3.2. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠ
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh doanh thẻ
3.2.1.1. Phát triển hệ thống kênh bán
Với số lượng phịng giao dịch như hiện nay thì mới chỉ có những người dân sống trên địa bàn thành phố lớn mới có thể tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng các dịch vụ của ngân hàng. Người dân ở các thành phố khác thường thấy bất tiện khi sử dụng thẻ của VPBank. Vì vậy ngân hàng cần đầu tư mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ở các thành phố khác... tạo điều kiện cho những người dân ở đây có thể dễ dàng giao dịch với ngân hàng.
Ngồi kênh bán thẻ tín dụng truyền thống của các ngân hàng là mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, VPBank cũng cần thiết đẩy mạnh các kênh bán thay thế như:
+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên phát hành thẻ;
+ Kênh khách hàng- khách hàng: triển khai các chương trình thúc đẩy khách hàng giới thiệu khách hàng;
+ Kênh online: đẩy mạnh kênh bán hàng online, mở rộng ra các mạng xã hội để thu hút khách hàng trẻ;
+ Kênh telesale: Thường xuyên gọi điện chăm sóc khách hàng khi có chương trình khuyến mại,..;
chia sẻ phí phù hợp giữa khối khách hàng doanh nghiệp và khối Bán lẻ;
3.2.1.2. Mở rộng đối tượng sử dụng thẻ tín dụng
Để mở rộng quy mơ, Ngân hàng cần tăng cường phát triển thẻ tín dụng dưới
hình thức tín chấp. VPBank cần đưa ra một khung hạn mức trong đó quy định rõ
từng đối tượng, từng nhóm khách hàng tương ứng với từng mức tín dụng cho phù
hợp. Có được khung hạn mức này, các cán bộ sẽ dễ dàng tiếp cận được khách hàng và đề xuất các hạn mức tín dụng được nhanh chóng, thuận lợi.
Hiện nay, Ngân hàng VPBank cũng có khung hạn mức cho sản phẩm thẻ, nhưng khung này cịn thiếu tính thực tế mà cũng chỉ bao gồm một số ít nhóm khách hàng với hạn mức tín dụng rất thấp chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp và khối cơng ty quốc doanh. Ngân hàng cần xem xét để nâng cao hạn mức cấp tín dụng cho những nhóm khách hàng này nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng lớn.
Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tình hình thực tiễn của Việt Nam, ngân hàng nên xây dựng một khung hạn mức tín dụng mở rộng đối tượng tín chấp tại các cơng ty liên doanh, các văn phịng đại diện, cơng ty cổ phần.. .có thu nhập ổn định để mở rộng đối tượng sử dụng thẻ tín dụng, tăng doanh thu sử dụng thẻ.
3.2.1.3. Hợp lý hóa chi phí sử dụng thẻ
Nhìn chung về mặt phí dịch vụ đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại VPBank là khá cao. Ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra biểu phí hợp lý hơn nữa để thu hút thêm khách hàng.
- Ngân hàng có thể thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay thẻ tín dụng xuống thấp hơn lãi suất cho vay các hình thức tiêu dùng khác.
- Nghiên cứu giảm các loại phí có thể ví dụ như phí phát hành lại thẻ, phí
thay thế thẻ (do hư hỏng)..
khăn do phải chịu sự ràng buộc của các TCTCQT đồng thời chi phí cho q trình phát triển xây dựng hệ thống phục vụ cho dịch vụ là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, VPBank nên chú trọng sử dụng các công cụ cạnh tranh khác nhu phong cách phục vụ, công nghệ... Trong tuơng lai, khi sản phẩm quốc tế đã có chỗ đứng trên thị truờng Việt Nam, đồng thời đã xây dựng hồn chỉnh hệ thống thì có thể điều chỉnh lại mức phí.
3.2.1.4. Hồn thiện và đơn giản hố quy trình phát hành thẻ
Để tiến tới tăng số luợng thẻ phát hành, truớc hết VPBank cần hoàn thiện và đơn giản hơn nữa quy trình phát hành thẻ. Khách hàng sử dụng thẻ không chỉ đơn thuần làm phuơng tiện thanh tốn mà cịn nhu một phuơng thức tăng khả năng tài chính ngắn hạn. Vì vậy, thẩm định để phát hành thẻ nên xem xét đến tính ổn định của thu nhập, uy tín của khách hàng và coi đó là hình thức bảo đảm (tín chấp) một cách linh hoạt hơn là cứ cứng nhắc với các điều kiện thế chấp, ký quỹ. Để làm tốt hơn điều này, ngân hàng cần phát triển hơn nữa mạng luới tài khoản cá nhân và phối hợp một số công ty, doanh nghiệp để họ trả luơng cho nhân viên vào tài khoản tại ngân hàng rồi căn cứ vào đó có thể xác định tình hình hoạt động tài chính của từng cá nhân để khuyến khích sử dụng thẻ.
Ngồi ra, hiện nay ngân hàng còn gặp vấn đề phiền hà trong phát hành thẻ nhu thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thủ tục luu trữ hồ sơ, các yêu cầu xác nhận của ngân hàng đối với khách hàng. Quá trình này đang rất cần phải sửa đổi, đơn giản hóa để dễ dàng thuận lợi hơn cho khách hàng nhung vẫn đảm bảo tính an tồn, hiệu quả của q trình thẩm định.
3.2.1.5. Tăng cường hệ thống ATM/POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cuờng số luợng máy ATM/POS trên các địa bàn VPBank có mạng luới cũng nhu các thành phố lớn khác, phân bố hợp lý và đồng đều địa điểm đặt máy.
- Để gia tăng số lượng máy POS, ngân hàng nên nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng. Những điểm mua sắm thường xuyên sẽ là mục tiêu trở thành điểm chấp nhận thẻ mà ngân hàng nên liên kết. Đặt nhiều máy POS tại các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và sự tiện ích cho khách hàng khi mua sắm; đặt máy POS tại các nhà hàng, khách sạn, tại các cửa hàng thời trang hay các siêu thị là một trong những chiến lược cần đẩy mạnh trong thời gian tới nếu muốn gia tăng doanh thu sử dụng thẻ tín dụng.
- Ngân hàng cần phát triển mạng lưới ĐVCNT, đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng cường sử dụng thẻ tín dụng, từ đó tăng nhu cầu sở hữu và phát hành thẻ tín dụng mới.
- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới sang các loại hình kinh doanh khác như cửa hàng điện tử, áo quần thời trang, nhà hàng, café cao cấp...Mặc dù, thời gian đầu triển khai hiệu quả của các ĐVCNT này sẽ không cao, về lâu dài, cùng với sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ thì các địa điểm này sẽ đem lại doanh số lớn cho ngân hàng.
- Tăng cường thực hiện các hội nghị khách hàng, các chương trình chăm sóc khách hàng, trao thưởng cho chủ thẻ và các ĐVCNT có doanh số thanh tốn cao. Ngồi ra, chi nhánh nên đặt ra một mức về doanh số giao dịch cho mỗi ĐVCNT, nếu vượt chỉ tiêu đề ra thì sẽ nhận được phần thưởng của ngân hàng chẳng hạn giảm mức phí cho đơn vị đó. Như vậy, cùng với việc phấn đấu đạt doanh số, các ĐVCNT sẽ góp phần vào việc quảng bá dịch vụ thẻ của VPBank được hiệu quả hơn.
- Có chính sách ưu đãi đối với các ĐVCNT, để từ đó các cơ sở này có điều kiện thực hiện chương trình khuyến mãi cho khách thanh tốn bằng thẻ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có những chương trình khuếch trương, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để dân chúng có thể hiểu rõ hơn về các ĐVCNT và chấp nhận việc thanh toán tại các đơn vị này.
3.2.1.6. Phát triển hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm
Dịch vụ thẻ tín dụng vẫn cịn khá mới mẻ so với phần đơng người Việt Nam, nó chỉ được biết đến trong một bộ phận nhỏ dân cư, chủ yếu là các cán bộ, quan chức, người có thu nhập cao hay đi cơng tác nước ngồi. Do vậy, hoạt động cung ứng thẻ địi hỏi nhiều hơn chính sách Marketing, quảng cáo sản phẩm rộng rãi đến tầng lớp dân cư. Cụ thể:
- Ngân hàng cần có một chiến lược Marketing cụ thể cho sản phẩm thẻ của ngân hàng trên địa bàn thành phố lớn. Đặc biệt là những thành phố du lịch. Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngân hàng quảng bá dịch vụ thẻ đến với mọi người, đẩy mạnh hoạt động phát hành và tăng cao doanh số thanh toán của cả thẻ nội địa và đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế.
- VPBank cần có xây dựng chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu toàn diện về ngân hàng với mọi người, thơng qua hình thức như tài trợ cho các gameshow trên truyền hình. Điều này mang lại lợi ích về lâu dài và tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- VPBank cần tăng cuờng hợp tác, liên kết với các ngân hàng khác trong việc
thanh toán, phát hành thẻ, đồng thời hợp tác với các đối tác lớn như công ty viễn
thông, hàng không, công ty du lịch... để giới thiệu sản phẩm thẻ của mình. - Ngân hàng cần thường xuyên tiến hành việc thăm dị thị trường, tìm hiểu tâm lý, thói quen, sở thích cũng như trào lưu hiện nay của từng nhóm khách hàng mục tiêu để cung cấp thêm nhiều dịch vụ thẻ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng này.