Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chín hở doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 38 - 41)

1.1.8.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

a. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh

thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.

Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật thì trình độ của người lao động được nâng cao, khả năng nhận thức cũng được cải thiện. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thỏa mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

Các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, con người, các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Những yếu tố như máy móc thiết bị cơ sở vật chất còn có thể mua được, học hỏi được nhưng con người thì không thể.Vì vậy quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Vì vậy một tổ chức, doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, có năng lực thì vấn đề quản lý tài chính sẽ được nâng cao rõ rệt.

b. Trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn

Việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp.Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp,…

1.1.8.2 Nhóm các nhân tố khách quan

Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. a. Yếu tố chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định chính

trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu …

Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

b. Yếu tố kinh tế

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng , các yếu tố kinh tế bao gồm :

+ Hoạt động ngoại thương : Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh ,khả năng sử dụng ưu thê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn .

+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ , tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư …

+Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp . + Tôc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. c. Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Với tiến bộ khoa học bùng nổ như hiện nay thì việc vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng đầu tư, thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị hiện đại

nhằm giảm tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó sẽ giảm chi phí sản xuất, tăng được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Như vậy tiến bộ khoa học có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp, doanh nghiệp biết ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh đồng thời quản lý tốt các nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh.

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi ý yên, nam định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)