Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Do tầm quan trọng của cán bộ, công chức hành chính nhà nước, cho đến nay, có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cán bộ, công chức hành chính nói riêng như:

- Thang Văn Phúc- Nguyễn Minh Phúc (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nxb. Chính trị quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xá hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Luận văn có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn xây dựng cán bộ, công chức phù hợp với xu thế phát triển nói chung và phù hợp với điều kiện, đặc trưng của huyện Phú Lương nói riêng.

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ mà tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình để

đưa ra các tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nói chung và đặc trưng của huyện Phú Lương nói riêng.

- Chu Xuân Khánh (2010): “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung luận án tác giả chủ yếu đề cập đến những quan niệm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác nhau làm cơ sở để phân tích so sánh với thực tiễn công chức ở Việt Nam, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước. Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam trên cơ sở đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp ở Việt Nam. - Nguyễn Kim Diện (2006), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương” Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống được những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng công chức hành chính nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương nói riêng. Đồng thời cũng đã phân tích và rút ra những đánh giá thực trạng đó một cách khách quan, chính xác về một số ưu điểm và hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức hành chính sự nghiệp nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới. Luận án cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, nêu lên những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đổi mới. Song tác giả luận án mới đề cập đến tổng thể đội ngũ công chức của tỉnh Hải Dương nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể từng cá nhân công chức.

"Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện (Qua kinh nghiệm của Hà Nội)" của Thạc sĩ Cao Khoa Bảng, Nxb Chính trị quốc gia, 2008; chuyên nghiên cứu về đối tượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội, từ đó đề ra luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyễn Duy Gia (1990), Tác giả đã đề cập đén việc “Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

- Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (1998), Các tác giả đã đè cập đến “Đạo đức, phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Bùi Đình Phong (2002), Tác giả đã đề cập đến nững nội dung trong tư tưởng Hồ chí minh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện công tác cán bộ, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ”, Nxb Lao động, Hà Nội.

- Tô Tử Hạ (2003), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay”. Tác giả đã đè cập đến thực trạng công chức hiện nay và nững vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện nay để xây dựng được đọi ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Ngô Hải Phan (2004), Tác giả đã đề cập đến trách nhiệm của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay và đã được công luận án tiến sỹ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và công chức hành chính nói riêng.Tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 1

Ở chương này, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cán bộ, công chức hành chính nhà nước cấp huyện, bao gồm: khái niệm về cán bộ, công chức; khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện; nội dung và các giải pháp chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước rút ra một số bài học tham khảo làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện huyện Phú Lương ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phú Lương

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Lương là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đu, cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 22 km về phía bắc.

Địa phận huyện Phú Lương trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông.

2. Khí hậu

Khí hậu Phú Lương được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.

Phú Lương có lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm. Cũng như chế độ nhiệt, chế độ mưa ở Phú Lương chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa từ 200- 400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.

3.Thủy văn

Huyện Phú Lương có hai con sông lớn: Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn) ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Chợ Mới. Đến địa phận huyện Phú Lương, dòng sông chảy qua các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Giang Tiên, thị trấn Đu, rồi đổ về Phú Lương,Phú Bình, Phổ Yên sang vùng Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1. Đặc điểm kinh tế

Nền kinh tế Phú Lương đã đi vào thế ổn định và đạt mức tăng trưởng kinh tế khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Năm 20156 tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 52,12%, ngành dịch vụ đạt 27,26%, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 21,5%.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đều hàng năm. Năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3.100 tỉ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 910 tỉ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…. phát triển nhanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Sản xuất nông nghiệp có nhiều thành tựu do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm tăng bình quân 6,45%; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích. Từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, hoa và vùng chè chất lượng cao…; Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường. Công tác quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2012-2016 toàn huyện đã huy động được gần 3100 tỉ đồng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng 70 dự án, thu hồi 344,7 ha đất, trong đó nhân dân đã hiến trên 21 ha để xây dựng các công trình; triển khai thực hiện 23 dự án về giao thông.

2. Đặc điểm xã hội

- Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư, phát triển

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển bền vững. Hệ thống trường lớp học được phát triển đồng bộ. Toàn huyện có 63 cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, công nhận được 5 xã , thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiếp tục được phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Tập trung chỉ đạo và nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh đỗ đại học ngày càng tăng. Tham gia có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của ngành. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ sở vật chất trường, lớp học đã được quan tâm đầu tư; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn.

- Văn hoá-thông tin tiếp tục phát triển và đạt những thành tựu quan trọng

Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển sâu rộng và sôi nổi, đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân. Phong trào thể dục - thể thao “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phát triển rộng khắp, nhất là trong thanh niên, học sinh. Đến nay 100% số trường học trên địa bàn huyện có giáo dục thể chất nội khóa.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được nhân dân hưởng ứng tích cực và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến hết năm 2014 so với đầu nhiệm kỳ đại hội XXIII có 84,7/80% (bằng 105,87% KH) số hộ đạt gia đình văn hóa, 67/50% (bằng 134% KH) xóm, bản, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa và 91/95% (bằng 95,78% KH) cơ quan đạt cơ quan văn hoá.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ

Các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở tăng cường chỉ đạo củng cố, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của hệ thống y tế cơ sở. Hệ thống y tế xã và y tế thôn

bản ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phương tiện làm việc được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành y tế ngày càng tăng về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Hầu hết các trạm y tế xã có đủ trang thiết bị y tế cơ bản để hoạt động. Tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 06 tuổi...Công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tương đối đồng bộ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ngày càng giảm (từ 18,5% năm 2012 xuống còn 16% năm 2016). Công tác thông tin giáo dục truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình và trẻ em ngày càng được quan tâm và có những tiến bộ rõ rệt; hoạt động bước đầu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế góp phần tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

-Thực hiện tốt các chính sách xã hội

Thực tốt chính sách ưu đãi người có công và phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”; huy động nhiều nguồn lực để thực hiện. Từ năm 2012 đến nay đã xây dựng, sửa chữa nâng cấp 400 nhà ở cho người có công, góp phần cải thiện đời sống tinh thần của gia đình người có công. Khai thác, sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ của huyện, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong huyện. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em trên địa bàn được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản, đến nay có 11/13xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)