Thực tiễn về công tác quản lý tài chínhtrong các doanh nghiệp kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 41 - 45)

công trình thủy lợi ở một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số doanh nghiệp

Tính đến 31/12/2016, toàn quốc có 98 công ty thủy nông (công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi) với khoảng 20.000 cán bộ viên chức phục vụ cho 49 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Còn lại 14 tỉnh gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp được tổ chức thành các đơn vị sự nghiệp công lập (trung tâm) hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước.

Việc tổ chức các công ty thủy nông thường chủ yếu mỗi địa phương 1 DN, một số tỉnh do diện tích rộng, địa hình phức tạp vẫn giữ nguyên hình thức các DN trước đây tổ chức theo huyện. Vì vậy, một số tỉnh có từ 3 đến 5 DN hoạt động trong lĩnh vực này. Trung ương có 3 DN là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng Phước Hòa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) làm chủ sở hữu. Các DN này đều là các công ty TNHH MTV nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Nguồn kinh phí hoạt động của các công ty thủy nông chủ yếu là từ NSNN cấp bù khoảng 5.400 tỷ đồng (các đơn vị khác khoảng 1.036 tỷ đồng). Một số DN có nguồn thu từ các hộ gia đình, hộ cá nhân có diện tích vượt hạn điền khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, một số DN có nguồn thu khai thác tổng hợp như cung cấp nước thô cho các nhà

máy nước, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, xây lắp, tư vấn… khoảng 600 tỷ đồng.

Một số công ty có tỷ trọng doanh thu khai thác tổng hợp lớn hơn doanh thu hoạt động công ích như: Công ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) TP. Hồ Chí Minh; Công ty KTCTTL Lạng Sơn; Công ty KTCTTL Bắc Đuống (Bắc Ninh); Công ty KTCTTL Xuân Thủy (Nam Định)…; còn lại phần lớn các công ty có nguồn thu khai thác tổng hợp chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, các công ty thủy nông đều có lợi nhuận rất thấp vì kinh phí cấp bù do miễn thu thủy lợi phí mục tiêu là để cho công trình; còn lại lợi nhuận chủ yếu là kết quả kinh doanh của khai thác tổng hợp. Một số DN sử dụng kết quả kinh doanh khai thác tổng hợp để bù đắp cho chi phí hoạt động công ích. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều DN vẫn bị lỗ, nguyên nhân là do khoản kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí còn thấp chưa đủ bù đắp chi phí hoạt động công ích của các công ty thủy nông. Ngân sách các địa phương không thực hiện các cơ chế trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính cho các DN.

Mặc dù đã thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, nhưng số lao động của các công ty thủy nông vẫn không giảm so với khi chưa thực hiện chính sách mà thậm chí còn tăng lên. Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN đã phải chi ra một khoản kinh phí khá lớn để giải quyết số lao động dôi dư khi thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, sau đó lại thực hiện tuyển dụng mới.

Tài sản của các công ty thủy nông là lớn và rất phức tạp, việc đánh giá lại giá trị các tài sản của các công trình thủy lợi lâu nay không được thực hiện, một số tài sản như kênh mương hồ đập, công trình xây đúc và bằng đất, máy bơm 8.000m3/h không phải trích khấu hao mà chỉ phản ánh giá trị hao mòn. Nguồn vốn hoạt động của các công ty thủy nông đều là do nhà nước đầu tư.

Với bức tranh chung như trên, việc sắp xếp lại các công ty này ra sao, mô hình quản lý, hoạt động sau sắp xếp thế nào là bài toán không đơn giản đặt ra với cơ quan quản lý.

- Kinh nghiệm tại công ty KTCTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình

Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy lợi cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Mô hình này có sự phân công trách nhiệm rõ ràng từ các cơ quan quản lý công trình thủy lợi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới ở địa phương, hệ thống quản lý phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi ró ràng. Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình Và Nam Thái Bình đã ban giao 285 trạm bơm điện, 742km sông dẫn nước, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5781 km kênh mương cấp 1,2 sau trạm bơm cho HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn 7 huyện và thành phố. Kết quả cho thấy các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác công trình. Cụ thể năm 2008 mặc dù tăng diện tích tưới phục vụ nhưng lượng điện tiêu thụ giảm 809.032 kwh so với năm 2006 (khi chưa phân cấp) riêng vụ xuân năm 2009 giảm được 3.817.235 kwh so với vụ xuân năm 2006. Nhờ phân cấp quản lý nên ý thức trách nhiệm của người dùng nước trong việc giám sát bảo vệ công trình được nâng cao rõ rệt, tình trạng vi phạm địa giới công trình không còn nữa.

- Kinh nghiệm tại công ty KTCTTL Tây Ninh

Năm 2007 cơ chế quản lý của Công ty từ quản lý tập trung chuyển sang giao các Xí nghiệp, trạm thủy nông là đơn vị hạch toán có nhiệm vụ quản lý bảo vệ hệ thống kênh mương trong địa bàn. Công ty phân cấp quản lý khoản thu chi từ nguồn thủy lợi phí cho các xí nghiệp trực thuộc ngoài ra còn áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và bảo vệ công trình và định mức sử dụng điện các trạm bơm, định mức lao động/ ha tưới tiêu. Khi áp dụng cơ chế này các xí nghiệp chủ động hơn về sửa chữa, bảo dưỡng, mức lương CBCNV tăng cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, cơ chế khoán cho từng lao động, phân phối lao động theo kết quả lao động của Xí nghiệp thực hiện, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

1.2.1.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính doianh nghiệp nói chung, quản lý tài chính tại công ty KTCTTL nói riêng ở một số địa phương trong nước, Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước nhằm quản lý, sử dụng Vốn nhà nước có hiệu

quả, đúng mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn là một thách thức và biện pháp vẫn là đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý, phương thức quản lý, tích cực kiểm tra, giám sát quản lý tài chính. Và một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho công ty:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược lâu dài, đẩy mạnh công tác phân cấp các công trình thuộc phạm vi quản lý của địa phương là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Lãnh

đạo công ty nắm bắt kịp thời các cơ chế quản lý, khung pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, Sở NN &PTNT, xây dựng đề án phát triển lâu dài của doanh nghiệp nâng cao ý thức, trách nhiệm của địa phương, của người dân trong công tác bảo vệ, quản lý và khai thác công trình nhằm giảm chi phí quản lý, chi phí vân hành, nâng cao chất lượng hiệu quả vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

Thứ hai, cần phải hoàn thiện phương thức quản lý doanh nghiệp nhằm sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả: Nguồn thu chủ yếu của công ty từ kinh phí cấp bù thủy

lợi phí của Nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả của nguồn kinh phí hoạt động, đảm bảo hiệu quả tài sản và vốn của Nhà nước, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện phương thức quản lý doanh nghiệp nói chung, phương thức quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng, đẩy mạnh phương thức khoán quản lý, khoán thu, khoán chi, đi kèm đó là chế tài thưởng, phạt để nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, cần tăng cường hoàn thiện công tác hoạch địch và phân bổ tài chính của công ty: Doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả

thi dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu, phân công công việc đến từng bộ phận, tiến hành thường xuyên công tác triển khai phương thực hiện mục tiêu.

Thứ tư, tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh: Thực hành tiết kiệm chống

lãng phí. Công ty cần rà soát sửa đổi bổ xung các định mức kinh tế - kỹ thuật như: định mức lao động, định mức vật tư, định mức chi phí khác cho phù hợp với tình hình

thực tế, tận dụng triệt để vật tư tồn kho còn sử dụng được, tránh mua sắm không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)