Kinh nghiệ mở thành phố Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Sơn La, với đặc trưng là quy mô dân số đông và phức tạp. Ngành giáo dục thành phố có số lượng cán bộ quản lý, giáo viên đông. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức trong quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của thành phố. Trong những năm qua thành phố Sơn La luôn đứng trong tốp đầu của cả tỉnh về giáo dục và đào tạo. Để có được những thành tựu đó thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt phải kể đến các giải pháp trong quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục như:

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Đảm bảo đủ số lượng cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục thành phố.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên như: Nâng cao trình độ kiến thức, nâng cao kỹ năng, nâng cao thái độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục.

- Nâng cao động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ giáo viên cả về vật chất, tinh thần cũng như không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ giáo viên và nhân viên ngành giáo dục.

1.6.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mai Sơn

Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Mai Sơn giai đoạn 2011 – 2020, định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tới năm 2025 là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện thì chưa có tác giả nào trong huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nghiên cứu. Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tới năm 2025. Đề tài được lựa chọn nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nhiều kiến thức và kinh nghiệm của các công trình nghiên cứu nêu trên và thực tiễn công tác quản lý nhân sự tại địa phương nhằm mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo

của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tới năm 2025 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo luận văn đã sử dụng các khái niệm về nhân lực, nguồn nhân lực, quản lý, quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo, phát triển, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo; hệ thống hoá nội dung kiến thức về hệ thống giáo dục cấp huyện, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo theo từng cấp học.

Đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng rất quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và của ngành Giáo dục - Đào tạo; giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục theo mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương.

Nội dung quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo là tổ hợp các cách thức tác động của chủ thể quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo, nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu theo quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp, cán bộ quản lý theo từng cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục nói chung và cấp huyện nói riêng.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)