7. Nội dung của luận văn
1.5 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kiểm tra thuế
Hiệu quả kiểm tra thuế bị tác động chủ yếu bởi 3 nhân tố chính: Chính sách, pháp luật thuế; Cơ quan thuế và Người nộp thuế.
1.5.1 Chính sách, pháp luật thuế
Hệ thống văn bản pháp luật là hành lang pháp lý trực tiếp điều chỉnh hoạt động kiểm tra thuế. Các văn bản pháp luật có đầy đủ, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩy kiểm tra thuế hoạt động cóhiệu quả và ngược lại.
tiến hành kiểm tra, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho cơ quan thuế và đối tượng kiểm tra và giúp hoạt động được minh bạch, rõ ràng. Ngược lại, quy trình, thủ tục kiểm tra rườm rà, quá nhiều mẫu biểu, nhiều thủ tục khiến cho thời gian kiểm tra sẽ bị kéo dài, gây phiền hà cho đối tượng kiểm tra.
1.5.2 Cơ quan thuế
Cơ quan thuế là nhân tố mang tính căn bản ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm tra thuế, cụ thể:
Thứ nhất,tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra có vai trị quyết định đến hiệu quả kiểm tra của cơ quan thuế. Việc cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm tra và phân cấp nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo tính thống nhất, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ có tác dụng nịng cốt nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế.
Thứ hai,việc xây dựng nguồn thông tin, dữ liệu về đối tượng nộp thuế cũng đóng vai trị nền tảng thơng tin giúp cơ quan thuế tập hợp một hệ thống dữ liệu đầy đủ, giúp thực hiện cho công tác lập kế hoạch kiểm tra giúp cho cơ quan thuế thuận tiện trong việc truy xuất những dữ liệu quan trọng về đối tượng nộp thuế. Khơng có thơng tin đầy đủ, cơ quan thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kiểm tra đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, hiệu quả của công tác kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào việc giám sát hoạt động kiểm tra; việc xử lý kết quả sau kiểm tra đảm bảo việc kiểm tra là đúng quy trình, đúng quy định và đảm bảo chấp hành đẩy đủ các kết luận kiểmtra, tiền thuế truy thu được nộp đầy đủ và kịp thời nhắc nhở đối tượng kiểm tra chấn chỉnh sai phạm.
Thứ tư, trang thiết bị, công nghệ đầu tư cho bộ phận kiểm tra cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của kiểm tra thuế. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu sẽ khiến kiểm tra thuế gặp khó khăn trong q trình tác nghiệp, thời gian bị kéo dài.
Thứ năm, nếu kiểm tra thuế khơng thể độc lập trong hoạt động của mình, đặc biệt khi
chịu sức ép và tác động của các yếu tố chính trị, yếu tố bên ngồi, chỉ đạo, sắp xếp của cấp trên thì hiệu quả, kết quả kiểm tra sẽ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, thẩm quyền của kiểm tra thuế trong việc thi hành các nhiệm vụ càng độc lập thì kết quả kiểm tra
càng khách quan, minh bạch.
Thứ sáu, trong quá trình tác nghiệp, kiểm tra thuế rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan như hải quan, kho bạc, ngân hàng, công an và khách hàng, đối tác của đối tượng kiểm tra. Nếu khơng có sự hợp tác của các cơ quan này thì cơ quan thuế sẽ không thu thập đầy đủ được thông tin liên quan để ra kết luận kiểm tra một cách chính xác, khách quan và dễ bỏ sót sai phạm.
1.5.3 Người nộp thuế
Trình độ, ý thức tự giác của người nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ của người nộp thuế và ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạtđộng kiểm tra thuế. Trình độ người nộp thuế càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tn thủ hay khơng tuân thủ pháp luật thuế. Ngược lại, trình độ người nộp thuế thấp dễ dẫn đến tình trạng làm trái pháp luật, khơng tn thủ yêu cầu của cơ quan kiểm tra thuế.
Quy mô, khả năng kinh tế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Trong trường hợp đối tượng nộp thuế có tiềm lực kinh tế mạnh, khả năng huy động vốn cao sẽ hạn chế được tình trạng nợ thuế để chiếm dụng vốn cho sản xuất kinh doanh. Cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ bị hạn chế về khả năng kinh tế dễ dẫn đến tình trạng nợ thuế, trốn thuế.