Đặc điểm của công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)

1.4.1 Nguyên tắc

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết

kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. Cụ thể:

(1) Bảo đảm mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án phù hợp với trình tự ĐTXD (2) Tính đúng, tính đủ chi phí

(3) Nhất quán về điều kiện, phương pháp xác định chi phí.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chu n bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, th m tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng [6].

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhà nước.

1.4.2 Đặc điểm

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vì vậy, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định.

Đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài, thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: giá cả vật liệu, nhiên liệu, tỷ giá thanh toán, lạm phát, lãi suất…

Sản ph m đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng công trình. Vì vậy, mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi phối bởi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, khí hậu, thời tiết…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)