Đổi mới công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 121 - 129)

3.2.4.1 Căn cứ hoàn thiện

Việc tuyển dụng giáo viên cần được thực hiện một cách đồng bộ hóa từ khâu xác định nhu cầu, xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm, đến khâu tuyển dụng những sinh viên đã tốt nghiệp vào ngành giáo dục, và cho đến khâu phân bổ về các đơn vị giáo dục để khắc phục tình trạng số lượng biên chế thiếu hụt so với định mức quy định lớn, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ thường xuyên tại các trường.

3.2.4.2 Mục tiêu

Rút ngắn thời gian thực hiện quy trình tuyển dụng từ lúc rà soát biên chế thiếu hụt cho tới khi ban hành quyết định tuyển dụng xuống khoảng từ 03 đến 04 tháng.

3.2.4.3 Nội dung

- Thực hiện rà soát số biên chế thiếu (do nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác ...) ngay sau khi kết thúc một đợt tuyển dụng.

- Lập kế hoạch tuyển dụng và tổ chức thực hiện.

- Thay đổi hình thức xét tuyển qua phỏng vấn thành xét quả kết quả bài thi trắc nghiệm để tiết kiệm thời gian phỏng vấn khi có nhiều hồ sơ tham gia tuyển dụng.

- Tăng cường các biện pháp tạo sự minh bạch, công bằng và chặt chẽ trong việc chấm điểm đối với các bài thi của thí sinh nhằm hạn chế đơn phúc khảo, giảm bớt thời gian xem xét phúc khảo bài thi của thí sinh theo quy định hiện hành.

Nguyên tắc:

Việc tuyển dụng giáo viên cần được thực hiện một cách đồng bộ hóa từ khâu xác định nhu cầu, xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm, đến khâu tuyển dụng

những sinh viên đã tốt nghiệp vào ngành giáo dục, và cho đến khâu phân bổ về các đơn vị giáo dục.

3.2.4.4 Dự kiến kết quả

- Tuyển dụng được những người có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục có lòng say mê, khát khao được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, vì nghề giáo viên đòi hỏi sự sáng tạo, bền bỉ lâu dài và đức hy sinh cống hiến vì thế hệ trẻ.

- Rút ngắn được khoảng thời gian thực hiện quy trình tuyển dụng từ 03-04 tháng (03 kỳ tuyển dụng trên năm) tính từ khi bắt đầu thực hiện khâu rà soát cho tới khi ban hành quyết định tuyển dụng và phân công công tác, bổ sung kịp thời giáo viên cho các trường. Khắc phục tình trạng các năm gần đây 01 năm chỉ thực hiện được 01 kỳ tuyển dụng.

Kết luận chương 3

Tăng cường quản lý nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn đến năm 2020 là nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục huyện Mai Sơn giai đoạn 2015- 2020 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn khoá XIX, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2021.Với mục tiêu Tăng cường quản lý nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo của huyện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực Giáo dục và Đào tạo, thực trạng mức độ thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ nhân lực Giáo dục và Đào tạo ở huyện Mai Sơn cho thấy về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của ngành, các giải pháp đang thực hiện tương đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, mức độ nhận thức và mức độ thực hiện còn chưa đồng nhất với nhau. Nhận thức về các giải pháp đang thực hiện được đánh giá khá tốt, song mức độ thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, việc thực hiện các giải pháp còn chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa của các giải pháp dẫn đến chất lượng giáo dục còn chậm chuyển biến.

Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và xem xét các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực ngành Giáo dục và Đào tạo ở huyện Mai Sơn. Luận văn đề xuất 4 giải pháp tăng cường quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục và Đào tạo ở huyện Mai Sơn đến năm 2025.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy 4 giải pháp tăng cường quản lý nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn đến năm 2025 có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Những giải pháp này đảm bảo tính thực tiễn, tính kế thừa của các giải pháp đang thực hiện, ngoài ra chúng còn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn thấy nhiều vấn đề có liên quan đến tăng cường quản lý nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo cần được nhìn nhận, đánh giá, giải quyết với phạm vi và địa bàn rộng hơn, nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu, nên luận văn chưa giải quyết hết những vấn đề liên quan này. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn việc quản lý nguồn nhân lực Giáo dục và Đào tạo ở huyện Mai Sơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo huyện Mai Sơn đến năm 2025 là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Mai Sơn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn khoá XIX, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015 - 2020.

Với mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo, thực trạng mức độ thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo ở huyện Mai Sơn cho thấy, đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của ngành, các giải pháp đang thực hiện tương đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, mức độ nhận thức và mức độ thực hiện còn chưa đồng nhất với nhau. Nhận thức về các giải pháp đang thực hiện được đánh giá khá tốt, song mức độ thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, việc thực hiện các giải pháp còn chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa của các giải pháp dẫn đến chất lượng giáo dục còn chậm chuyển biến.

Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực ngành giáo dục và đào tạo và xem xét các yếu tố tác động đến tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo ở huyện Mai Sơn. Luận văn đề xuất 4 giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo huyện Mai Sơn đến năm 2025.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn thấy nhiều vấn đề có liên quan đến việc tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo cần được nhìn nhận, đánh giá, giải quyết với nhiều góc độ thấu đáo và toàn diện hơn, nhưng do thời gian nghiên

cứu và phạm vi nghiên cứu, nên luận văn chưa giải quyết hết những vấn đề liên quan này. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn trong việc quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo ở huyện Mai Sơn.

2 Kiến nghị

2.1 Đối với UBND tỉnh Sơn La

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp thu hút, đãi ngộ giáo viên có trình độ chuyên môn cao mới được tuyển dụng vào công tác. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên và CBQL công tác ở vùng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bổ sung ngân sách, tăng mức đầu tư cho trường Cao đẳng Sơn La, trường Chính trị tỉnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật, biên chế, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo.

2.2 Đối với Sở GD&ĐT Sơn La

Phối hợp với Sở Tài chính, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chế độ, kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, tập huấn, hội thi, tham quan học hỏi kinh nghiệm phù hợp với thực tế hiện nay.

Phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL các đơn vị trường theo hình thức thi tuyển, bảo vệ đề án.

Tổ chức, phân công kiểm tra chéo công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chu kỳ, bồi dưỡng trong hè đối với đội ngũ CBQL; công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh Sơn La, của Sở GD&ĐT về chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh đến năm 2020, chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đến năm 2025.

2.3 Đối với Huyện uỷ, UBND huyện Mai Sơn

Ban hành Nghị quyết về quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo huyện Mai Sơn đến năm 2025, mở hội nghị triển khai Nghị quyết đến cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn.

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và CBQL. Tổ chức học tập Luật giáo dục, Luật viên chức và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo phòng GD&ĐT, các trường thực hiện tốt công tác quy hoạch QBQL trường giai đoạn 2015 - 2020, giai đoạn 2020 - 2025. Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại, miên nhiệm, điều động, luân chuyển giáo viên và CBQL.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ tại phòng GD&ĐT và các đơn vị trường.

2.4 Đối với phòng GD&ĐT

Làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện trong việc quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL đến năm 2025.

Phối hợp với Ban tuyên giáo huyện uỷ, Trung tâm Chính trị huyện xây dựng chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho giáo viên và CBQL các trường.

Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện vào Hội nghị tổng kết năm học.

2.5 Đối với giáo viên và CBQL các trường

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân để thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức, trau dồi phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của đội ngũ giáo viên và CBQL trong giai đoạn mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, 2011.

[2] Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề giáo dục hiện nay, quản điểm & giải pháp, Nhà

xuất bản Tri thức, 2007.

[3] Đặng Quốc Bảo, Cẩm nang quản lý nhà trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2007.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 2014.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn

2011 - 2020, 2011.

[6] Trần Văn Cầu, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế

Quốc Dân, 2012.

[7] Chu Văn Cấp, Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp

chí Phát triển & Hội nhập, 2012.

[8] Mai Quốc Chánh, Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNHHĐH đất nước,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999.

[9] Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.

[10] Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011.

[11] Phí Văn Hạnh, Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo

nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2012.

[12] Vũ Ngọc Hải và cộng sự, Giáo dục Việt Nam- Đổi mới và phát triển hiện đại hóa,

Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

[13] Phạm Xuân Hậu, Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong tiến trình đổi

mới căn bản giáo dục Việt Nam theo tinh thần nghị quyết đại hội lần XI, Viện nghiên cứu giáo dục, 2013.

[14] Nguyễn Lộc và Mạc Minh Tráng, Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009.

[15] Nguyễn Lộc, Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, 2006.

[16] Phạm Đình Ly, Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010, Luận văn

thạc sĩ giáo dục học - Trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.

[17] Lương Công Lý, Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học - Học viện Chính Trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2014.

[18] Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở của khoa học quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, 1997.

[19] Trần Thúy Nga và Phạm Ngọc Sáu, Tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài, Nhà xuất

bản Tổng hợp, 2006.

[20] Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân, Quản lý nguồn nhân lực Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.

[21] Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999.

[22] Harold Koontz, Cryil Odnneill và Weihrich, Những vấn đề cốt yếu quản lý, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1999.

Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2012.

[24] Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2006.

[25] Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế

giới và thực tiễn nước ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 1996.

[26] Hoàng Thị Tú Oanh, Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo - thực trạng và

giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ ngành lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật,

Khoa Luật trường ĐHQG Hà Nội, 2007.

[27] Đường Vinh Sường, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2014.

[28] Nguyễn Văn Hùng, Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà

Nội, Hà Nội, 2008.

[29] Đỗ Thị Minh Liên, Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Sơn

La đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội 2010.

[30] Điêu Thị Dân, Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)