Các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 27 - 28)

7. Nội dung của luận văn

1.4.2 Các tiêu chí định tính

tra thuế mà khó tính toán, đo đếm được. Hiệu quả của kiểm tra thuế bao gồm những tác động về mặt xã hội, chính trị, được đánh giá qua một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm bị phát hiện qua kiểm tra: được ước tính thông qua đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm được kiểm tra.

Thứ hai, Mức độ tuân thủ các văn bản kết luận kiểm tra của đối tượng kiểm tra: được ước tính dựa vào mức độ chấp nhận một phần hay hoàn toàn các văn bản kết luận kiểm tra.

Thứ ba, Xu hướng thay đổi các hành vi sau kiểm tra: được ước tính dựa vào xu hướng tăng, giảm các hành vi vi phạm của đối tượng kiểm tra, tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luậtvề thuế qua các năm.

Thứ tư, Sự chuyển biến ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế: được ước tính bằng cách đánh giá sự thay đổi ý thức tự giác kê khai, nộp thuế của đối tượng nộp thuế sau kiểm tra.

Thứ năm, Mức độ hài lòng của đối tượng được kiểm tra: được ước lượng thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc đánh giá mức độ, tỷ lệ hồ sơ kiểm tra có khiếu nại.

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung kiểm tra tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố lạng sơn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)