Đánh giá chung tình hình huy động nguồn lực tại 3xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2021 (Trang 78 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Đánh giá chung tình hình huy động nguồn lực tại 3xã nghiên cứu

a. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình

Bảng 2.11 Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM

STT Nội dung

Số ý kiến (n=135)

Tỷ lệ %

1 Có nghe về chương trình NTM 135 100

2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 83 61,48

3 Nắm được 19 tiêu chí về NTM (theo QĐ 491) 54 40

4 Vai trò của người dân trong xây dựng NTM 69 51,1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017 của tác giả)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 xã nghiên cứu đều có biết về chương trình nông thôn mới, qua điều tra 135 hộ ở 3 xã cho thấy 100% số hộ đều đã được nghe về chương trình nông thôn mới. Nhận thức của các hộ được phỏng vấn về Chương trình XD NTM ở mức trung bình. 61,48% các hộ được hỏi cơ bản nắm ược mục tiêu của Chương trình, số hộ cơ bản nắm được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí NTM là 40%, 51% số hộ dân biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM. Có thể thấy, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình XD NTM nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, đặc biệt là họ chưa nắm được vai trò chủ thể của mình. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại cho các xã khi triển khai chương trình xây dựng NTM, thử hỏi người dân nếu không biết mình phải làm gì để xây dựng NTM thì việc triển khai thực hiện Chương trình có được thuận lợi hay không, nhất là đối với xã đặc biệt khó khăn như xã Yên Ninh.

Qua điều tra người dân cho biết, ở cả 3 xã đều có tuyên truyền về chương trình nông thôn mới đến người dân thông qua loa phát thanh của xã, thôn; qua các

buổi họp thôn; qua các pano, áp phích...nhưng người dân vì bận nhiều việc nên họ không dành thời gian để nghe từ đầu đến cuối bài tuyên truyền nên không hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM, còn trong các buổi họp thôn thì lồng ghép nhiều nội dung chứ không chỉ nói riêng về chương trình NTM nên họ cũng không hiểu được, trên các pano, áp phích thì không có đủ thông tin về chương trình NTM... Chính vì vậy mà sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM vẫn chưa rõ.

Không chỉ người dân còn hiểu không rõ về chương trình xây dựng NTM mà ngày cả một số cán bộ khi được hỏi cũng còn nhiều vấn đề không rõ. Qua quá trình điều tra phỏng vấn 30 cán bộ: trong đó có 21 cán bộ xã và 9 cán bộ cấp xóm thì có 100% số cán bộ hiểu được mục tiêu của Chương trình, tuy nhiên năm được nôi dung 19 tiêu chí NTM thì chỉ có hơn một nửa số đó (56%), số cán bộ còn lại đều không nắm được các tiêu chí cũng như cách thức thực hiện của chương trình NTM, thậm chí khi hỏi xã mình hiện tại đạt được bao nhiêu tiêu chí nông thôn mới thì chỉ có 66,67% cán bộ trả lời được nhưng cũng không nhớ được cụ thể tiêu chí nào đạt được và tiêu chí nào chưa đạt được.

Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai XD NTM tại địa phương

STT Nội dung Cán bộ (n=30) Người dân (n=135) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 26 86,67 98 72,59 2 Cần thiết 4 13,33 37 27,41 3 Không cần thiết 0 0 0 0

Mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 72,59% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 86,67% ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết. Như vậy người dân cơ bản nắm được tầm quan trọng của Chương trình.

b.Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng ở 3 xã nghiên cứu

Bảng 2.13 Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình

STT Nội dung công việc Số lượng hộ

(n=135) Tỷ lệ (%)

1 Bầu ban phát triển thôn 135 57,78

2 Bầu ban giám sát cộng đồng 121 89,63

3 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản

đề án xây dựng NTM 66 48,88

4 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội

dung thực hiện 16 11,85

5 Xây dựng kế hoạch thực hiện 16 5,19

6 Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình 105 77,78

7 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 58 42,96

8 Giám sát thi công công trình 70 51,85

Khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào các công việc như sau: bầu ban phát triển thôn; bầu ban giám sát cộng đồng; đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây dựng NTM; đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện; trực tiếp thi công và thực hiện các công trình; tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm; và giám sát thi công công trình. Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có 5,19% ý kiến cho rằng được tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình NTM; 11,85% ý kiến cho rằng có đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn công việc gì thực hiện trước công việc gì thực hiện sau. Việc bầu ban phát triển xóm, bầu ban giám sát cộng đồng và việc trực tiếp thi công và thực hiện công trình được người dân tham gia nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 100%, 89%, và 77%. Có thể thấy việc triển khai thực hiện Chương trình ở cấp thôn, xóm được thực hiện khá dân chủ, các công việc của xóm đều được đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến của nhân dân.

Qua số liệu điều tra cũng cho thấy 100% các hộ điều tra đều tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công lao động, đất đai, cây cối, ý kiến...Tuy nhiên, thì 100% cán bộ xã, thôn của 3 xã nghiên cứu đều đưa ra ý kiến là việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 76% ý kiến của cán bộ cho rằng do người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; 80% ý kiến cho là do nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, 53% cán bộ cho là do thu nhập của người dân còn thấp, 25% cán bộ cho rằng việc chưa đảm bảo tính công khai minh bạch trong huy động nguồn lực cũng là một nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn. Và không có ý kiến nào đồng tình rằng hầu hết các gia đình đều

thiếu lao động. Chính tỏ vấn đề lao động tại 3 xã nghiên cứu là vấn đề không gặp phải khó khăn.

Bảng 2.14 Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng góp bằng tiền (n = 30)

STT Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ đồng ý

(%)

1

Người dân hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM (mục tiêu, các tiêu chí, cách thức thực hiện, vai trò của người dân...)

76,67

2 Nhận thức của dân hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ

nhà nước hỗ trợ 80

3 Thu nhập của người dân còn thấp 53

4 Hầu hết các gia đình đều thiếu lao động -

5 Chưa đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc

huy động nguồn lực 25

* Sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng cho việc xây dựng đề án, quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM.

Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM (n = 30)

TT Nội dung phỏng vấn

Tỷ lệ đồng ý

(%) I Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM?

1 Thành lập ban phát triển thôn 100,00

2 Thông tin, tuyên truyền về nông thôn mới 50,00

3 Xây dựng quy hoạch NTM của xã 83,33

4 Xây dựng đề án NTM của xã 73,33

5 Tổ chức thực hiện đề án 100,00

6 Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các công trình

CSHT 100,00

II Đóng góp của người dân phục vụ cho các hoạt động nào?

1 Xây dựng CSHT 100,00

2 Phát triển sản xuất 66,66

3 Bảo vệ môi trường 50,00

5 Hoạt động văn hoá xã hội 100,00

Về việc đóng góp ý kiến cho bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM, thực tế kết quả điều tra cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch và xây dựng đề án còn hạn chế. Đề án NTM của Ban quản lý XD NTM xã quy định các nội dung này phải được thông qua cộng đồng, nhân dân. Nhưng có nhiều ý kiến của cán bộ địa phương cấp xã, thôn ở địa bàn nghiên cứu cho rằng việc này chưa được quy định rõ ràng, mức độ, trình tự lấy ý kiến của dân như thế nào cũng chưa được chỉ rõ. Đề án và quy hoạch chủ yếu do đơn vị tư vấn và Ban quản lý XD NTM xã, sau đó phải thông qua ý kiến cấp trên, rồi lại đưa xuống lấy ý kiến của dân…Chính vì vậy ý kiến của dân chỉ mang tính chất biểu quyết thông qua. Ngoài ra, theo một số cán bộ thôn thì lý do mà nhiều người dân không tham gia ý kiến vào đề án và quy hoạch do cách lấy ý kiến của dân chưa phù hợp: bản đề án và quy hoạch NTM của mỗi xã thì gồm tổng thể những nội dung lớn chính vì vậy khi mang ra đọc thì người dân không quan tâm nên họ không đóng góp ý kiến cho bản đề án và quy hoạch. Có thể thấy rằng vì không hiểu rõ được mục tiêu cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM nên người dân tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM hiện nay mới chỉ manh tính chất hình thức chứ chưa phải là vì lợi ích của bản thân họ.

* Nhận thức của người dân về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM

Bảng 2.16 Nhận thức của người dân nguồn lực trong xây dựng NTM (n=135)

TT Xây dựng NTM bằng những nguồn vốn nào? Số lượng hộ (n=135)

Tỷ lệ (%)

1 Chỉ Nhà nước 37 27,41

2 Chỉ Nhân dân đóng góp 11 8,15

3 Nhà nước là chủ yếu, nhân dân đóng góp phần

nhỏ 59 43,7

4 Nhân dân là chủ yếu, nhà nước hỗ trợ phần nhỏ 28 20,74

Bảng 2.16 cho thấy tỷ lệ khá cao (37 người, chiếm 27,41% ) người được hỏi cho rằng xây dựng NTM là do nhà nước đầu tư 100% ,43,7% số cho rằng vốn nhà nước là chủ yếu, nhân dân chỉ đóng góp phần nhỏ. Trong khi số người cho rằng nguồn vốn chỉ do nhân dân đóng góp là 11 người chiếm 8,15% và nhân dân đóng góp là chủ yếu, nhà nước hỗ trợ phần nhỏ chiếm 20,74%. Quan điểm về nhà nước và nhân dân cùng làm cũng có sự. Ta có thể thấy nhận thức của một bộ phân người dân về nguồn lực trong xây dựng NTM còn hạn chế, họ vẫn chưa nắm được vai trò chủ thể của mình.

Bảng 2.17 Tổng hợp nguồn vốn xây dựng NTM tại 03 xã nghiên cứu

STT Nguồn vốn Xã Thanh Định Xã Phú Đình Xã Bảo Cường

2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 TỔNG SỐ 17.259 11.781 8.820 23.926 16.661 20.942 103.793 62.810 99.577 I NGÂN SÁCH TW 8.591 4.166 3.865 16400 5330 7690 8075 2725 646 1 Trái phiếu Chính phủ 8.591 4.166 3.865 16400 5330 8075 2725 646 II NGÂN SÁCH ĐP 6315 3.820 2.400 619 5920 1683 9351 7340 709 1 Tỉnh 6315 3.820 2.400 619 5920 1683 8210 7340 709 2 Huyện 1141 3 Xã III VỐN LỒNG GHÉP 447 350 525 1250 981 IV VỐN TÍN DỤNG 250 845 450 1200 1330 7357 76200 45000 97500 V VỐN DOANH NGHIỆP VI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1656 2600 1580 4457 3100 4212 10167 7745 722

STT Nguồn vốn Xã Thanh Định Xã Phú Đình Xã Bảo Cường

1 Tiền mặt 1467 2241 1370 4112 3100 3242 9642 7400 660

2

Ngày công lao động (Công) 195 0 0 0 180

Quy đổi thành tiền 29 27

3

Hiến đất (m2) 1600 3590 2100 3450 9700 3500 2300 360

Quy đổi thành tiền 160 359 210 345 970 525 345 35

4 Vật tư (quy đổi thành tiền)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2021 (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)