Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 75 - 80)

2.3.2.1 Vấn đề còn tồn tại

Một là, bộ máy quản lý tài chính Công ty tuy đã được tổ chức tốt và hoàn chỉnh nhưng

do năng lực từng cá nhân quản lý nên hiệu quả vẫn chưa cao. Nhiều cán bộ quản lý tài chính chưa được qua các trường lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý tài chính nên hạn chế khi thực hiện quản lý, nhiều cán bộ còn non kinh nghiệm chưa va chạm nhiều nên hiệu quả quản lý cũng chưa cao. Kiểm soát viên chưa đủ trình độ, năng lực, thời gian và quy trình kiểm tra chưa rõ ràng nên kết quả kiểm soát còn hạn chế, vẫn là bộ phận kế toán kiêm nghiệm.

Trong bộ phận kế toán chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp và đại học tại chức nên tư duy làm việc chưa cao, nghiệp vụ quản lý tài chính bị hạn chế. Bộ phận quản lý tài chính tại các Cụm, Đội còn kiêm nhiệm không đúng ngành nghề tài chính, các bộ phận kế toán còn tương đối mỏng nên chưa kiểm soát hết tình hình quản lý thu, chi và sử dụng các quỹ.

Mục tiêu nâng cao đời sồng CBCNV vẫn chưa đạt được vì cán bộ công nhân viên quá đông làm việc không hiệu quả năng suất làm việc thấp, chế độ chính sách tiền lương thấp, không có thâm niên, phụ cấp ngành nghề so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Đây là vấn đề đau đầu nhất đối với Ban lãnh đạo Công ty khi mà số lượng lao động nhiều, thu nhập nguời lao động thấp, hệ thống thuỷ lợi ngày càng xuống cấp,

mức giá TLP ổn định không đổi nhiều năm, lương tăng theo lộ trình, tiền điện và các chi phí liên tục tăng. Nếu không có phương án đề nghị các cấp các ngành nhanh chóng đổi mới khắc phục cơ chế chính sách thì tương lai của Công ty ngày càng khó khăn.

Hai là, công tác quản lý thu tập trung một mối, chi theo định mức chi của Công ty thì

cần phải xây dựng một định mức các khoản chi hoàn chỉnh hơn và dễ áp dụng, vì nhiều định mức hiện tại còn chung chung, không rõ ràng nên khó áp dụng như chi hội họp, tiếp khách, điện thoại chung… Cần bổ sung các định mức khoán khác như mạnh dạn khoán số lượng Cán bộ, công nhân từng cụm, đội theo đặc thù, khoán thu từ các hoạt động thu khác như thuê mặt bằng kinh doanh, quỹ đất, phí tiêu nước thải công nghiệp....chuyển từ khoán việc sang khoán chi cụ thể như chi giải toả, chi bảo trì công trình ...một số bộ phận có thể chuyển đổi sang hình thức khoán thu như bộ phận thiết kế công trình, bộ phận sửa chữa công trình. Mạnh dạn phân cấp hệ thống công trình thuỷ lợi cho các HTXDVNN phụ trách

Ba là, công tác sử dụng nguồn lực tài chính còn hạn chế. Quy chế quản lý tài chính cần

bổ sung hoàn chỉnh thêm khâu quản lý tài chính tại các Cụm, đội, bộ phận thiết kế công trình, đặc biệt là quản lý về mua phụ tùng vật tư chiếm lượng vốn lớn nhất còn rất lỏng lẻo, còn bị thất thoát về giá cả, nhiều khoản chi không có hóa đơn đầy đủ nên dễ bị cơ quan quản lý kiểm tra ...

Bốn là, Quy chế chi tiêu nội bộ cần quy định đầy đủ các khoản chi và định mức rõ

ràng, cụ thể hơn để dễ cho việc kiểm soát chi tiêu. Quy chế lương cần hoàn thiện thêm phần khoán lương cho các bộ phận có thể khoán cho bộ phận thiết kế công trình, bộ phận sửa chữa công trình để kích thích họ quản lý tốt hơn, thu hút nhiều hơn việc làm ngoài các việc của công ty giao, tăng nguồn thu cho các bộ phận khoán.

Năm là, hạn chế về công tác kiểm tra giám sát quản lý tài chính. Công tác kiểm tra,

kiểm soát diễn ra thường xuyên, định kỳ theo quy định. Tuy nhiên kiểm tra, giám sát chưa cụ thể còn chồng chéo, trùng lặp, kiểm soát nội bộ của Kiểm soát viên chưa thực sự tốt, do giới hạn về thời gian, hạn chế về trình độ, phương pháp làm việc… Khi phát hiện ra sai sót nhưng chưa xử lý nghiêm, còn mang tính hình thức, chưa có quy định xác định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, đang tồn tại cơ chế “xin cho”ngầm tại các doanh nghiệp công ích đặc biệt là

Công ty TNHH MTV KTCTTL trên toàn tỉnh Nam Định vì thực chất nguồn thu thủy lợi phí do Nhà nước cấp bù tho cơ chế miễn thu thủy lợi phí của Chính phủ mặt khác tại tỉnh Nam Định, công ty đang thực hiên phương thức quản lý giao kế hoạch hàng năm do vậy Nhà nước vẫn đang quản lý quá sâu vào doanh nghiệp tạo lỗ hổng cho cơ chế “xin cho” hình thành và tồn tại.

Thứ hai, khung pháp luật còn nhiều hạn chế đang lỗi thời và thiếu các quy định của

chế độ chính sách Nhà nước với loại hình KTCTTL thay đổi không kịp thời so với tình hình thực tế. Pháp luật về quản lý tài chính trong công ty KTCTTL bị phân tán trong nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau.Trong một số trường hợp đã phát sinh tình trạng thiếu đồng bộ, thậm trí mẫu thuẫn về nội dung khiến cho việc áp dugj vào thực tế rất khó khăn.

Thứ ba, mô hình quản lý từ công ty đến tổ, cụm cậm đổi mới chưa phù hợp với thực tế.

Mô hình quản lý tập trung quyền vào giám đốc có nghĩa là hầu như từ việc lớn đến việc nhỏ đều do Chủ tịch điều hành. Mô hình này đã làm cho chất lượng và tiến độ công việc đều không đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời không phân cấp cụ thể nên quản lý tài chính khá lỏng lẻo, quản lý sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa máy móc thiết bị, vật tư còn thất thoát. Mô hình quản lý này cũng hạn chế tính chủ động và linh hoạt của các bộ phận.

Thứ tư, tư duy bộ máy quản lý và người lao động vẫn là tư duy cũ thời bao cấp, bộ

máy quản lý tài chính của Công ty còn yếu về nghiệp vụ quản lý tài chính. Mặc dù công ty đã chuyển thành công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường nhưng vẫn nặng tư duy cũ. Người lao động ý thức trách nhiệm thấp đi làm chỉ để lấy công không tính đến hiệu quả, không muốn thay đổi cái mới. Năng lực cán bộ còn yếu do chưa chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý tài chính cũng như kiến thức quản lý khác. Chưa thật sư chú trọng đến công tác tuyển dụng, thi cử để lựa chọn các cán bộ quản lý có trình độ, các nhân viên kế toán có nghiệp vụ chuyên môn cao, được đào tạo

qua trường lớp chính quy. Việc nhận người còn nể nang quen biết và ưu tiên cho con em trong công ty

Thứ năm, kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn còn nhiều hạn chế do các bộ phận chưa nâng

cao vai trò tự kiểm soát tại đơn vị, khi các nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành hầu hết như ít ra soát lại nghiệp vụ đó đúng nguồn, đúng mục đích, đúng thủ tục, kịp thời, khách quan, tiết kiệm và mang lại hiệu quả mà cứ thế lập báo cáo tài chính. Kiểm soat viên công ty còn ít kiểm tra thường xuyên, nếu kiểm tra còn mang tính hình thức nên không phát hiện ra sai phạm.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính trong doanh nghiệp, đã tập trung phân tích được các nội dung cần quản lý tài chính của doanh nghệp đã trình bày ở Chương 1.

Tác giả đã nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên, Nam Định. Từ những đánh giá đó, luận văn đã khái quát được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc quản lý tài chính trong Công ty.

Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để luận văn đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên ở chương sau.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)