chính của Công ty
Theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp (DN).
Mục đích của việc giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của DN để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Giúp Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh; Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của DN; Nâng cao trách nhiệm của DN trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
2.2.5.1 Báo cáo tài chính
Hàng năm, trước ngày 30 tháng 3, đơn vị lập báo cáo tài chính tình hình nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính của kế hoạch và quyết toán năm báo gửi Sở Tài Chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
Công ty lập báo cáo tài chính gồm: Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính , kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sửa chữa công trình TSCĐ trình sở Tài Chính Nam Định, sở NN & PTNT kiểm tra, thẩm định trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt quyết toán tài chính năm bao gồm các nội dung sau:
- Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sửa chữa.
- Bảng cân đối kế toán của Công ty - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Hợp đồng đặt hàng tưới tiêu nước, thanh lý hợp đồng đặt hàng với sở NN &PTNT Nam Định
- Biên bản kiểm tra thực hiện sửa chữa công trình bằng nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí - Hợp đồng, thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước, biên bản nghiệm thu tưới tiêu giữa các công ty và các hợp tác xã nông nghiệp.
Giám đốc chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính hàng năm của Công ty tất cả các chứng từ có liên quan phải được lưu giữ tại Phòng Kế Toán theo luật định. Tất cả sổ sách, hồ sơ của công ty sẽ phải luôn sẵn sang để đoàn kiểm tra như Kiểm toán, thanh tra Nhà nước, các đơn vị quản lý Nhà Nước có thẩm quyền về kiểm tra theo quy định.
2.2.5.2 Kiểm tra, giám sát
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về quản lý tài chính thu chi và sử dụng vốn Nhà Nước là vấn đề quan trọng trong quy trình quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên, Nam Định.
Quản lý tài chính của doanh nghiệp được giám sát bởi hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ, của các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Tài Chính, sở NN & PTNT, thanh tra Nhà nước tỉnh, kiểm toán Nhà nước.
Hàng năm Phòng tài chính doanh nghiệp sở Tài Chính về kiểm tra quyết toán tài chính năm vào khoảng tháng 4 năm sau năm tài chính, kiểm tra với mục đích xác định tính đúng đắn, độ trung thực và tin cậy của doanh nghiệp so với kế hoạch tài chính giao và thực hiện theo các quy định hiện hành.
Trong những năm qua, công tác giám sát tài chính của công ty đã có những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý và giám sát vốn đầu tư tại công ty cũng đã được cấp trên từng bước ban hành đồng bộ và liên tục được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn. Đáng chú ý, sau gần 2 năm triển khai Nghị
định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, đã phần nào hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại các DN. Định kỳ hàng năm cơ quan chủ sở hữu thực hiện việc kiểm tra giám sát và phê duyệt tình hình thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cuối mỗi niên khóa, công ty nghiêm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước với các hộ dùng nước trên cơ sở đó sở NN & PTNT Nam Định về kiểm tra và thanh lý hợp đồng đặt hàng với công ty xác định rõ diện tích tưới tiêu mà công ty thực hiện.
Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra thanh tra phát hiện sai phạm qua các năm
Đơn vị: Đồng
STT Nội dung Phát hiên sai phạm qua kiểm tra, thanh tra
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
I Thu
1 Thu khác hợp đồng tưới tiêu 45.544.000 7.863.000
2 Kinh phí bổ sung thủy lợi phí 13.253.500
II Chi
1 Lương, P/c theo lương 12.112.391
2 Sửa chữa TSCĐ 66.928.335 -15.345.000 126.852.734
3 Chi phí QL doanh nghiệp 17.695.355 -8.500.000
4 Chi khác 16.387.396 17.976.411 63.756.800
5 Chi quỹ khen thưởng khác -191.000.000 -127.882.000
(Nguồn: hòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên)
Số liệu sai phạm qua kiểm tra, thanh tra trên chủ yếu do hạch toán tài chính không đúng với quy định, hướng dẫn của các ngành và chi vượt kế hoạch tài chính từ đầu năm đề ra đã được các ngành thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.
Giám sát tài chính đối với DN đã giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và chủ thể quản lý DN đưa ra những giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động DN. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại DN đã được xác lập rõ hơn phương thức quản lý, giám sát được thay đổi gắn với phân loại, đánh giá DN...
DN tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của DN; xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính của DN; Báo cáo tài chính hàng năm, các tiêu chí giám sát và cơ chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN và các bên liên quan khác (nếu cần); Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của DN để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với DN; Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra DN nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của DN.
Việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của DN và có cảnh báo, giải pháp xử lý. Ngoài các phương thức trên, việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác giám sát tài chính tại DN hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đó, cơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại DN còn phân tán, chồng chéo; Giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DN chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao; Công tác giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước…
2.2.5.3 Công khai tài chính tại công ty
a. Mục đích của công khai tài chính: Đảm bảo minh bạch, trung thực và khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của DN. Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. b. Nội dung công khai tài chính: công khai tài chính gốm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của phát luật. Công khai báo cáo tài chính cùng với ý kiến, kiến nghị của kiểm toán, của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính về báo cáo tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công khai báo cáo tài chính trước ngày 15 tháng 8 của
năm đối với báo cáo tài chính 6 tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo tài chính năm.