Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0452 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng VPbank luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 99)

3.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Trong điều kiện hiện nay, thẻ đang dần trở thành một phuơng tiện thanh toán thông dụng, môi truờng pháp lý cho thẻ cần phải nhanh chóng đuợc hoàn

thiện. Hiện tại thẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế nhung vẫn cần có một văn bản pháp quy cụ thể về việc

kinh doanh thẻ. Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền

thanh toán nhung lại chua quy định rõ về hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ

do các ngân hàng trong nuớc phát hành. Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay vẫn còn thiếu một quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế

nhằm tăng cuờng quản lý việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ. Thêm vào đó, vấn đề tín dụng thẻ, một hình thức tín dụng mới cần phải có quy định riêng nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao quyền hạn của mình trong việc thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng. Cần chú trọng hơn đến sự khác biệt giữa các điều kiện đảm bảo tín dụng thông thuờng với đảm bảo tín dụng thẻ. Ngoài ra cũng cần chú ý các vấn đề liên

quan đến dự phòng và quản lý rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.

3.3.2.2. Tăng cường tính liên kết trong lĩnh vực thanh toán thẻ

Ngân hàng Nhà nuớc cần tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng

Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã đuợc Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt;

xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân

hàng bán lẻ nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ,

thanh toán điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cu.

Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nuớc cần chỉ đạo để đẩy nhanh quá trình hợp nhất này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng.

Ngân hàng Nhà nuớc cần tiếp tục triển khai và hoàn thành kết nối liên thông hệ thống POS trên toàn quốc; nâng cao chất luợng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ, POS trên toàn quốc, tập trung nâng cao chất luợng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống.

3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

xếp hạng tín dụng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng. Bản chất của thẻ tín dụng là một hình thức cấp tín dụng tiêu dùng của ngân hàng cho khách hàng, do đó việc đánh giá đúng về khách hàng và đưa ra quyết định phù hợp khi cấp hạn mức thẻ phụ thuộc rất lớn vào việc xếp hạng tín dụng khách hàng. Xếp hạng tín dụng đã được phát triển từ lâu tại các nước phát triển, tuy nhiên ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, khái niệm hệ thống xếp hạng tín dụng còn khá mới mẻ và đang ở bước đầu xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay, hoạt động này mới được thực hiện qua một số công ty như: Công ty CP xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV), Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (C&R), Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)... và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của bản thân một số tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hiện tại các tổ chức xếp hạng tín dụng tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn khởi đầu phát triển và mới chỉ tập trung vào đánh giá xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chưa có đánh giá xếp hạng toàn diện các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như đối tượng khách hàng cá nhân.

Do đó, trong thời gian tới NHNN cần có định hướng cụ thể cho hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng này, có những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, đối với các Ngân hàng thương mại, NHNN cần yêu cầu nhanh chóng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng. NHNN cũng cần nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Mặc dù có nhiều lợi thế: là tổ chức của NHNN, thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng thương mại và doanh

nghiệp có thu phí, tuy nhiên thông tin của CIC cung cấp thiếu cập nhật và mức độ chuẩn xác chua cao và chủ yếu là thông tin tài chính. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi phải có một cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng cùng các chế tài xử phạt cả về mặt tài chính và hành chính để đảm bảo các tổ chức có liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

3.3.2.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nuớc cần phối hợp với Hội thẻ ngân hàng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các phuơng tiện thông tin đại chúng để triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ nói chung và thanh toán thẻ qua POS nói riêng cho nguời sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ nhằm tăng cuờng hiểu biết của nguời dân về các sản phẩm, dịch vụ từ đó tăng khả năng tiếp cận của nguời dân đối với các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

3.3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về công nghệ - kỹ thuật

Ngân hàng nhà nuớc cần đứng ra tổ chức các chuơng trình hợp tác, chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực thanh toán nói chung cũng nhu thanh toán thẻ tín dụng nói riêng với các ngân hàng trung uơng, các tổ chức tài chính nhu Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng thanh toán quốc tế... Ngân hàng nhà nuớc cũng có thể đứng ra tổ chức các chuyến đi khảo sát, học hỏi kinh nghiệm phát triển thị truờng thẻ tín dụng tại các quốc gia có thị truờng thẻ thanh toán phát triển, từ đó áp dụng những công nghệ phù hợp vào thị truờng Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển thẻ tín dụng trong đó bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô.

Đối với nhóm giải pháp vĩ mô, đó là những kiến nghị với các cơ quan hữu quan, luận văn đã đề xuất giải các giải pháp cơ bản, qua đó cho thấy vai trò của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hết sức quan trọng trong việc phát triển thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thẻ thanh toán của ngân hàng VPBank nói riêng.

Đối với nhóm giải pháp vi mô, đó là những giải pháp cụ thể thực hiện tại VPBank, luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong đó đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của ngân hàng trong việc phát triển công nghệ thẻ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thẻ, hoàn thiện quy trình, đào tạo nhân lực, .. .nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thẻ thanh toán của người dân, phát huy tối đa những tiện ích của thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng thẻ. Vì vậy, các giải pháp nêu trên là những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy có hiêu quả nếu các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, có những cơ hội và cũng không ít thách thức, khó khăn đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đầu tu vào thị trường thẻ đã trở thành một xu thế tất yếu để các ngân hàng gia tăng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính tiền tệ nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Những ưu điểm mà dịch vụ thẻ mang lại không chỉ được khẳng định qua tính tiện ích mang lại cho chính chủ thẻ mà còn qua khả năng thu hút lượng vốn nhàn rỗi lớn từ dân cư. Những ngân hàng triển khai thành công dịch vụ thẻ chắc chắn sẽ có được một vị thế cao trong hoạt động kinh doanh của mình ở hiện tại và cả tương lai.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong những năm qua cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh thẻ như số lượng thẻ phát hành tăng trưởng đều đặn và doanh số thanh toán thẻ đều có xu hướng tăng qua các năm. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết, ngân hàng hứa hẹn sẽ mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ tốt hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng của dịch vụ thẻ tín dụng.

Tuy nhiên những khó khăn thách thức luôn còn ở phía trước, ngân hàng cần phải có những kế hoạch cụ thể trước mắt và lâu dài để có thể khắc phục, giải quyết những khó khăn đó. Đồng thời tranh thủ tận dụng những cơ hội tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, góp phần thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển

Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để làm sang tỏ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về thẻ tín dụng, chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương

mại. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của dịch vụ này đối với nền kinh tế, đối

Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, luận văn đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ của VPBank, đồng thời phân tích cụ thể những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẻ.

Thứ ba, dựa vào định hướng phát triển hoạt động của VPBank trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp cho ngân hàng và một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại trong tương lai.

Với những nội dung được nghiên cứu trong luận văn, hy vọng rằng những giải pháp đề ra của luận văn sẽ góp phần giúp cho ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong và ngoài nước, thực hiện được mục tiêu phát triển thẻ thanh toán an toàn- hiệu quả- bền vững trong thời gian tới nhằm góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu, do những hạn chế nhất định về mặt kiến thức, kỹ năng cũng như giới hạn về mặt thời gian nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Rất mong các thầy, cô nhận xét, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

2. Ngân hàng nhà nước (2007), Quyết định sổ: 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 05 năm 2007 ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hô trợ hoạt động thẻ ngân hàng

3. Tiến sỹ Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Thủy (2016), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, tạp chí Tài chính kỳ II tháng 11/2016, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Báo cáo thường niên của VPBank 2014, 2015, 2016 7. Báo cáo thường niên của VCBank 2016

8. Bùi Quang Tiên (2013), Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2013-2014, Tạp chí Tài chính điện tử, Hà Nội

Các Website

9. Khái niệm thẻ tín dụng

https://www.ecb.europa.eu/home/glossary/html/glossc.en.html 10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/

11. Hội thẻ ngân hàng Việt Nam: http://vnba.org.vn/

12. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: http:// www.vpbank.com.vn/ 13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

https://www.vietcombank.com.vn

1 2 3

Tác phong làm việc Thái độ phục vụ

Giải quyêt các vướng măc, khiêu nại của khách hàng Hướng dẫn về sử dụng thẻ tín dụng Hướng dẫn về sử dụng thẻ tín dụng rõ ràng 1 2 3 Lãi suất Phí phát hành và phí thường niên Các mức khác (Phí chậm trả, phí ứng tiền mặt)

Tặng thưởng (các chương trình khuyên mại) và ưu đãi đi kèm Dịch vụ khách hàng Bảo mật Giới tính: Q Nam Nghề nghiệp :... Nữ Tuổi:... Công ty: :...

1. Hiện tại, anh/chị có đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VPBank không?

□ Có □ Không

Nếu Anh/Chị “Chưa sử dụng”, vui lòng chuyển sang câu 2, 9, 10 2. Thu nhập của anh/chị hiện tại:

Dưới 3 triệu

□ Từ 3- 4 triệu

□ Từ 4-15 triệu

□ Trên 15 triệu

3. Anh/Chị biết đến dịch vụ thẻ tín dụng của VPBank qua nguồn thông tin nào?

□ Người thân, bạn bè, đồng nghiệp

□ Tờ bướm/tờ rơi ở Ngân hàng

□ Phương tiện truyền thông (báo chí, ti vi)

□ Chương trình tài trợ, khuyến mãi

Trang web VPBank Nhân viên tư vấn Internet

Khác:... 4. Mục đích sử dụng thẻ của anh/chị là:

□ Rút tiền mặt

□ Chi tiêu thanh toán trực tuyen

□ Mua sắm tại các siêu thị, nhà hàng...

□ Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, internet.

□ Sử dụng khi đi Du lịch

□Lý do Anh/Chị sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng VPBank

□ Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng

□ Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục

□ Ngân hàng có uy tín

□ Có nhiều cơ sở chấp nhận thẻ

□ Máy ATM phân bổ nhiều nơi

□Đánh giá của bạn về chất lượng của nhân viên tại phòng giao dịch

VPBank. Mức độ hài lòng được đánh số theo thứ tự tăng dần: 1 là không hài

lòng; 2 là bình thường; 3 là hài lòng

7. Xin anh/chị hãy đánh giá mức độ quan trọng khi sử dụng các tiêu chí sau khi lựa chọn thẻ tín dụng của ngân hàng theo mức độ 1: Không quan trọng, 2: bình thường, 3: quan trọng

thoại)

Thủ tục phát hành thẻ tín dụng

8. Lý do Anh/Chị không sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VPBank? Chưa có thông tin

Có thói quen sử dụng tiền mặt Lo ngại thủ tục rườm rà

Cảm thấy không an tâm, an toàn

□ Quen sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác, chưa có sự khác biệt

□ Chưa có nhu cầu, chưa cần thiết sử dụng

□ Không đủ tiêu chí mở thẻ. Lý do:...

□ Khác

9. Anh/Chị có dự định sử dụng hoặc giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng VPBank không?

□ Có □ Không

Một phần của tài liệu 0452 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng VPbank luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w