ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103)

3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động bảo lãnh, cụ thể là sớm ban hành các văn bản pháp luật cụ thể về hoạt động bảo lãnh để các ngân hàng thương mại thống nhất thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng chến lược mở rộng , phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của mình phù hợp với mục đích của mình mà vẫn tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro.

Để xây dựng được một văn bản Luật có tính đặc thù này thì Chính phủ cần sớm chỉ thị cho các ban ngành có liên quan chuẩn bị cho việc soạn thảo, và trong quá trình này, cần phải nghiên cứu hoạc hỏi kinh nghiệm của các nước khác để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng thời cần hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là vấn đề quy trình, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính hành chính cần phải được loại bỏ dần để tạo điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

- Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Nhà nước cần xác đinh rõ chiến lược phát triển kinh tế,chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng hướng. Tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, ổn định cho các đơn vị kinh tế hoạt động, đây là điều kiện quan trọng để hoạt động NH nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng phát triển mạnh mẽ bởi hoạt động NH có liên quan đến tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này còn đặc biệt quan trọng cho một nền kinh tế thị trường mở có sự đan xen của nhiều quan hệ kinh tế phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ kinh tế như hiện nay. Thực hiện công khai hóa thông tin kinh doanh, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và

công bố rộng rãi những thông tin cần thiết, điều này làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh nói riêng và công tác đánh giá năng lực kinh doanh của NH, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh NH phát triển.

- Phát triển mạnh mẽ khu vực ngoài quốc doanh.

S Phải coi khu vực ngoài quốc doanh là thực thể hữu cơ của nền kinh tế, là khu vực để thu hút sự tham gia của toàn dân vào xây dựng và phát triển kinh tế dưới hình thức đầu tư thích hợp. Việc hạn chế khu vực này chắc chắn sẽ dẫn đến sút giảm đầu tư và tăng trưởng, làm suy giảm tiềm lực kinh tế trong nước trái với tinh thần phát huy nội lực trong quá trình hội nhập và đổi mới kinh tế thế giới và việc khắc phục nguy cơ lớn là tụt hậu ngày càng kém xa các nước.

S Cần quan niệm chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước đối với nền kinh tế là khuyến khích, hỗ trợ rồi mới quản lý và giám sát để đảm bảo sự phát triển cân bằng, hài hoà, lâu bền, gắn tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường chứ không nên làm ngược lại.

Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp

-: Các cơ quan chức năng cần chấn chính hoạt động của mình trong những lĩnh vực có liên qua, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp, nhất là việc xử lý tài sản đảm bảo - một vấn đề đang rất bức xúc hiện nay.

- Đầu tư hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược chung của một quốc gia. Do vậy, muốn

có một

đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển,

93

khuyến khích hỗ trợ các trường đại học khối ngành kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

+Ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện cần rà soát lại các văn không còn phù

hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

- Nhanh chóng tiến hành cải cách hệ thống NH, cơ cấu lại các NHTM quốc doanh và các NH cổ phần. Củng cố khuôn khổ pháp luật và các

quy chế

giám sát, tạo sân chơi bình đẳng cho các NH.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động NH: Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiện môi trường pháp lý. Bước chuyển sang nền kinh tế thị trường của hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đòi hỏi bức bách về hoàn thiện môi trường luật pháp. Thực tế chúng ta đang gặp một số khó khăn:

S Hầu hết các chế tài cũ không còn thích hợp với quan hệ kinh tế đã được đổi mới.

S Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện để xây dựng các chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế.

- Cần xem xét, ban hành các quy định cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các NH nước ngoài nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các NH

VN có thể tham gia đồng bảo lãnh với các NH trong khu vực và trên thế giới

một cách thuận tiện nhất. Từ đó, các NH VN có thể tham gia bảo lãnh

các hợp

đồng lớn trong khi khả năng tài chính có hạn, đồng thời học hỏi thêm kinh

nhanh nhất và xử lý chính xác để đua ra các cảnh báo hay can thiệp kịp thời.

+ Ngân hàng Nhà nước cần phải xây dựng một sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các ngân hàng kể cả khối các ngân hàng thương mại nhà nước và khối ngân hàng thương mại cổ phàn, ngân hàng nước ngoài, ... vì như đã phân tích ở trên, khách hàng đến với ngân hàng bởi ngoài chất lượng dịch vụ thì còn quan tâm cả tới trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như quy mô vốn của ngân hàng mà hiện tại còn bị hạn chế do nhiều lý do nhưng chủ yếu là các "ràng buộc" từ phía cơ quan quản lý trực tiếp.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xem xét xu hướng chung trong nhu cầu bảo lãnh để đưa ra các chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Hiện nay BIDV vẫn chưa có quy chế riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy BIDV cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với nghiệp vụ bảo lãnh và tạo điều kiện hơn nữa để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

Chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ thực hiện bảo lãnh nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có đạo đức, trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững kiến thức, pháp luật, thành thạo ngoại ngữ, tin học để có thể học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong và ngoài nước.

Muốn vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tổ chức từ các lớp tập huấn ngắn hạn đến các khóa đào tạo dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đào tạo cả trong và ngoài nước. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn đội ngũ cán bộ nhân viên. Cần có chính sách tiền lương đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút người tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

95

ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức đồng bảo lãnh nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ, giảm tỷ lệ rủi ro cho chi nhánh.

Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn bảo lãnh cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội được phân tích ở chương 2, chương 3 đề cập tới định hướng phát triển của BIDV Nam Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020, đặc biệt là quan tâm là định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2015-2020, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.

Luận văn đã đưa ra 9 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, 9 giải pháp này được chia ra thành 2 nhóm là giải pháp chủ yếu và giả pháp bổ trợ.

Từ các nhóm giải pháp, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành (gồm 5 kiến nghị), với NHNN Việt Nam (gồm 3 kiến nghị) và với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cùng với thay đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế hội nhập luôn là vấn đề nóng đối với các ngân hàng,nó đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nhu cầu đổi mới đa dạng hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng ngày càng trở nên bức thiết. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay, một mặt nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận mặt khác giúp đa dạng hoá hoạt động ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro.

Với mục tiêu “"ăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn"

Trong quá trình thực hiện ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Khắc phục những khó khăn này sẽ tạo điều kện cho Ngân hàng đạt được các mục tiêu của mình đề ra. Trên cơ sở từ lý thuyết đến thực tiến, bài luận văn này của em đã dề cập và phân tích được những vấn sau:

• Những vấn đề cơ bản về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

• Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội

• Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội

Do trình độ, thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế có hạn nên những phân tích và giải pháp đưa ra trong bài luận này của em còn nhiều thiếu sót,

hạn chế, kính mong nhận được nhận xét và góp ý của Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Hưng và các cán bộ tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

2. TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2008), Quản trị ngân hàng thương mại hiện

đại, Nhà xuất bản Phuơng Đông.

4. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nhà xuất bản Thống kê

5. Peter Rose (2004), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

6. Fraderic S.Mishkin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

7. David Begg (1995), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục

8. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

9. Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nuớc số 46/2010/QH12 ngày 01/01/2011

10.Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam, Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày

14/06/2005

11.Các quyết định của Ngân hàng TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam quy định về hoạt động bảo lãnh

12.Ngân TMCP Đầu Tu Và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội,

Báo cáo tổng kết ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội năm 2012, 2013, 2014.

14.. TS. Phan Thị Thu Hà (2008) Giáo trình Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản thống kê

15.. PGS.TS Nguyễn Đắc Hung (2008), Tạp chí ngân hàng, số 14 tháng 7/2008.

16.NSƯT, TS Tô Ngọc Hung (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại -

Nhà xuất bản Thống Kê

17.TS Nguyễn Thị Mùi - 2006 Nghiệp vụ ngân hàng thuơng mại- Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội

18.Frederic S.Mishkin, Nguời dịch: Nguyễn Quang Cu, PTS. Nguyễn Đức Dy, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật (2001)

19.ThS Nguyễn Đức Trung (2008), Rủi ro thanh khoản của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí NH số 14 tháng 7/2008.

20.Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tài chính, tạp chí luật học các số năm 2012- 2014 và luận văn các khóa trên

Một phần của tài liệu 0490 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w