7. Nội dung của luận văn
2.1 Tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn
Tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn được thể hiện theo hình sau:
Hình 2.1. Tổ chức Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn)
Theo đó, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phịng ban cụ thể như sau:
Chi cục trưởng: Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế, phân
cơng các Chi cục phó phụ trách những lĩnh vực cơng tác của Chi cục thuế, ủy quyền cho một Chi cục phó giải quyết cơng việc của mình khi vắng mặt.
Chi cục phó: Chủ động giải quyết cơng việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công,
trực tiếp chỉ đạo hoạt động một số Đội, phối hợp với các Chi cục phó khác giải quyết cơng việc chung, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về nhiệm vụ được phân công. Tham mưu cho Chi cục trưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và đảm bảo thực thi công vụ theo đúng quy định của Pháp luật.
nhân sự, quản lý tài chính, quản trị.
Đội tuyên truyền – hỗ trợ: Tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ Người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý.
Đội kê khai – kế tốn thuế và tin học: Thực hiện cơng tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
Đội kiểm tra thuế:Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thực hiện công tác kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
Tính đến thời điểm cuối năm 2016, đội kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn có tổng số 22 cán bộ, thường được chia thành từng nhóm bình qn gồm 3 – 4 cán bộ thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và trụ sở Người nộp thuế. Tuổi đời trung bình của trưởng đồn kiểm tra vào khoảng 45 tuổi – khi đã có nhiều năm làm trong ngành thuế, vững về chuyên môn, tư cách đạo đức tốt và có kinh nghiệm kiểm tra thuế.
Đội quản lý và cưỡng chế nợ: Quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với Người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
Đội trước bạ và thu khác:Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
Đội thuế phường, liên phường, xã:Quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...).
2.2 Thực trạng cơng tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại
Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012- 2016
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn thành phố Lạng Sơn
Xây dựng kế hoạch kiểm tra năm là khâu đầu tiên căn bản trong quy trình kiểm tra của ngành thuế nói chung và Chi cục thuế Thành phố Lạng Sơn nói riêng, bao gồm 2 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế
Từ những căn cứ quan trọng về đối tượng nộp thuế như hệ thống báo cáo tài chính hàng năm; tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng; tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý, hàng năm; báo cáo quyết toán thuế.... Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trên ứng dụng quản lý Thuế và phần mềm Excel để qua đó đối chiếu số liệu giữa các năm, tìm ra chênh lệch, sai số, điểm bất hợp lý phục vụ cho công tác kiểm tra thuế.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm tra năm
Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về đối tượng trên ứng dụng quản lý Thuế, trên Excel, Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn tiến hành phân tích đánh giá rủi ro về số thu và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế dựa trên các tiêu chí:
Số năm chưa kiểm tra: Những doanh nghiệp 5 năm chưa thực hiện kiểm tra thì bắt buộc đưa vào diện kiểm tra.
- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, hạch tốn phức tạp, lợi dụng tính chất phức tạp này rất dễ nảy sinh tiêu cực và gian lận thuế.
- Những đơn vị có số thu lớn.
- Những đơn vị có số hồn thuế lớn.
- Những đơn vị sử dụng hoá đơn chứng từ hay mắc lỗi, đây là dấu hiệu bất thường cần kiểm tra.
- Loại hình doanh nghiệp: rủi ro từ cao đến thấp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước.
- Mức độ tuân thủ nộp thuế: Rủi ro từ cao đến thấp theo tỷ lệ thuế đã nộp so với với thuế phát sinh 75% trở xuống; từ 75% đến 85%; từ 85% đến 90%; trên 90%.
Kết hợp các thông tin nắm được qua công tác quản lý thuế trên địa bàn với cân đối tình hình nguồn nhân lực cho cơng tác kiểm tra thuế, Đội kiểm tra thuộc Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn lập kế hoạch kiểm tra năm báo cáo lãnh đạo Chi cục thuế xét trình Cục thuế trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Bảng 2.1. Kế hoạch - thực hiện hoạt động kiểm tra đối tượng nộp thuế tạiChi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016
Năm kế
hoạch
Số doanh nghiệp kiểm tra Tổng số
doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 4 5=2/4 6=3/4 2012 55 57 632 8,7 9,0 2013 78 112 690 11,3 16,2 2014 72 121 715 10,1 16,9 2015 80 139 754 10,6 18,4 2016 110 205 860 12,8 23,8
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn)
Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể (Theo Bảng 2.1) đã hạn chế được việc kiểm tra đối tượng nộp thuế tràn lan do hoạt động kiểm tra được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được phê duyệt ngay từ đầu năm. Tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra tăng dần qua các năm về cả mức kế hoạch (từ 8,7% năm 2012 lên 12,8% năm 2016) và mức thực hiện (từ 9,0% năm 2012 lên 23,8% năm 2016). Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chưa nhiều và vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp mà Chi cục thuế đang quản lý. Điều này được lý giải một phần bởi tình hình nguồn nhân lực cho cơng tác kiểm tra thuế cịn hạn chế, chỉ có 22 cán bộ thuộc Đội kiểm tra phụ trách gần 860 doanh nghiệp (số liệu năm 2016).
hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch mà chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thơng tin doanh nghiệp để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu. Nguyên nhân là do cơ sơ dữ liệu về đối tượng nộp thuế chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, đánh giả rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật… theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và bộ phận kiểm tra chưa chặt chẽ; sự năng động trong việc khai thác thơng tin từ bên ngồi của cán bộ còn hạn chế dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích đối tuợng nộp thuế chưa cao.
Ngồi ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hồn chỉnh: có q nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại đối tượng nộp thuế để xác định phạm vi chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho việc lựa chọn đốitượng kiểm tra thuế.
Do đó, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đòi hỏi phải được quan tâm hơn, tránh trường hợp có những đối tượng nộp thuế năm nào cũng được đưa vào kế hoạch và còn những đối tượng nộp thuế 5 năm vẫn không đưa vào kế hoạch kiểm tra – điều này đi ngược mục tiêu xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và dễ tạo kẽ hở cho các đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế.