Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 92 - 97)

7. Nội dung của luận văn

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố

3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế là rất cần thiết đối với thực trạng trình độ dân trí thấp và hiểu biết về pháp luật thuế còn hạn chế ở thành phố Lạng Sơn. Thực hiện phân loại đối tượng để có nội dung tuyên truyền phù hợp, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư về việc thực hiện Luật quản lý thuế và về tiến trình cải cách, hiện đại hố nhằm làm cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ các quy định của các luật thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự kê khai, tự nộp thuế.

Mặt khác, do hiểu rõ pháp luật, đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành pháp luật thuế, chủ động hơn trong quá trình tuân thủ các luật thuế cũng như giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế khác. Đồng thời hạn chế được các đơn thư khiếu nại, tố cáo do hiểu sai pháp luật về thuế.

Thơng qua cơng tác tun truyền các chính sách, pháp luật về thuế, giúp người nộp thuế hiểu, nắm bắt và chấp hành tốt các chính sách thuế. Từ đó thu hẹp được đối tượng nộp thuế phải tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế, lúc này việc thanh tra, kiểm tra thuế chỉ tập trung vào các đối tượng cố tình khơng chấp hành, chây ỳ nợ đọng tiền thuế, nâng cao được hiệu quả của thanh tra, kiểm tra thuế. Cụ thể:

+ Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế.

+ Xây dựng, triển khai đa dạng các phương pháp, hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tập trung thống nhất, đặc biệt chú trọng cung cấp các hỗ trợ qua hình thức điện tử.

+ Tăng cường áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội như: Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại, Internet; hỗ trợ người nộp thuế qua bộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp; tạo đường dây nóng; tạo các diễn đàn theo ngành hoặc nhóm người nộp thuế để trao đổi thông tin với người nộp thuế, đại diện của họ và các bên quan tâm…

hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử ngành Thuế và các phương tiện điện tử khác.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, bộ tài liệu hướng dẫn, trả lời các vướng mắc thường gặp đối với từng sắc thuế, thủ tục hành chính thuế và đăng tải trên Trang thông tin điện tử ngành Thuế, đồng thời làm tài liệu phục vụ cho việc hỗ trợ người nộp thuế tại các trung tâm trả lời bằng điện thoại, Internet.

+ Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp trên phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử ngành thuế để người nộp thuế biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế. + Xây dựng cơ chế tham vấn các đại lý thuế, người nộp thuế và các bên liên quan về thủ tục hành chính, chính sách thuế để từng bước cải cách và hoàn thiện pháp luật thuế.

+ Đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế: hợp tác, hỗ trợ các đại lý thuế thực hiện dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các đại lý thuế, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các đại lý thuế cho người nộp thuế.

+ Phối hợp xây dựng và áp dụng các cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp hoạt động với các trung gian thuế, đặc biệt là các đại lý thuế trong việc hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

3.3.7 Tăng cường phối hợp với các ban ngành khác tại địa phương trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến đối tượng nộp thuế

Tuy diện tích thành phố Lạng Sơn khá nhỏ so với địa bàn tỉnh và các địa phương khác, nhưng đối tượng nộp thuế thơng thường lại có địa bàn hoạt động rất rộng, có thể giao dịch mua bán qua biên giới Trung Quốc, liên quan tới nhiều đối tượng nên để đạt được hiệu quả trong kiểm tra thuế thì Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc điều tra, phối hợp và xử lý giải quyết các vụ

việc liên quan đến đối tượng nộp thuế, cụ thể là:

- Kết nối mạng trao đổi thông tin về số thuế đã nộp của đối tượng nộp thuế giữa Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn, Phịng Tài chính thành phố Lạng Sơn, Kho bạc Nhà nước, Hải quan thực hiện thống nhất thơng tin về số thu trong tồn ngành.

- Phối hợp với Công an thành phố Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh việc điều tra, xử lý nghiêm các hoạt động bn bán và sử dụng hố đơn bất hợp pháp, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật thuế. Đối với đơn vị dây dưa chậm nộp thuế để chiếm dụng vốn ngân sách thì phương pháp kiểm tra là xác định số thuế phát sinh đúng thời kỳ, thơng báo thuế phải nộp kịp thời hồn tất hồ sơ xử lý vi phạm về chậm nộp thuế một cách nghiêm minh, phối hợp với các cơ quan Công an thành phố Lạng Sơn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn để đảm bảo cho việc nộp thuế đúng thời gian quy định.

- Trao đổi thông tin với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn nhằm thu thập tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế đối chiếu với tình hình kê khai thuế, nộp thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế, thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý kinh doanh áp dụng các biện pháp cần thiết đối với các đối tượng kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích.

Ngồi ra, Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn cũng cần thiết lập mạng trao đổi thông tin để thu thập, phân loại các thơng tin có liên quan đến đối tượng nộp thuế. Một số mạng liên kết chủ yếu cần tập trung xây dựng và phát triển bao gồm:

+ Kết nối mạng trao đổi thông tin về số thuế đã nộp của đối tượng nộp thuế giữa cơ quan thuế, cơ quan tài chính vàkho bạc, thực hiện thống nhất thơng tin về số thu trong tồn ngành.

+ Kết nối mạng thông tin với cơ quan hải quan, thơng báo cho nhau tình hình thu nộp thuế đối với hoạt động xuất, nhập khẩu như thông báo số thuế đã nộp, số nợ thuế giữa cơ quan thuế và hải quan, hỗ trợ việc kiểm tra hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng tại khâu xuất khẩu và nhập khẩu.

có thể kiểm sốt các đối tượng có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăngký thuế, hoặc đăng ký thuế không phù hợp với quy mô kinh doanh để đưa vào diện quản lý thu thuế, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý kinh doanh áp dụng các biện pháp cần thiết đối với các đối tượng kinh doanh và có biện pháp xử lý thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích.

+ Trao đổi thơng tin với cơ quan quản lý doanh nghiệp nhằm thu thập tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế đối chiếu với tình hình kê khai thuế, nộp thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế

+ Kết nối, trao đổi thông tin với Tổng cục thống kê và các ngành khác, đối chiếu với các chỉ tiêu kê khai của đối tượng nộp thuế nhằm xây dựng kế hoạch và phân tích rủi ro trong quản lý thuế phục vụ cho kiểm tra thuế.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đã chỉ rõ quan điểm định hướng thực hiện kiểm tra thuế giai đoạn 2017 – 2020 của ngành thuế và của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn, đó là:

Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu của người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế”.

Trên cơ sở đó, đề xuất 7 giải pháp tăng cường cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020 bao gồm: Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về đối tượng nộp thuế, tăng cường áp dụng mơ hình phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế, nâng cao chất lượng kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế, thực hiện tốt khâu giám sát kiểm tra thuế, đẩy mạnh viêc áp dụng kiểm tra theo chuyên đề, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tăng cường phối hợp với các ban ngành khác tại địa phương trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến đối tượng nộp thuế.

Trong Chương 3 cũng đã kiến nghị tới Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Lạng Sơn nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020.

KT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)