Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xem xét xu hướng chung trong nhu cầu bảo lãnh để đưa ra các chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Hiện nay BIDV vẫn chưa có quy chế riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy BIDV cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với nghiệp vụ bảo lãnh và tạo điều kiện hơn nữa để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

Chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ thực hiện bảo lãnh nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có đạo đức, trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững kiến thức, pháp luật, thành thạo ngoại ngữ, tin học để có thể học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong và ngoài nước.

Muốn vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tổ chức từ các lớp tập huấn ngắn hạn đến các khóa đào tạo dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đào tạo cả trong và ngoài nước. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn đội ngũ cán bộ nhân viên. Cần có chính sách tiền lương đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút người tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

95

ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức đồng bảo lãnh nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ, giảm tỷ lệ rủi ro cho chi nhánh.

Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn bảo lãnh cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội được phân tích ở chương 2, chương 3 đề cập tới định hướng phát triển của BIDV Nam Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020, đặc biệt là quan tâm là định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2015-2020, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.

Luận văn đã đưa ra 9 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, 9 giải pháp này được chia ra thành 2 nhóm là giải pháp chủ yếu và giả pháp bổ trợ.

Từ các nhóm giải pháp, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành (gồm 5 kiến nghị), với NHNN Việt Nam (gồm 3 kiến nghị) và với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cùng với thay đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế hội nhập luôn là vấn đề nóng đối với các ngân hàng,nó đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nhu cầu đổi mới đa dạng hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng ngày càng trở nên bức thiết. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay, một mặt nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận mặt khác giúp đa dạng hoá hoạt động ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro.

Với mục tiêu “"ăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn"

Trong quá trình thực hiện ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Khắc phục những khó khăn này sẽ tạo điều kện cho Ngân hàng đạt được các mục tiêu của mình đề ra. Trên cơ sở từ lý thuyết đến thực tiến, bài luận văn này của em đã dề cập và phân tích được những vấn sau:

• Những vấn đề cơ bản về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

• Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội

• Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội

Do trình độ, thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế có hạn nên những phân tích và giải pháp đưa ra trong bài luận này của em còn nhiều thiếu sót,

hạn chế, kính mong nhận được nhận xét và góp ý của Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Hưng và các cán bộ tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

2. TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2008), Quản trị ngân hàng thương mại hiện

đại, Nhà xuất bản Phuơng Đông.

4. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nhà xuất bản Thống kê

5. Peter Rose (2004), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

6. Fraderic S.Mishkin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

7. David Begg (1995), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục

8. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

9. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nuớc số 46/2010/QH12 ngày 01/01/2011

10.Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày

14/06/2005

11.Các quyết định của Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam quy định về hoạt động bảo lãnh

12.Ngân TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội,

Báo cáo tổng kết ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội năm 2012, 2013, 2014.

14.. TS. Phan Thị Thu Hà (2008) Giáo trình Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản thống kê

15.. PGS.TS Nguyễn Đắc Hung (2008), Tạp chí ngân hàng, số 14 tháng 7/2008.

16.NSƯT, TS Tô Ngọc Hung (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại -

Nhà xuất bản Thống Kê

17.TS Nguyễn Thị Mùi - 2006 Nghiệp vụ ngân hàng thuơng mại- Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội

18.Frederic S.Mishkin, Nguời dịch: Nguyễn Quang Cu, PTS. Nguyễn Đức Dy, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật (2001)

19.ThS Nguyễn Đức Trung (2008), Rủi ro thanh khoản của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí NH số 14 tháng 7/2008.

20.Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tài chính, tạp chí luật học các số năm 2012- 2014 và luận văn các khóa trên

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w