Công tác quản lý tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 66 - 70)

2.2.4.1 Tài sản cố định

Trong những năm qua Công ty vẫn luôn tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tài sảnđịnh kỳ hàng năm. Tài sản cố định được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh từ việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.

Hiện tại một số tài sản của Công ty nằm trong danh mục tài sản cố định cũng không phải trích khấu hao theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính là: Miễn trích khấu hao đối với công trình xây đúc (Gồm cống, kênh,

xi phông và công trình đất, Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình) mà chỉ phản ánh giá trị hao mòn.

Qua bảng số liệu (bảng 2.8) cho thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty có nhiều biến động qua các năm như sau:

-Tiền qua các năm giảm rõ rệt năm 2016 là 15 tỷ nhưng đến năm 2018 còn 1,8 tỷ đồng.

- Các khoản phải thu ngắn hạn: nhìn chung các năm khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tài sản và có sự biến động tăng giảm qua các năm cho thấy lượng vốn của Công ty không bị chiếm dụng nhiều, Đây là một yếu tố thuận lợi trong kinh doanh bởi vì khoản vốn này không sinh lời.

Trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản của công ty đã đạt được một số kết quả quan trọng, như sau:

Thứ nhất, hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công dần được kiện toàn, tạo

cơ sở để đổi mới công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị. Đối với công ty, việc quản lý sử dụng tài sản được quy định theo hướng chặt trẽ, bảo đảm công năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định mức. Tài sản đước nhà nước đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đơn vị được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; ngoài các quyền, nghĩa vụ như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp được phép sử dụng tài sản được giao vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Đơn vị thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định để hình thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại tài sản, thay vì ngân sách như nước (NSNN) phải cấp lại.

Bảng 2.6 Tình hình đầu tư tài sản dài hạn của Công ty

Đơn vị:Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 2017/2016(%) Năm 2018 2018/2017(%)

I

Tài sản cố định hữu hình 238.587.005.522 319.346.300.587 25 336.366.796.373 5

Nguyên giá 302.934.564.104 385.700.819.983 404.179.014.364

Giá trị hao mòn lũy kế (64.347.558.582) (66.354.519.396) (67.812.217.991)

II Tài sản dở dang dài hạn 1.438.537.800 157.038.800 2.918.948.300

Chi phí XD cơ bản dở dang 1.438.537.800 157.038.800 2.918.948.300

III Tài sản dài hạn khác 2.144.046.540 1.998.811.288 7 1.076.929.906 46

Chi phí trả trước dài hạn 2.144.046.540 1.998.811.288 1.076.929.906

Tổng tài sản dài hạn 242.169.589.862 321.502.150.675 25 340.362.674.579 6

(Nguồn: hòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên)

Bảng 2.7 Tình hình đầu tư tài sản ngắn hạn của Công ty

Đơn vị:Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 2017/2016(%) Năm 2018 2018/2017(%)

I Tiền 15.532.208.996 7.431.593.194 52 1.842.995.463 75

II Các khoản phải thu ngắn hạn 64.651.374 149.454.500 0

1 Trả trước cho người bán 64.651.374 55.000.000 0 2 Các khoản thu khác 0 94.454.500 0

II Hàng tồn kho 1.069.493.330 1.168.353.767 - 9 4.155.412.247 256

Tổng tài sản ngắn hạn 16.666.353.700 8.749.401.461 48 6.178.265.435 29

Thứ hai, Công ty đã thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản công, đặc

biệt là nhà, đất, xe ô tô phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và quy hoạch được duyệt, số tài sản dôi dư sau sắp xếp hoặc không còn phù hợp, không còn nhu cầu sử dụng được điều chuyển cho các đơn vị khác cùng công ty sử dụng hay bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng để tạo nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc,…

Thứ ba, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại công ty đã đi dần vào nề nếp. Công

ty đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản, trong đó phân định cụ thể quyền hạn,trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản.

2.2.4.2 Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài sản còn một số tồn tại, bất cập cụ thể như:

Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản đang được áp

dụng tại đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới về đổi mới hoạt động của đơn vị khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Hai là, phương thức trang bị tài sản cho doanh nghiệp chủ yếu bằng hiện vật, việc sử

dụng công cụ thị trường còn ít. Trụ sở làm việc tại cụm còn phải đi thuê vì chưa có kinh phí mua sắm.

Ba là, chưa khai thác tối đa hết nguồn lực hiện có. Quỹ nhà, đất do cơ quan quản lý, sử

dụng có số lượng và giá trị rất lớn. Các cơ sở nhà, đất thường ở các vị trí có giá trị thương mại cao nhưng việc sử dụng còn phân tán, có nơi lãng phí, hiệu suất thấp và chưa được khai thác hiệu quả.

Bốn là, việc xử lý tài sản công còn có tính chất nhỏ lẻ, manh mún do nhiều chủ thể

cùng thực hiện.Điều này vừa giảm tính chuyên nghiệp, vừa tốn kém nhân lực, thời gia, chi phí nhưng hiệu quả đem lại không cao, khó kiểm soát. Chưa có quy định rằng buộc

cho việc thanh lý tài sản, cũng như việc kiểm soát của cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)