Quy trình của nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Mặc dù bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay, nhưng đối với NH, rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các NH bỏ ra trả thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn. Vì vậy, trình tự và thủ tục trong một nghiệp vụ bảo lãnh cũng có nhiều điểm tương tự như trong nghiệp vụ cho vay, như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định bảo lãnh, ký hợp đồng, xử lý nợ quá hạn phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tùy từng loại bảo lãnh sẽ có các bước cụ thể khác nhau, song nhìn chung đều có 5 bước cơ bản như sau:

1.1.3.1. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đến đề nghị bảo lãnh

Trong hồ sơ gồm có:

- Hồ sơ pháp lý: tương tự như trong cho vay (quyệt định thành lập, bổ nhiệm,

20

đăng ký kinh doanh, giấy phép, chứng nhận mã số thuế, đăng ký mẫu dấu, ..) - Giấy đề nghị bảo lãnh.

- Hợp đồng kinh tế, kế hoạch hoặc phuơng án sản xuất kinh doanh có lien quan đến hợp đồng bảo lãnh.

- Báo cáo tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh 3 kỳ gần nhất và các thông tin khác.

- Hồ sơ có liên quan tới tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh theo qui định.

1.1.3.2. NH thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh

Nhận đuợc hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó, chủ yếu là thẩm định các điều kiện bảo lãnh của khách hàng ( đã hội tụ đầy đủ và thỏa mãn quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh chua)

- Thẩm định tình hình tài chính, - Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố.

- Đánh giá hiệu quả bảo lãnh: thực chất là đánh giá phuơng án sử dụng vốn có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh.

- Đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên đuợc bảo lãnh.

Sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng đua ra quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh (nêu không bảo lãnh ngân hàng phải trả lời bằng văn bản cho khách hàng và nói rõ lý ro). Khi ra quyết định chấp thuận bảo lãnh, ngân hàng phải cân nhắc lựa chọn hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất vói yêu cầu của khách hàng và khả năng kinh nghiệm nghiệp vụ của ngân hàng.

1.1.3.3. NH ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh

Sau khi quyết định phát hành bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng đề nghị bảo lãnh, các bên liên quan (nếu có) ký kết hợp đồng bảo lãnh. Khách hàng nhận một bản cam kêt bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Ngân hàng ktra theo dõi chặt chẽ tiến trình bảo lãnh nhằm phòng vệ rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ đuợc bảo lãnh

1.1.3.4. Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

- NH theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Hạch toán số dư bảo lãnh.

- Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh.

- Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh).

1.1.3.5. Tất toán bảo lãnh

Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh, NH tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật...

Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hoàn cho tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w