7. Nội dung của luận văn
2.3 Đánh giá chung công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn cịn có những hạn chế như chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các hành vi gian lận của Người nộp thuế, chưa bao quát hết các hành vi gian lận mới phát sinh, chưa mang tính răn đe cao mà nặng về số thuế truy thu. Sự tồn tại, hạn chế này thể hiện ở từng khâu của quy trình như sau:
a. Khâu lập kế hoạch kiểm tra chất lượng chưa cao:
Công tác kiểm tra chưa thực hiện trên cơ sở nắm đầy đủ các thông tin về đối tượng nộp thuế. Việc phân tích các dấu hiệu để thực hiện kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch kiểm tra nên vừa lãng phí nguồn nhân lực, vừa tốn kém cho cơ quan thuế.
Chưa có các quy định cụ thể phân loại thời gian bao nhiêu lâu sẽ thực hiện công tác kiểm tra đối với đối tượng nộpthuế nên phần lớn chưa đúng đối tượng, chưa xác định
đúng phạm vi gian lận, có khi cịn bỏ sót đối tượng cần kiểm tra.
b. Khâu thực hiện kiểm tra:
Tỷ lệ số đối tượng nộp thuế được kiểm tra hàng năm thấp
Khi lập kế hoạch có nhiều trường hợp năm nào cũng được kiểm tra, cịn có những trường hợp chưa kịp tiến hành kiểm tra thì đối tượng nộp thuế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ thuế, thậm chí cịn chiếm đoạt ngân sách nhà nước thơng qua hồn thuế.
Từ Bảng 2.4 nhận thấy, tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra luôn chiếm khoảng 90% số đối tượng nộp thuế bị kiểm tra. Do vậy, các đối tượng nộp thuế chậm được kiểm tra thì sẽ làm cho các vi phạm bị kéo dài và gây ra hậu quả lớn.
Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế mới thực hiện bước phân tích thơng tin
Phần lớn nguồn lực vẫn tập trung cho kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế, nhưng hiệu quả chưa cao. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế cịn mang tính hình thức, chưa tìm ra được những gian lận, sai sót lớn, chưa đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn về thuế của Người nộp thuế.
Các thủ tục cần thiết phải thực hiện trong kiểm tra thuế, mặc dù đã được bổ sung, song vẫn chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế . Đó là các quy định về cách thức và thời hạn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin trước khi tiến hành kiểm tra (có nhất thiết phải bằng văn bản khơng, trong thời hạn bao lâu); thời hạn tạm dừng kiểm tra thuế trong quá trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; thời hạn bãi bỏ quyết định kiểm tra trong những trường hợp được bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế theo quy định của pháp luật; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra lại các kết luận kiểm tra thuế.
c. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức
Việc xử lý các vi phạm về thuế chưa thực sự khách quan còn khiếu kiện là do có những tồn tại: Khi thẩm tra vụ việc thiếu căn cứ pháp lý, nắm bắt chưa đầy đủ thực tế. Vận dụng các văn bản để xử lý cịn chưa đầy đủ, thiếu tồn diện. Vẫn cịn tình trạng cơ
quan thuế chưa thẩm tra, kết luận chính xác hoặc mới có dấu hiệu vi phạm đã thông báo rộngrãi các biện pháp xử lý chưa phù hợp gây phản ứng khơng đáng có của doanh nghiệp.
d. Khâu giám sát sau kiểm tra:
Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn chưa quyết liệt và chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế sau kiểm tra; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ như kiểm tra, kê khai, kế toán thuế, quản lý nợ… nên số thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước sau kiểm tra đạt tỷ lệ thấp. Tỷ lệ số thuế còn nợ đọng chưa thu được vào ngân sách nhà nước còn cao (hơn 50%).
e. Cơng tác kiểm tra theo chun đề cịn mang tính hình thức, chưa đổi mới, sáng tạo nên hiệu quả đạt được chưa cao
Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn đã triển khai các đề án kiểm tra chốngthất thu, tuy nhiên các đề án cịn mang tính thụ động, chủ yếu là do sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn và UBND tỉnh Lạng Sơn. Trong quá trình triển khai, thực hiện các đề án chống thất thu cịn nặng về hình thức, chưa đổi mới, sáng tạo và tập trung vào những vấn đề “nổi cộm” nên kết quả thu được chưa cao. Khi kiểm tra tại các doanh nghiệp, cơ quan Thuế thiếu cơ sở dữ liệu thông tin (phần lớn các thông tin được lưu trữ tại cơ quan thuế là từ hồ sơ kê khai thuế của DN mà chưa có sự hỗ trợ cung cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước khác như công an, quản lý thị trường, hải quan, ngân hàng); việc phân ngành kinh tế hiện nay còn nhiều vướng mắc, sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn và đội kiểm tra trong việc trao đổi thông tin về người nộp thuế còn lúng túng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm tra.
2.3.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân từ phía Nhà nước trong việc ban hành luật pháp
Nội dung các sắc thuế còn phức tạp chưa đồng bộ, chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế do khixây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế, chưa lường trước hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường.
Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ công tác quản lý thu thuế như: Quản lý đất đai, quản lý thanh tốn, khơng dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh... đã là những yếu tố bất lợi trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Lạng Sơn, phương thức thanh tốn chủ yếu vẫn là tiền mặt. Điều này có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Một số quy định trong các văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể còn chưa rõ ràng, chưa minh bạch và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật. Ví dụ: Khoản chi khơng được trừ tại Điểm 2.18, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC được quy định như sau “Phần chi trả tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với DN tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN kể cả trường hợp DN đã đi vào sản xuất, kinh doanh”.
Như vậy, để loại bỏ chi phí lãi vay trong trường hợp các thành viên góp vốn vào DN chưa góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn thì cần sử dụng một lãi suất nào đó để tính tốn. Tuy nhiên, một DN có thể vay nhiều khoản vay từ nhiều ngân hàng khác nhau với các kỳ hạn khác nhau và đương nhiên những khoản vay này sẽ có các lãi suất khác nhau.
Vậy vấn đề đặt ra là: Sử dụng lãi suất nào để loại bỏ chi phí lãi vay trong trường hợp này? Vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể cho nên trong thực tế khi thanh tra, kiểm tra thuế sẽ rất khó thống nhất cách xử lý hoặc xử lý tùy thích. Có thể tìm thấy khơng ít ví dụ tương tự như trên trong văn bản pháp luật về thuế hiện hành. Đặc biệt, một hiện tượng khá phổ biến là việc sử dụng các câu ghép và câu phức trong diễn đạt các quy định pháp luật thuế dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Những ý khác nhau trong các câu ghép và câu phức này thường nằm liên tục trong một đoạn văn và cách nhau bởi rất nhiều dấu chấm phẩy hoặc dấy phẩy làm cho ý nghĩa của cụm từ bổ nghĩa sau cùng không rõ là dùng cho cụm từ gần nhất hay dùng cho cả đoạn văn. Điển hình cho rắc rối này là trường hợp quy định về đối tượng không chịu thuế đối với hoạt động cho vay vốn quy định tại Thông tư 129/2008/TT-BTC đã làm dấy lên cuộc tranh cãi dài ngày giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp về việc doanh nghiệp (không phải tổ chức tín
dụng) cho nhau vay vốn thì có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không. Cụ thể là, Khoản 8 Mục II Phần A Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định “Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: cho vay; chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật do các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam cung ứng”. Khi đó, có thể hiểu cụm từ “do các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam cung ứng” chỉ áp dụng đối với “các hình thức cấp tín dụng khác” mà cũng có thể hiểu áp dụng đối với cả đoạn văn trên. Tất nhiên, rắc rối này đã được giải quyết, song những trường hợp tương tự như vậy còn ở một số văn bản pháp luật thuế cần được khắc phục triệt để.
b. Nguyên nhân về phía cơ quan thuế Hạn chế về thẩm quyền
Theo quy định pháp luật hiện hành về thanh tra thuế, cơ quan thuế đã được trao một số quyền quan trọng để đảm bảo hiệu quả thanh tra thuế như quyền khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế (Điều 94 Luật Quản lý thuế); các quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép (Điều 90 Luật Quản lý thuế và Điều 69 Thông tư 156/2013/TT-BTC), niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản (Khoản 3 và 4 Điều 69 Thông tư 156/2013/TT-BTC). Tuy nhiên, quyền kiểm kê tài sản chỉ được thực hiện trong thanh tra thuế tại trụ sở DN. Điều này hàm ý rằng, việc kê khai tài sản đã được báo trước vì khi có quyết định thanh tra, người nộp thuế có thể biết rằng họ có khả năng bị kiểm kê tài sản. Tức là, theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan thuế khơng có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán.
Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan thuế khơng có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng khơng phản ánh vào sổ sách kế tốn.
Cơ quan thuế nói chung và Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn nói riêng chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, cơ quan cơng an kinh tế tại thành phố Lạng Sơn với lực lượng mỏng và khơng có hệ thống thơng tin về thuế, khơng có chun mơn quản lý thuế dẫn đến việc điều tra diễn ra chậm và hiệu quả còn hạn chế.
Năng lực cán bộ hạn chế
Cán bộ cơng chức thuộc Cục thuế tỉnh Lạng Sơn nói chung và tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn nói riêng thường xuyên được luân chuyển giữa các bộ phận. Do vậy, tuy số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra tăng lên nhưng chất lượng cịn chưa đáp ứng được u cầu cơng tác. Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra theo các nội dung cịn ít, chưa tương xứng với khối lượng cơng việc và vai trị của công tác kiểm tra thuế.
Lực lượng kiểm tra chuyên trách năm 2016 chiếm 19,8% tổng số cán bộ viên chức Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn. Trình độ cán bộ kiểm tra thuế chỉ có 42,86% đại học, cao đẳng còn lại là trung học. Nhiều cán bộ thuế còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, khả năng sử dụng các thiết bị tin học, đa phần khơng có trình độ ngoại ngữ để kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Do đặc điểm xã hội vùng biên giới, trình độ dân trí cịn hạn chế, một số cán bộ kiểm tra tại cơ sở chưa nắm vững các chế độ chính sách thuế, chưa thành thạo về kế tốn doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính của doanh nghiệp để phát hiện các gian lận về thuế. Một bộ phận nhỏ cịn có các biểu hiện về vụ lợi, ý thức trách nhiệm pháp luật thấp, còn gây phiền hà, sách nhiễu đối tượng nộp thuế dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra.
Bên cạnh đó là sự thối hoá, biến chất về đạo đức của một số cán bộ trực tiếp quản lý thu thuế khi bỏ qua các nguyên tắc làm việc, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích Nhà nước dẫn đến các viphạm về thuế, tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế sẽ dẫn tới hậu quả gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Do quy trình quản lý thuế hiện hành chưa được hồn thiện nên thơng tin đầu vào chưa được chuẩn hố, cịn hiện tượng coi nhẹ việc nắm bắt thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn cịn gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế không sát với tình hình thực tế, khơng đánh giá và phân tích nguồn thu của các doanh nghiệp, cịn xảy ra hiện tượng trùng lặp về nội dung kiểm tra thuế.
Cơ chế cung cấp và chia sẻ thơng tin phục vụ quản lý thuế cịn nhiều hạn chế, chưa thuận tiện cho cơng việc mặc dù đã có sự thiết lập hệ thống mạng thơng tin nội bộ trong phạm vi Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn cũng như hệ thống thông tin với Cục thuế tỉnh Lạng Sơn. Việc khai thác thông tin, trao đổi thơng tin giữa các Đội trong Chi cục cịn hạn chế.
Sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa đồng bộ
Cơng tác phối hợp thu thuế cịn có những hạn chế như: Việc phối hợp cịn lỏng lẻo, trong nhiều trường hợp các đơn vị liên quan khơng hiểu rõ về chính sách, chế độ thuế dẫn đến sự kết hợp chưa thật sự đạt được hiệu quả; số thuế thu được còn hạn chế. Thêm vào đó, mới chỉ hạn chế ở một vài cơ quan chức năng quen thuộc (Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Lạng Sơn, Đội quản lý trật tự thành phố Lạng Sơn, Kiểm tra giao thơng, Phịng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn) mà chưa mở rộng sang phối hợp các đơn vị đầu mối thông tin như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại nơi đối tượng nộp thuế mở tài khoản giao dịch.
c. Nguyên nhân thuộc về đối tượng nộp thuế
Thiếu sự hiểu biết về nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
Do mặt bằng chung trình độ dân trí tại thành phố Lạng Sơn cịn thấp, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của nhiều đối tượng nộp thuế còn hạn chế. Ngược lại có một số trường hợp do sẵn có trình độ hiểu biết về pháp luật nên cố tình khơng đăng ký nộp thuế, kê khai sai sự thật, tìm mọi sơ hở của pháp luật thuế nhằm thực hiện hành vi lách