DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tổ chức thẻ American Express
Mỹ là nơi sinh ra thẻ tín dụng đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Khu vực này duờng nhu đã bão hồ về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân chia thị truờng rất khốc liệt. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức thẻ của Mỹ sẽ có ý nghĩa rất lớn với một thị truờng. Ngay từ khi chiếc thẻ Amex ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, Tổ chức American Express đã xác định cho mình thị truờng chủ yếu đó là giới bình dân. Để cạnh tranh, tổ chức này đã khơng ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị truờng. Năm 1987, American Express cho ra đời loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng tuần hồn cho khách hàng có tên là Optima Card để cạnh tranh với Visa và Master Card, đồng thời không ngừng mở rộng thị truờng bằng nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại.
Tháng 11 năm 1998, khi American Express tung ra thị truờng Ân Độ các sản phẩm thẻ tín dụng của mình, họ đã gặp rất nhiều khó khăn nhu: thu nhập có thể dùng để chi tiêu của dân nuớc này khơng cao, trong đó chỉ có 30 triệu nguời có thể sử dụng thẻ tín dụng. Ngồi ra nguời Ân Độ thích sử dụng tiền mặt và hầu hết nguời sử dụng thẻ tín dụng đều thanh toán các hoá đơn thanh toán của họ truớc khi chúng bắt đầu phát sinh các khoản lãi phải trả ngân
hàng. Đứng trước thách thức này, American Express đã quyết tâm tập trung vào những người đang sử dụng thẻ tín dụng bằng cách cung cấp cho họ những khoản tín dụng rẻ hơn. Hay khi mới xâm nhập vào thị trường Canada, American Express nhận thấy khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên họ chỉ chấp nhận thẻ của hiệp hội Visa và Master đã hoạt động lâu đời ở đây. Đánh giá được thuận lợi của đối thủ, American Express đã tạm thời hướng vào mục tiêu chính là người du lịch Canada và ngành hàng không nước này. Với một số những giải pháp đã thực hiện, American Express hiện nay đã thực sự trở thành một tổ chức thẻ lớn trên thế giới.
1.3.1.2. Kinh nghiệm từ thị trường thẻ tín dụng Mỹ
Trong lịch sử phát triển của thị trường thẻ tín dụng Mỹ, bên cạnh những bước tiến vượt trội về cơng nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới, khách hàng tăng, tạo ra doanh thu cho ngân hàng,... cịn có những bài học mà những quốc gia muốn phát triển thị trường này có thể lấy đó làm kinh nghiệm, hai khoảng thời gian có thể xem xét là: 1) Khi mới bắt đầu phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ (từ năm 1958) và 2) Cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng năm 2007 - 2008.
Từ năm 1966, vào thời kì bắt đầu phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ, một số ngân hàng Chicago gần như được phát hành và gửi đến hàng loạt các khách hàng của ngân hàng một cách tự động, thậm chí đến cả những người có rủi ro tín dụng cao. 5 triệu thẻ tín dụng đã được các ngân hàng Mỹ “phát” đi cho người dân, “cho” họ một công cụ thanh tốn vơ cùng tiện dụng mỗi khi chưa có đủ tiền để mua hàng, để “sống trong điều kiện tốt hơn”. Chính vì khoản lợi trước mắt q lớn đó, phần lớn người dân Mỹ đã quên mất nghĩa vụ phải trả nợ của nọ trong vịng 25 ngày tới, nếu khơng ngân hàng sẽ tính lãi đến 18%. Việc khơng có một chuẩn rõ ràng đối với các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến hậu quả: rất nhiều người khơng có khả năng chi trả, và
khi nhận ra điều này thì họ đã nợ ngân hàng một số tiền - dù lớn hay nhỏ.
Nhận thức về trách nhiệm của các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng vào thời kỳ này vẫn cịn yếu, do đó nảy sinh bất cập gây nguy hiểm cho khách hàng. Nhiều nguời bị mất thẻ tín dụng và bị nguời khác sử dụng thẻ của mình nhung khơng biết, đến cuối kỳ bị gửi một bản sao kê với số tiền phải trả cho ngân hàng cao ngất, mới đến ngân hàng yêu cầu xử lý. Lúc này các ngân hàng khơng thể giải quyết vì khi phát hành thẻ đã quy định rõ: trong truờng hợp bị mất thẻ thì nguời sở hữu phải thông báo cho ngân hàng, các giao dịch phát sinh trong vòng 24 giờ kể từ khi mất thẻ đó, khách hàng sẽ khơng phải thanh tốn. Cuối cùng, chỉ có khách hàng là nguời chịu thiệt khi phải chịu trả số tiền đó.
Việc phát hành thẻ hàng loạt, không theo một chuẩn nào đuơng nhiên dẫn tới nhiều hậu quả, tội phạm thẻ tín dụng xuất hiện, nguời dân mất khả năng thanh toán, vỡ nợ gây ra khủng hoảng thẻ tín dụng. Điều này đã khiến việc phát hành thẻ hàng loạt đã đuợc liệt vào danh sách những việc phi pháp và bị cấm trong thị truờng Mỹ
Năm 2007 - 2008, lại một lần nữa nguời dân Mỹ phải đối mặt với khủng hoảng thẻ tín dụng. Kéo theo sau cuộc khủng hoảng nợ duới chuẩn, khủng hoảng vay thế chấp, cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng bắt đầu khi có đến 21 tỷ USD nợ xấu thẻ tín dụng vào nửa đầu năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tăng do có nhiều cơng ty buộc phải cắt giảm nhân sự, khiến cho nhiều nguời mất khả năng chi trả.
Những ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn nhu American Express, Bank of America, Citigroup bắt đầu siết chặt chuẩn đối với những khách hàng mới muốn đăng ký phát hành thẻ. Nhiều ngân hàng thậm chí cịn đóng tài khoản đối với những thẻ không sử dụng, và cắt giảm hạn mức đối với những thẻ mà nguời sở hữu nó sống ở những vùng chịu ảnh huởng của cuộc khủng hoảng nhà đất, hoặc nguời làm trong những ngành đang gặp khó khăn. Trong
(triệu thẻ) (triệu thẻ)
2010 327 0,89
tình hình đó, người dân Mỹ đã bắt đầu bớt lệ thuộc vào thẻ tín dụng, và bớt đi suy nghĩ - thói quen “Mua hàng trước, trả tiền sau”. Dưới đây là một số số liệu thống kê từ bài nghiên cứu “Credit card spending declines” vào tháng 03/2009 của tác giả Javelin:
- Năm 2007, 97% người tiêu dùng Mỹ cho biết họ có sử dụng thẻ tín dụng trong năm qua. Đến năm 2008, tỉ lệ này giảm xuống còn 72%.
- Tháng 09/2007, 87% người tiêu dùng Mỹ cho biết họ có sử dụng thẻ tín dụng trong tháng qua. Năm 2008, tỉ lệ này còn 64%, giảm 23% so với cùng kỳ.
- Trong tháng 9/2008, 80% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên cho biết họ đã sử dụng thẻ tín dụng. Tỉ lệ này giảm dần qua các nhóm tuổi, khi chỉ 63% người từ 25 đến 34 tuổi và 51% người từ 18 đến 24 tuổi có sử dụng thẻ tín dụng.
Điều này cho thấy, thị trường thẻ tín dụng rất dễ xảy ra khủng hoảng nếu phát hành hàng loạt cho khách hàng mà không theo một tiêu chuẩn phù hợp, hay phát hành mà khơng nhìn trước tình hình kinh tế, xã hội. Người dân đặc biệt rất dễ mất cảnh giác với các khoản nợ bởi những lợi ích trước mắt mà các ngân hàng thường hay “quảng cáo”. Cần phải cho họ một cái nhìn rõ ràng hơn về thẻ tín dụng, hiểu được sử dụng thẻ tín dụng là một hình thức đi vay, về các quyền và nghĩa vụ của mình.
1.3.2. Triển vọng phát triển cơng nghệ thẻ tín dụng ở Việt Nam
Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, từ năm 1993, khi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lần đầu tiên đưa công nghệ thẻ vào Việt Nam với mục đích thay thế các cơng cụ thanh tốn truyền thống, thì hàng loạt thẻ thanh tốn đã xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam cịn hết sức sơ
khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ và các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hố dịch vụ ở nước ngồi. Đến nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đã có những bước phát triển khá ấn tượng.
2013 6621 213
2014 80,07 282
2015 91,09 328
triển mạnh mẽ. Năm 2008, tại Việt Nam có 25 tổ chức phát hành thẻ với tổng số thẻ là 15,03 triệu thẻ, trong đó có 0,74 triệu thẻ tín dụng. Đến tháng 12/2016, tồn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, số lượng thẻ tín dụng đạt 4,23 triệu thẻ (trong tổng số 104,09 triệu thẻ), tăng 30% so với cuối năm 2015. Tuy đã có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam cịn khá non trẻ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số thẻ thanh toán phát hành tại Việt Nam. Số lượng thẻ tín dụng phát hành cịn q khiêm tốn so với quy mô dân số hơn 90 triệu dân tại Việt Nam.
Nếu chỉ dựa thuần tuý vào con số thống kê về số lượng thẻ phát hành thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng công nghệ thẻ thanh
toán ở Việt Nam. Nhưng nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau đang tiến hành hiện đại hoá ngân hàng, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hoá và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được cơng nghệ hố cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh tốn như ATM, thẻ tín dụng, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking...
Đây là những yêu cầu mới đang đặt ra mà các ngân hàng thương mại - một thành phần trong ba thành phần cấu thành thị trường thẻ, sớm phải thực hiện trong quá trình hội nhập, luôn phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ có ứng dụng cơng nghệ cao này. Đối với hai thành phần cịn lại, người sử dụng thẻ- người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ hay người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại; tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng, trong đó đã đưa ra khái niệm thẻ tín dụng, phân loại thẻ, lịch sử phát triển thẻ tín dụng và vai trò của dịch vụ thẻ tín dụng ngân hàng. Luận văn cũng cũng đề cập đến khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam.
Ngoài ra, chương 1 khái quát những kinh nghiệm phát triển thị trường thẻ của các nước trên thế giới và cho thấy triển vọng phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.
Như vậy, sau khi kết thúc chương 1, luận văn đã trình bày khái niệm cơ bản về thẻ tín dụng và dịch vụ thẻ tín dụng để sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng VPBank có một hướng đi bền vững - phát triển.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VPBANK 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Cơng ty trực thuộc đó là Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Cơng ty Chứng Khốn.
Sau 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 17.387 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 10.765 tỷ đồng.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch
giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mơ hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lịng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.
Song hành cùng mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank cũng triển khai các giải pháp củng cố hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng mơi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi