7. Nội dung của luận văn
3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố
3.3.3 Nâng cao chất lượng kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế
Để nâng cao chất lượng kiểm tra, Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn cần chú trọng đến các yếu tố sau:
- Hồn thiện quy trình kiểm tra thuế:
Quy trình kiểm tra của Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn được thể hiện qua quy trình 02 bước đối với kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế và quy trình 04 bước đối với kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Đây cũng là quy trình mới được áp dụng tại Chi cục Thuế TP Lạng Sơn từ năm 2015 trở lại đây. Theo quy trình mới, cơng chức kiểm tra phải áp dụng phần mềm tin học để hỗ trợ kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế được giao mà người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Trường hợp hợp ứng dụng CNTT chưa đáp ứng cơng tác kiểm tra thuế thì cơ quan thuế bố trí cơng chức trực tiếp kiểm tra theo quy định của Điều 60 thông tư số 156/2013/TT-BTC. Công chức kiểm tra thuế chịu trách nhiệm về trình tự, thủtục và kết quả kiểm tra đối với các trường hợp được giao. Đồng thời, nắm bắt kịp thời và triển khai áp dụng các ứng dụng CNTT của ngành thuế và công tác kiểm tra thuế. Do vậy, quy trình kiểm tra tại Chi cục Thuế phải theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp cao.
- Kiếm tra các vấn đề trọng điểm:
Công chức kiểm tra thuế dựa vào thông tin thu thập được trong 2 bước đầu, sau đó mới tiền hành kiểm tra ở bước 3. Do vậy, cán bộ kiểm tra sẽ phải nghiên cứu đưa ra những hình thức kiểm tra để xác định mức tuân thủ. Sau khi phân tích, cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể tiếp tục mở rộng hình thức kiểm tra hoặc thực hiện các hình thức kiểm tra khác. Đặc biệt kiểm tra một số nội dung cơ bản về những hành vi vi phạm pháp luật thuế sau để nâng cao chất lượng kiểm tra:
a. Kiểm tra đối với các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của người nộp thuế, thông thường một số doanh nghiệp đã có hành vi làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp. Vì vậy cơng tác kiểm tra hàng năm đòi hỏi cần phải tiến hành rộng rãi, sâu sắc để từng bước giảm rủi ro, thất thoát tiền thuế cho ngân sách nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Các dấu hiệu của hành vi
vi phạm thường xảy ra như sau:
+ Hành vi kê khai vốn pháp định theo giấy phép đăng ký kinh doanh cao hơn so với vốn góp thực tế;
+ Hành vi hạch tốn liên quan tiền lương, tiền cơng, các khoản phụ cấp về người lao động; Số dư tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán với cơ quan thuế chưa chi trả (trừ những doanh nghiệp có lập quỹ dự phịng);
+ Hạch tốn các chi phí liên quan đến khấu hao Tài sản cố định; Hành vi hạch toán các chứng từ chi phí khơng có hóa đơn hợp pháp; Hành vi hạch tốn các chứng từ hóa đơn khơng liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Hạch tốn chi phí các khoản dự phịng vượt mức hoặc số dự phịng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phịng nhưng doanh nghiệp khơng hồn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác theo quy định; Hạch tốn chi phí ngun nhiên vật liệu, hàng hóa vượt mức tiêu hao hợp lý.
b. Kiểm tra về doanh thu Căn cứ vào báo cáo tài chính, quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng để tiến hành đối chiếu kiểm tra doanh thu trên sổ kế toán:
- Đối chiếu doanh thu trên sổ kế tốn xem có khớp với các báo cáo; Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán trên các tài khoản, đối chiếu với hồ sơ, biên bản để xác định nguyên nhân và tính hợp pháp của các khoản giảm trừ; Kiểm tra các luồng tiền thanh toán để làm rõ các khoản tiền có liên quan đến doanh thu, đối chiếu với hồ sơ khai thuế kiểm tra tính chính xác của hồ sơ khai thuế; Kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng hóa, vật tư đối chiếu với các tài khoản liên quan để phát hiện doanh nghiệp có nhập kho hàng hóa, vật tư đúng giá trên hóa đơn nhưng ghi sổ với số lượng ít hơn. Như vậy, khi đưa vào sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa bán ra cao hơn thực tế nhậpkho. Phần chênh lệch dôi ra về lượng sẽ là phần doanh nghiệp trốn doanh thu, trốn thuế giá trị gia tăng, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bổ sung nguồn nhân lực:
Với số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn hạn chếvà khối lượng công việc phải xử lý ngày càng lớn, cùng với việc kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế tốn kém thời gian khiến hiệu suất cơng việc thấp. Vì vậy, Chi cục Thuế TP Lạng Sơn nên:
+ Bổ sung lực lượng thanh tra, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế.
+ Cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp với định hướng kiện toàn tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế làm cơ sở cho việc trang bị kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
+ Tổ chức sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm.
+ Phối hợp xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả cơng việc kết hợp với bố trí, sử dụng ln phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cán bộ thuế
Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn nên đẩy mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Để làm được điều này, điểm mấu chốt là bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Nội dung tăng cường chất lượng lực lượng cán bộ cần chú ý một số vấn đề như: Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường lực lượng kiểm tra viên thuế, đảm bảo chiếm tối thiểu 30% tổng số cán bộ công chức chun mơn, nghiệp vụ thuế; có chế độ tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng thoả đáng cho đội ngũ kiểm tra cũng như toàn ngành thuế. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuế các cấp có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Áp dụng quy chế trách nhiệm đối với người lãnh đạo trực tiếp khi có cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật thuế.
Từ hệ thống thông tin về đối tượng nộp thuế đầy đủ, tiêu chí đánh giá sắc bén và chất lượng cán bộ tốt là tiền đề để hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế ngày càng được nâng cao, mang tính thực tiễn và kịp thời, năng suất hơn so với thực trạng hiện nay.
- Chế độ ưu đãi đối với cán bộ thuế
Hiện tại, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra nói riêng tuy đã được đầu tư hơn trước nhưng vẫn còn nghèo nàn, đặc biệt là ở các Chi cục Thuế. Trong điều kiện số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng tăng lên do yêu cầu quản lý thì cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cần được tiếp tục đầu tư hoàn thiện tương ứng theo hướng:
- Số lượng văn phòng làm việc phù hợp với số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới, bao gồm cả nơi làm việc và nơi lưu giữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra, nơi tiếp người nộp thuế.
- Đầu tư thiết bị tin học, trợ cấp máy tính xách tay để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra, kiểm tra khi làm việc tại trụ sở người nộp thuế hoặc khi đi công tác, tập huấn.
- Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thơng tin đáp ứng tự động hố nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế. Nâng cấp hệ thống và kiến trúc ứng dụng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại, tự động và tích hợp cao. Việc quan tâm tới các điều kiện làm việc không chỉ động viên về mặt vật chất mà còn động viên về mặt tinh thần cho cán bộ an tâm công tác và phục vụ hết mình cho cơng tác thanh tra, kiểm tra và cơng tác quản lý thuế nói chung.
- Mặt khác, quan tâm tạo điều kiện đối với những cán bộ thuế cơng tác tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các khu vực cửa khẩu biên giới trên địa bàn thành phố, tăng các khoản lương và phụ cấp đối với các trường hợp này để cán bộ thuế an tâm cơng tác, gắn bó với Ngành và phát huy được những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua.