá trị qua 3 năm tăng 6 % (năm 2015 đạt 22,1 tỷ đồng; năm 2016 đạt 23,44 tỷ đồng; năm 2017 đạt 25 tỷ đồng). [14]

2.1.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Trong 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã cải tạo và nâng cấp được 222 công trình với trên 160 km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, toàn huyện có 193,2km/204,2km đường trục xã đạt chuẩn; 194,37/344,57km đường trục thôn đạt chuẩn; 185,06km /371,46km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp: Xây mới 40 trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 144 km đường điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường

xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trên 98%, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa: 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có mạng truy cập Internet đến trung tâm xã. Đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, trong những năm qua đã xây dựng mới được 12 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế. Toàn huyện có 23/23 xã đã xây dựng nhà văn hoá xã đạt tiêu chuẩn, 249/435 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ hoạt động văn hóa cho bà con nhân dân.

2.1.2.6. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

Công tác giáo dục được quan tâm, các chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS được giữ vững, đến nay số lượng trường học 03 cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia là 46/63 trường, đạt 73%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT đạt 92,8%. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”,

hoạt động văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ gia đình văn hóa, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng cao.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 85%; mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và kiện toàn tổ chức, bộ máy, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh.

Thực hiện tiêu chí môi trường, các xã đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải tại một số khu dân cư tập trung trên địa bàn. Các ngành, đoàn thể đã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải, đào hố xử lý rác, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải tại các hộ gia đình; vận động các hộ thực hiện cải tạo nhà cửa, chỉnh trang hàng rào, vệ sinh đường làng, ngõ xóm... hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn huyện lập đề án bảo vệ môi trường theo quy định; hướng dẫn các xã xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang theo quy hoạch.

2.1.2.7. Dân tộc, dân số, lao động và việc làm a. Đặc điểm dân tộc

Hiện tại trên địa bàn huyện có 8 dân tộc sinh sống: Tày, Nùng,

Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chí, Hoa, Sán Dìu, Mông. Trong đó dân tộc Tày đông nhất chiếm gần 50% dân số. Mặc dù nhiều dân tộc với phong tục, tập quán khác nhau nhưng nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết vượt qua khó khăn xây dựng và bảo vệ quê hương. Sự phong phú của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian trong cộng đồng các dân tộc huyện Định Hóa về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.

b. Dân số lao động và việc làm:

Bảng 2.4 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị. nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người)

2015 87.300 43.125 44.175 8.250 79.050

2016 87.395 43.210 44.185 8.428 78.967

2017 87.452 43.250 44.202 9.358 78.094

II. Cơ cấu (%)

2015 100 49,4 50,6 9,45 90,55

2016 100 49,44 50,56 9,64 90,36

2017 100 49,46 50,54 10,70 89,30

Tổng dân số của Định Hóa năm 2017: 87.452 người trong đó dân số nam có

43.250 người (chiếm 49,46% tổng dân số của toàn vùng). Dân số ở nông thôn năm 2017 chiếm đến 89,30%, còn dân số ở thành thị rất ít chỉ chiếm

10,70%. Ngoài ra thì tổng lao động của vùng là 58.320 người chiếm 78,31%. Trong đó lực lượng lao động nông nghiệp có 50.563 người chiếm 67,90%. Như vậy huyện có lực lượng lao động rất dồi dào trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ cho chương trình xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2021 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)