Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 25 - 28)

7. Nội dung của luận văn

1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế

Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế không chỉ xét đơn thuần theo giá trị bằng tiền. Hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý các đối tượng nộp thuế trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế phải được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

- Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu Luật định về thuế vào Ngân sách nhà nước.

- Hiệu quả xã hội: Cơng tác thanh tra góp phần thực hiện bình đẳng, cơng bằng xã hội. - Hiệu quả chính trị : Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Để đánh giá được hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Chúng ta sẽ cùng xem xét hệ thống các tiêu chí đó trong mục tiếp theo.

Hiệu quả kiểm tra thuế được đánh giá thơng qua hệ thống tiêu chí định lượng và định tính như sau:

1.4.1 Các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bao gồm:

Nhóm 1: Nhóm tiêu chí liên quan đến số lượng đối tượng được kiểm tra thuế

Thứ nhất,Tỷ lệ đối tượng được kiểm tra trên tổng số đối tượng hiện có= Số đối tượng được kiểm tra năm/Tổng số đối tượng thực tế. Tỷ lệ này phản ảnh trong một năm cơ quan thuế đã kiểm tra được bao nhiêu phần trăm đối tượng nộp thuế

Thứ hai, Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm = Tổng

số đối tượng kiểm tra trong năm/Tổng số đối tượng kiểm tra theo kế hoạch được duyệt đầu năm. Từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra từ cuối năm trước dựa trên các tiêu chí đánh giá, ngành thuế lên chi tiếtcụ thể và phân bổ công việc theo từng quý, từng tháng nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Việc so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm thể hiện những đánh giá sơ bộ, tổng quan nhất về hiệu quả kiểm tra thuế cả năm của cơquan thuế.

Nhóm 2: Nhóm tiêu chí liên quan đến kết quả kiểm tra thuế

Thứ nhất, Số thuế truy thu bình quân = Tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua kiểm tra/Tổng số đối tượng được kiểm tra trong năm. Tiêu chí này phản ánh bình qn kiểm tra một đối tượng thì cơ quan thuế thu về cho Ngân sách nhà nước bao nhiêu tiền thuế thiếu, thuế trốn, gian lận.

Thứ hai, Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu ngân sách nhà nước= Tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua kiểm tra/Tổng số thu ngân sách nhà nước trong năm của cơ quan thuế. Tiêu chí này phản ánh, đánh giá mức độ đóng góp của cơng tác kiểm tra thuế trong tổng thu vào ngân sách nhà nước.

Thứ ba,Tỷ lệ số thuế truy thu nộp vào ngân sách nhà nước trên tổng số thuế truy thu = Tổng số tiền thuế truy thu được nộp vào ngân sách nhà nước/Tổng số thuế truy thu:

Hiệu quả danh nghĩa của công tác kiểm tra được thể hiện trên tổng số thuế truy thu, tuy nhiên, để đánh giá thực chất hiệu quả kinh tế của công tác kiểm tra thuế phải căn cứ vào số thuế truy thu thực nộp vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu số thuế truy thu được nộp vào ngân sách nhà nước/Tổng số thuế truy thu cũng đồng thời đánh giá chất lượng công tác đôn đốc, thu hồi nợ sau kiểm tra thuế.

Thứ tư, Tỷ lệ đối tượng kiểm tra phát hiện có sai phạm = Tổng số đối tượng được kiểm tra phát hiện có sai phạm dẫn đến phát sinh số thuế truy thu/Tổng số đối tượng được kiểm tra trong năm. Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế qua việc tìm ra những gian lận, sai sót trọng yếu của đối tượng kiểm tra.

Nhóm 3: Nhóm tiêu chí liên quan đến chi phí, nguồn nhân lực, thời gian kiểm tra:

Thứ nhất,chi phí kiểm tra bình qn = Tổng chi phí kiểm tra/Tổng số đối tượng được kiểm tra trong năm. Tiêu chí này cho biết khi tiến hành kiểm tra một đối tượng kiểm tra thì cơ quan thuế phải chi ra bao nhiêu chi phí.

Thứ hai, Tỷ lệ bình qn chi phí trên số thuế truy thu= Tỷ lệ chi phí kiểm tra/ Số thuế truy thu đã nộp ngân sách nhà nước. Tỷ lệ này phản ánh trong mỗi đồng thuế truy thu qua kiểm tra thì cơ quan thuế phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Thứ ba, Tỷ lệ hồn thành kế hoạch về thời gian kiểm tra = Tổng thời gian kiểm tra thực tế/Tổng thời gian kiểm tra theo kế hoạch. Tiêu chí này cho biết mức độ hoàn thành về mặt tiến độ, thời gian kiểm tra trong năm của cơ quan thuế so với kế hoạch đề ra.

Mặc dù có thể tính tốn cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế những số liệu này chưa thể hiện rõ rệt toàn bộ hiệu quả kinh tế của cơng tác kiểm tra. Bên cạnh việc tính tốn các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Từ đó thấy rõ những tiến bộ của từng khâu công tác.

1.4.2 Các tiêu chí định tính

tra thuế mà khó tính tốn, đo đếm được. Hiệu quả của kiểm tra thuế bao gồm những tác động về mặt xã hội, chính trị, được đánh giá qua một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm bị phát hiện qua kiểm tra: được ước tính thơng qua đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm được kiểm tra.

Thứ hai, Mức độ tuân thủ các văn bản kết luận kiểm tra của đối tượng kiểm tra: được

ước tính dựa vào mức độ chấp nhận một phần hay hoàn toàn các văn bản kết luận kiểm tra.

Thứ ba, Xu hướng thay đổi các hành vi sau kiểm tra: được ước tính dựa vào xu hướng

tăng, giảm các hành vi vi phạm của đối tượng kiểm tra, tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luậtvề thuế qua các năm.

Thứ tư, Sự chuyển biến ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế: được

ước tính bằng cách đánh giá sự thay đổi ý thức tự giác kê khai, nộp thuế của đối tượng nộp thuế sau kiểm tra.

Thứ năm, Mức độ hài lòng của đối tượng được kiểm tra: được ước lượng thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc đánh giá mức độ, tỷ lệ hồ sơ kiểm tra có khiếu nại.

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung kiểm tra tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)