Triển vọng phát triển công nghệ thẻ tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0452 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng VPbank luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, từ năm 1993, khi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lần đầu tiên đưa công nghệ thẻ vào Việt Nam với mục đích thay thế các công cụ thanh toán truyền thống, thì hàng loạt thẻ thanh toán đã xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ

khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Đến nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đã có những bước phát triển khá ấn tượng.

2013 6621 213

2014 80,07 282

2015 91,09 328

triển mạnh mẽ. Năm 2008, tại Việt Nam có 25 tổ chức phát hành thẻ với tổng số thẻ là 15,03 triệu thẻ, trong đó có 0,74 triệu thẻ tín dụng. Đến tháng 12/2016, toàn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, số lượng thẻ tín dụng đạt 4,23 triệu thẻ (trong tổng số 104,09 triệu thẻ), tăng 30% so với cuối năm 2015. Tuy đã có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam còn khá non trẻ, chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số thẻ thanh toán phát hành tại Việt Nam. Số lượng thẻ tín dụng phát hành còn quá khiêm tốn so với quy mô dân số hơn 90 triệu dân tại Việt Nam.

Nếu chỉ dựa thuần tuý vào con số thống kê về số lượng thẻ phát hành thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng công nghệ thẻ thanh

toán ở Việt Nam. Nhưng nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau đang tiến hành hiện đại hoá ngân hàng, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hoá và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được công nghệ hoá cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh toán như ATM, thẻ tín dụng, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking...

Đây là những yêu cầu mới đang đặt ra mà các ngân hàng thương mại - một thành phần trong ba thành phần cấu thành thị trường thẻ, sớm phải thực hiện trong quá trình hội nhập, luôn phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao này. Đối với hai thành phần còn lại, người sử dụng thẻ- người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ hay người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại; tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng, trong đó đã đưa ra khái niệm thẻ tín dụng, phân loại thẻ, lịch sử phát triển thẻ tín dụng và vai trò của dịch vụ thẻ tín dụng ngân hàng. Luận văn cũng cũng đề cập đến khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, chương 1 khái quát những kinh nghiệm phát triển thị trường thẻ của các nước trên thế giới và cho thấy triển vọng phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.

Như vậy, sau khi kết thúc chương 1, luận văn đã trình bày khái niệm cơ bản về thẻ tín dụng và dịch vụ thẻ tín dụng để sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng VPBank có một hướng đi bền vững - phát triển.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VPBANK 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.

Sau 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 17.387 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 10.765 tỷ đồng.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch

giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Song hành cùng mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank cũng triển khai các giải pháp củng cố hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh

doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng thương mại tốt nhất việt nam 2016 do Tạp chí International Banker (UK) trao tặng, Thương hiệu quốc gia 2016, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng VPBankSơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VPBank Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VPBank

SO ĐÔ TỚ CHỨC

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank 2014-2016

Năm 2016 là năm cận cuối của lộ trình triển khai chiến lược chuyển đổi 5 năm, VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt nhất từ trước tới nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng. Sự tăng trưởng đó thể hiện chi tiết qua các chỉ số sau:

Thu nhập hoạt động thuần

TONG THU NHÀP HOAT DONG THUAN (tý đông)

Ttiu nhập laí thuãrì

NguBnỉ Bão cáo tãi chinfl KiOp nhðt đa kiỂm toàn

Biểu đồ 2.1: Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2013-2016

2016 tiếp tục là một năm kinh doanh thành công của VPBank với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tổng thu nhập hoạt động thuần trong giai đoạn 2013-2016 đạt 50,3%. Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng và thay đổi trong cấu trúc nguồn vốn và sử dụng vốn, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất năm 2016 đạt 16.864 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015, là mức thu nhập hoạt động thuần cao nhất từ

trước đến nay của VPBank. Đóng góp vào sự tăng trưởng trong thu nhập hoạt động thuần lớn nhất là thu nhập lãi thuần (tăng 4.814 tỷ đồng, tương ứng tăng 47%), chủ yếu đến từ tăng trưởng mạnh quy mô các hoạt động huy động, cho vay và duy trì bảng cân đối tài sản vững mạnh, hiệu quả. VPBank có được tăng trưởng về thu nhập hoạt động thuần cao hơn nhiều so với tăng trưởng về quy mô tài sản (ở mức 18%) là nhờ chiến lược tăng trưởng mạnh ở các phân khúc cốt lõi, sản phẩm mới tiềm năng, tăng cường chất lượng tài sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, bán chéo và nâng cao hiệu quả cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn.

Chi phí hoạt động

CH I PH í HOẠT ĐỘNG (tỹ dông)

Chi phi h-j=iL độnỹ lɪj Tỹ LỄ CIR NguSin: B SCI CdD Ldi chinh họp nhát d-d kii≡m Lusn

Biểu đồ 2.2: Chi phí hoạt động năm 2012-2016

Năm 2016, VPBank tiếp tục tập trung đầu tư vào phát triển nguồn lực cùng với việc phát triển một số mảng kinh doanh mới và các dự án trọng điểm phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối lớn. Nhưng nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động với việc triển khai một

loạt các dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh số hóa, tự động hóa, sử dụng hiệu quả chi phí vận hành nên chi phí hoạt động năm 2016 chỉ tăng 16% so với Chi phí dự phòng rủi ro năm 2015, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng về thu nhập. Do đó, tỷ lệ chi phí hoạt động trong thu nhập hoạt động thuần (CIR) năm 2016 giảm mạnh xuống mức 39% từ mức 47% của năm 2015.

Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ấn tượng, các tỷ suất sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn đều được nâng cao

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế năm 2012-2016

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán

Nhờ tất cả các yếu tố thuận lợi như phân tích trên đây, kết thúc năm tài chính 2016, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt 4.929 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận của riêng Ngân hàng là hơn 3.403 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng 59% so với năm 2015, cao nhất kể từ khi thành lập ngân hàng tới thời điểm hiện tại .

Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và hiệu suất sinh

lời của

vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) năm 2016 đạt tương ứng là 1,86% và 26%, cao

hơn mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh. Ngoài ra, năm 2016, với việc tập trung vào mô hình bán lẻ, VPBank đã xây

dựng và triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống phê duyệt và xử

lý tín dụng, hệ thống thu hồi nợ vững chắc, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro cho tăng

trưởng quy mô lớn các sản phẩm bán lẻ. VPBank cũng là một trong những ngân

hàng đi đầu ở Việt Nam trong việc xây dựng mô hình chấm điểm dựa trên dữ liệu lớn cho khách hàng cá nhân. Nhờ vậy, quy mô cho vay tín chấp năm 2016 tăng trưởng 20.700 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với cuối năm 2015.

Bên cạnh đó, hệ thống thu hồi nợ đã được hoàn thiện và chuyên môn hóa theo khách hàng và tuổi nợ. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở mức dưới 3%.

Các chỉ tiêu phi tài chính

Sự thành công của VPBank trong năm qua không chỉ dừng lại ở các kết quả tài chính, các chỉ số phi tài chính cũng đạt được tăng trưởng mạnh mẽ.

- Cơ sở khách hàng: năm 2016, số lượng khách hàng hoạt động của Ngân

hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ lên gần 3,3 triệu khách hàng, tăng 57% so với

năm 2015. Đây là cơ sở quan trọng phục vụ chiến lược bán lẻ của VPBank. - Phát hành thẻ: số lượng thẻ hoạt động năm 2016 đạt gần 630 nghìn thẻ, tăng mạnh 39% so với cuối năm 2015. Cũng trong năm 2016, gần 100 nghìn thẻ tín dụng được mở mới, tăng 39% so với năm 2015.

- Số lượng nhân viên: sự tăng trưởng mạnh mẽ trong phân khúc bán lẻ được thể hiện thông qua tăng trưởng mạnh số lượng nhân sự, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho kinh doanh. Số lượng nhân viên toàn hệ thống tính đến hết năm 2016 là 17.387 người, tăng 4.460 người so với cuối năm 2015.

Kết quả đạt được trong năm 2016 thể hiện nỗ lực lớn của VPBank trong điều

kiện thị trường tài chính còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mặt khác tạo nền tảng tài chính

định hướng đúng đắn và sáng suốt của Hội đồng Quản trị VPBank, sự phối

hợp và

chỉ đạo linh hoạt của Ban Điều hành cũng như nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank. Đối với khách hàng, đối tác và các cổ đông, những thành quả đạt

được đã chứng tỏ VPBank là một ngân hàng tin cậy và an toàn, khẳng định vị trí

và thương hiệu của mình trên thị trường tài chính Việt Nam.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

2.2.1. Các sản phẩm thẻ tín dụng tại ngân hàng VPBank

Sản phẩm thẻ tín dụng của VPBank là dòng sản phẩm thẻ tín dụng của tổ

Một phần của tài liệu 0452 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng VPbank luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w