7. Nội dung của luận văn
3.1 Quan điểm định hướng kiểm tra thuế
3.1.1 Quan điểm định hướng về kiểm tra thuế của Ngành Thuế
Giai đoạn 2015-2020 là những năm trọng điểm trong thực hiện “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; cơng tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao”.
Nội dung cụ thể về cải cách công tác kiểm tra thuế được chỉ rõ: “Xây dựng, ban hành
chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu của người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế”.
3.1.2 Định hướng kiểm tra thuế của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn
Xuất phát từ đòi hỏi chung của “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020”, việc đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế đang trở thành công tác trọng tâm, mũi nhọn được Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn chú trọng đẩy mạnh nhằm đảm bảo hệ thống, chính sách thuế lành mạnh, nhất là trong điều kiện đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế như hiện nay.
Định hướng công tác kiểm tra trên địa bàn thành phố Lạng Sơn năm 2017 chỉ rõ:
Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác kiểm tra thuế phấn đấu hồn thành và hoàn thành vượt
mức kế hoạch kiểm tra được giao, trong đó tập trung kiểm tra đối với doanh nghiệp nhiều năm chưa được kiểm tra, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cơ sở trực thuộc, doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng, doanh nghiệp khai lỗ, doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp có số hồn thuế lớn, doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai và thực hiện các đề án chống thất thu đối với doanh nghiệp có các ngành nghề kinh doanh trên địa bàn đang bị thất thu số thuế lớn như nhà hàng, khách sạn, vận tải, xây dựng cơ bản, xăng dầu... Phối hợp với cơ quan điều tra xác minh các doanh nghiệp có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước;
Thứ hai,phối hợp có hiệu quả trong cơng tác rà sốt, đối chiếu xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân khơng đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế;
Thứ ba, chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo kịp thời. Tăng cường kiểm tra, giám sát công chức, người lao động của đơn vị trong q trình thực thi cơng vụ, chú trọng vào những khâu rủi ro, từ đó phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Thứ tư, thực hiện tốt khâu xử lý, đôn đốc số thuế truy thu sau kiểm tra vào NSNN. Không để tìnhtrạng nợ đọng kéo dài, gây thất thu cho NSNN.