7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Kết quả huy động nguồn lực theo các lĩnh vực đầu tư
Kết quả huy động vốn đầu tư theo từng lĩnh vực trên địa bàn huyện Định Hóa và khu vực nông thôn trong huyện được thể hiện giai đoạn 2012 - 2017 trên địa bàn huyện được thể hiện như sau:
a. Huy động vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn có ở tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung điển hình là:
- Về giao thông: Thời gian qua, huyện Định Hóa đã tổ chức huy động tối đa nguồn lực tài chính ưu tiên đầu tư cho các công trình giao thông, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm nối các trung tâm vùng, đường vào trung tâm xã, đường vùng nguyên liệu, các tuyến đường kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh. Kết quả, giao thông có bước phát triển cả về chiêu rộng và chiều sâu nhờ triển khai thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tính đến 2017, toàn huyện có 23/23 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã. Cùng với việc mở rộng nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, hệ thống giao thông nội bộ xã, liên xóm đã được nâng cấp đáng kể: Có 154,47/199,47km đường trục xã đạt chuẩn; 196,98/344km đường trục thôn đạt chuẩn; 136,5/485,9km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Có 6 xã hoàn thành tiêu chí giao thông, chiếm 42,3% (năm 2011 không có xã nào). Khó khăn hiện nay là giao thông nông thôn phát triển không đều giữa các vùng và các địa phương kể cả số lượng và chất lượng đường.
- Về công trình điện: Những năm qua, ngành điện trên địa bàn huyện đã đầu tư nhiều công trình hạ tầng điện, đồng thời huyện cũng tranh thủ huy động vốn đầu tư từ trung ương, và ngân sách huyện đầu tư phát triển điện lưới đi trước một bước tạo tiền đề phát triển các ngành sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh.
Giai đoạn 2012 - 2017, ngành điện đã đầu tư trên 600 triệu đồng để xây dựng, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện. Nhìn chung, điện khí hóa nông thôn được coi trọng và đạt được những kết quả khả quan (năm 2012 có 97,7% số xã và 94,8% số xóm có điện thì đến năm 2017 đạt tương ứng 98,9% số xã và 96,8% số xóm). Tuy nhiên còn một số xóm chưa có điện ở một số xã miền núi vùng sâu, vùng xa có địa hình khó khăn. Đến năm 2017, có 100% đơn vị cấp huyện có lưới điện quốc gia, 100% số xã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%.
- Về thủy lợi, đê điều: Trên địa bàn huyện có 22 công trình hồ đập quan trọng, 39 trạm bơm các loại với tổng, tổng chiều dài kênh được kiên cố là 135 km, chiếm tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá là trên 70%. Những năm vừa qua, hệ thống đê điều, công trình thuỷ lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Các dự án đã phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng cao, đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên những năm qua vốn đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm và hình thành vùng sản xuất hàng hoá còn ít. Tổng vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi, đề điều trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2016 đạt trên 750 triệu đồng.
- Về hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề, hạ tầng chợ: Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển làng nghề và CCN nhỏ tăng đều qua các năm. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được 37 làng nghề và làng có nghề, một số công trình hạ tầng CCN nhỏ đã hoàn thành. Trên địa bàn huyện có 23 chợ (gồm 01 chợ hạng 2 và 12 chợ hạng 3). Với chính sách phát triển chợ thời gian qua, nguồn lực đầu tư cho đối tượng này đạt kết quả khá. Hiện nay có 6 chợ kiên cố, chợ bán kiên cố 03, còn lại là chợ tạm hoặc chưa có cơ sở vật chất. Trong đó số chợ hỗ trợ từ ngân sách là 8 chợ và số chợ được địa phương thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương là 5 chợ. Riêng nguồn vốn ngân sách huyện hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2012- 2017 cho công trình chợ nông thôn là 13.664 triệu đồng.
- Các công trình hạ tầng phúc lợi xã hội:
+ Về giáo dục và đào tạo: Huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhờ vậy hệ thống trường học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Trong 3 năm 2015 - 2017, đã có trên 54,8 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh hỗ trợ, ngân sách huyện và sự nghiệp giáo dục đào tạo; ngân sách xã và huy động các nguồn hợp pháp khác đạt trên 20 tỷ đồng, xây dựng được 98 phòng học và 35 phòng chức năng và 12 phòng công vụ giáo viên và thực hiện cải tạo sửa chữa các phòng học, phòng chức năng xuống cấp góp phần cải thiện đáng kể cơ sở vật chất trường lớp học cho hệ thống các trường mầm non, tiểu học, THCS và đáp ứng được nhu cầu phòng ở công vụ cho giáo viên ở các xã khó khăn.
+ Về y tế: Thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất ngành y tế được tăng cường (giai đoạn 2012 - 2017 đầu tư cho trạm y tế xã gần 30 tỷ đồng trong đó xây mới 7 trạm, sửa chữa 10 trạm). Năm 2017, mạng lưới y tế xã cơ bản phủ kín trên phạm vi cả huyện với 23/23 xã có trạm y tế, chiếm 100%. Việc cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường cũng đạt được những kết quả khả quan với 100% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 9/23 xã thị trấn có dịch vụ thu gom rác thải; 05 xã về đích NTM đều có tổ tự quản về BVMT; toàn huyện có 72% rác thải được thu gom theo đúng quy định, trong đó có 18% thu gom theo hình thức dịch vụ. Còn lại là tự xử lý tại các hộ gia đình.
+ Về lĩnh vực văn hóa thông tin: Nhìn chung, mạng lưới thông tin, văn hóa nông thôn có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; có 23 xã có hệ thống loa truyền thanh đến xóm; 23 xã có thư viện và 23 xã có nhà văn hóa xã; 430/435 xóm có nhà văn hóa. Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện, nhiều xã đã tích cực huy động nội lực xây dựng nhà văn hóa xã và xóm.
b. Huy động nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình xã hội ở nông thôn:
Vốn sản xuất kinh doanh cơ bản được hình thành từ nguồn vốn tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước, vốn ngoài quốc doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn 2012 - 2017 nguồn vốn đầu tư huy động cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn huyện đạt 73,3 ngàn triệu đồng, trong đó nguồn vốn này thực hiện trên địa bàn nông thôn đạt khoảng 20 ngàn triệu đồng, chiếm 27% vốn sản xuất kinh doanh toàn huyện. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện cho khu vực nông thôn phát triển. Có thể thấy, những ưu đãi này thực tế là "đòn bẩy" cho nền kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo chưa thật sự thuận lợi, cần có giải pháp khắc phục.
Đối với việc huy động vốn cho đầu tư các chương trình xã hội: Do huyện có địa bàn miền núi rộng lớn, điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển nên việc đầu tư cho các chương trình xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,... được quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn hiện có nhiều chương trình lớn được triển khai như: Chương trình 134,chương trình 135, Chương trình phát triển rừng bền vững... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.