Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảolãnh của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàngthương mại thương mại

Để hiểu rõ hơn vì sao phải phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trước hết ta hay xét đến vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh:

Nghiệp vụ bảo lãnh đã và đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện uy tín của ngân hàng với các đối tác trong và ngoài nước.Trong

Tl

bối cảnh kinh tế hóa toàn cầu, khối lượng chu chuyển vốn và giao lưu thương mại ngày càng tăng với mức độ khổng lồ, cùng với việc mua bán chịu trong giao dịch thương mại ngày càng phổ biến tiết kiệm vốn cho cả bên bán hàng và mua hàng, nghiệp vụ bảo lãnh đóng vai trò hết sức quan trọng.Đối với doanh nghiệp và các nhà kinh doanh, họ sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn cho công việc kinh doanh của mình, đồng thời đảm bảo an toàn trong giao dịch kinh doanh. Mặt khác về phía ngân hàng, với khả năng đánh giá và kiểm soát rủi ro trọng hoạt động bảo lãnh đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng..

Nếu ở các nước có nền kinh tề phát triển, thu nhập của ngân hàng có được là từ thu phí dịch vụ thì ở Việt Nam thu nhập của ngành ngân hàng lại chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây các ngân hàng đang dần định hướng tăng thu nhập từ sản phẩm dịch vụ, mà bảo lãnh là một trong những sản phẩm làm tăng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng chiếm tỉ trọng cao, mặc dủ bảo lãnh cũng có những rủi ro của riêng nó, nhưng dù sao đó cũng chỉ là hoạt động mang tính chất dự phòng, vì vậy, rủi ro phần nào cũng ít hơn so với tín dụng

Bảo lãnh ngân hàng không những góp phần tăng doanh thu từ việc thu phí từ chính dịch vụ bảo lãnh mà còn giúp ngân hàng giới thiệu đến khách hàng những dịch vụ thu phí khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,...Đồng thời giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ đến những đối tác trong và ngoài nước dựa trên nền tảng mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng truyền thống

Bên cạnh đó, khi khách hàng muốn được ngân hàng bảo lãnh thường phải có ký quỹ, khách hàng phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền này sẽ được phong tỏa cho đến khi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Đối với

ngân hàng thì đây là nguồn vốn khá ổn định mà thông thường quy định không phải trả lãi.

Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu các ngân hàng bỏ qua không chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, đây là nghiệp vụ hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập to lớn cho ngân hàng.

Nhận thức được vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh, các ngân hàng đang không ngừng phát triển mở rộng và cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu từ nền kinh tế. Vậy khi đề cập đến việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ta phải phân tich được các vấn đề sau:

Một là, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh đề cập đến sự tăng lên về số lượng và quy mô bảo lãnh, tức là đề cập trực tiếp về sự gia tăng số liệu thống kê, phản ánh sự tăng trưởng về mặt lượng của nghiệp vụ bảo lãnh, điều đó được biểu hiện bằng số tượng đối và tuyệt đối. Số liệu này được tính toán bằng cách so sánh số liệu thực tế và kỳ thực hiện với kỳ trướcđó.

Hai là, khi đánh giá ý nghĩa của phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thì ta cũng cần xem xét tới sự thay đổi của chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng.

Ba là, luôn có nhiều biện pháp và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, như: mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng, triển khai thêm các hình thức bảo lãnh mới mà tại ngân hàng vẫn chưa áp dụng, tăng dư nợ bảo lãnh... Đồng thời khi tiến hành các biện pháp mở rộng về quy mô hoạt động bảo lãnh luôn phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Đối với ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh chính là để nhằm mục đích phát triển nó. Vì vậy ngân hàng không thể đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động bảo lãnh đã mang lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. điều này có nghĩa ngân hàng phải quan tâm đến khả năng thoả mãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động bảo lãnh cũng

24

như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Bởi nếu hoạt động bảo lãnh không thực hiện đúng vai trò của nó thì cũng đồng nghĩa với sự tự đào thải. Do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà ngân hàng đạt được từ hoạt động bảo lãnh mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w