Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và quản lý Hải quan hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 103 - 114)

đại để ứng dụng phục vụ công tác thu thuế và chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Để quản lý thu thuế tốt thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại và phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý thuế; cung cấp thông tin nhanh chóng chắnh xác phục yêu cầu quản lý; cung cấp các dịch vụ thuế đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng với chất lượng cao. Theo đó, cần phải:

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ thu nộp thuế theo thứ tự thanh toán tiền thuế, bù trừ thuế, cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh tra thuế. Triển khai áp dụng gửi thông báo nợ thuế, cưỡng chế thuế, truy thu thuế.v.v cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoàn toàn qua hệ thống thư điện tử.

- Xây dựng hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trong phạm vi ngành và phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi với các cơ quan: Thuế, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác.

- Quản lý hệ thống mạng thông tin về người nộp thuế thông suốt trong toàn ngành từ Trung ương đến địa phương. Đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao, dễ dàng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin với mức độ bảo mật cao giữa các đơn vị trong và ngoài Ngành.

Ứng dụng hệ thống VNACCS/VCIS và các chương trình vệ tinh trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Do hệ thống VNACCS có chức năng tắnh thuế tự động, cho kết quả ngay để người khai biết số tiền thuế phải nộp nên có thể giúp cơ quan Hải quan tắnh toán trước được số thuế doanh nghiệp sẽ nộp vào kho bạc nhà nước, giúp ngành Hải quan quản lý chặt chẽ hơn, tuy nhiên, hệ thống VNACCS/VCIS phải có những hệ thống thông tin phụ trợ đi kèm thì công tác thu thuế mới đạt hiệu quả. Vì vậy, để hệ thống VNACCS đi vào hoạt động hiệu quả, Hải quan Lạng Sơn cần phải tập trung vào một số giải pháp sau:

- Xây dựng một hệ thống QLRR về danh mục giá, phân loại hàng hóa cụ thể và chi tiết để có thể phát hiện ngay những hành vi khai sai hay cố tình gian lận để trốn thuế. - Áp dụng chữ ký số toàn bộ cho mọi doanh nghiệp tham gia thủ tục Hải quan điện tử, sớm xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực Hải quan điện tử. - Tăng cường khả năng sử dụng các kết quả khai báo trước, liên kết với hệ thống e- manifest để phát hiện các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế và giám sát chặt chẽ với các hành vi khai thiếu để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Xây dựng danh mục quản lý rủi ro về giá để hệ thống VNACCS có thể có những cảnh báo sớm cho cơ quan Hải quan khi có những dấu hiệu gian lận về giá, các hàng hóa có dấu hiệu chuyển giá.

- Xây dựng chức năng quản lý trị giá tắnh thuế. Do hệ thống VNACCS/VCIS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Hệ thống tự động phân bổ các khoản điều chỉnh theo tỷ lệ trị giá hóa đơn, từ đó tự động tắnh toán trị giá tắnh thuế cho từng dòng hàng nên cần có những cảnh báo riêng khi phát hiện những bất thường về giá khai báo.

- Do hệ thống hiện tại không cho phép tắnh thuế tự động mà chỉ hỗ trợ việc tắnh thuế tự động, tự động tìm thuế suất theo mã HS (đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu), theo mã phân loại thuế suất (đối với các loại thuế khác: thuế VAT, thuế tiệu thụ đặc biệt, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợpẦ) nên việc cập nhật thường xuyên danh mục biểu thuế phải được coi trọng. Hải quan Lạng Sơn cần phải tập trung vào những mặt hàng có số thu lớn và có kim ngạch XNK lớn để công tác thu thuế đạt được hiệu quả cao nhất. Hệ thống VNACCS/VCIS đã được thiết kế theo hướng đáp ứng chắnh sách quản lý trị giá

tắnh thuế phù hợp với tình hình thực tế, cho phép kiểm tra giá trong quá trình thông quan đối với các mặt hàng có nguy cơ gian lận cao về trị giá; cho phép tham vấn trong hoặc sau thông quan (theo quy định của chắnh sách quản lý của từng thời kỳ) nên sẽ giảm đáng kể thời gian và công sức của cán bộ làm công tác quản lý giá tắnh thuế.

- Tiếp tục bổ sung và cập nhật danh mục ưu đãi miễn thuế và danh mục thiết bị đồng bộ. Kiểm tra việc ấn định thuế trong thông quan: Khi Hải quan tiến hành kiểm tra thuế

trong thông quan, sau thông quan nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu doanh nghiệp khai bổ sung. Nếu doanh nghiệp không khai bổ sung theo yêu cầu của Hải quan thì Hải quan mới thực hiện việc ấn định thuế.

Nâng cấp và hoàn thiện bộ tiêu chắ quản lý rủi ro trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tiêu chắ lựa chọn đang áp dụng trong việc quản lý thuế thông qua việc thiết lập các tham số mới, xây dựng các ma trận kiểm tra mới. Xây dựng các tiêu chắ kiểm tra với những khoảng thời gian khác nhau. Tiếp tục xây dựng các tiêu chắ động và tiêu chắ tĩnh. Xây dựng mô hình QLRR với các doanh nghiệp, với từng mặt hàng xuất nhập khẩu theo cách áp dụng các phương pháp đồ thị dao động để tìm ra những dấu hiệu nổi bật tại những thời điểm nhất định. Qua đó, có thể dễ dàng xác định những nguyên nhân gây đột biến bất thường trong việc quản lý thu thuế hàng hoá XNK.

Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng tiêu chắ kiểm tra riêng cho các bộ phận chức năng của từng Chi cục Hải quan cửa khẩu. Mỗi Chi cục Hải quan cửa khẩu có tiêu chắ QLRR riêng, hạn chế tình trạng sử dụng chung các tiêu chắ rủi ro như hiện nay dẫn đến công tác kiểm tra của các đơn vị chồng chéo lên nhau. Đặc biệt chú trọng các tiêu chắ riêng trong lĩnh vực thuế XNK và xây dựng các tiêu chắ rủi ro riêng với từng thị trường nhất định và những loại hàng hoá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng để có thể liên tục cập nhật các tiêu chắ rủi ro riêng trong những khoảng thời gian phù hợp.

* Tiêu chắ đánh giá doanh nghiệp trong việc quản lý thuế XNK trong thời gian tới:

doanh nghiệp; Chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; Chấp hành pháp luật của các thành viên doanh nghiệp;Quá trình hoạt động của doanh nghiệp; Năng lực hoạt động, tài chắnh của doanh nghiệp; Kết quả kiểm tra sau thông quan; Thái độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; Mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác trong nước và nước ngoài.

* Tiêu chắ đánh giá hàng hoá: Hoàn thiện các tiêu chắ đánh giá hàng hoá như: Chủng loại hàng hoá; Trị giá khai báo; Phân loại hàng hoá; Nước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu; Nước hàng hoá nhập khẩu xuất phát; Nước hàng hoá nhập khẩu đến; Quốc gia khu vực áp dụng chế độ ưu đãi về hạn ngạch, thuế quan; Hàng hoá được quản lý theo các chế độ đặc biệt khác; Phương tiện vận tải, tuyến đường vận chuyển; Hồ sơ, chứng từ Hải quan, loại hình XNK, đối tác nước ngoài;

Bài toán tắnh điểm rủi ro bao gồm: Thang điểm chuẩn (được xây dựng và đăng ký hệ thống); Thuật toán tắnh điểm (công thức); Điểm số rủi ro; Trọng số; Tiêu chắ ưu tiên.

* Tiêu chắ lựa chọn ngẫu nhiên: Việc áp dụng lựa chọn ngẫu nhiên (xác suất) nhằm hai mục tiêu:

+ Đo lường tuân thủ;

+ Thực hiện quyền hạn của Hải quan nhằm ngăn chặn những ý định không tuân thủ.

Hải quan Lạng Sơn chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hiện đại Cùng

với Hải quan Việt Nam, hiện nay Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đang trên đường hội nhập và theo chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng chắnh phủ phê duyệt, Hải quan Lạng Sơn đang từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu quản lý. Để công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đạt hiệu quả thì việc giám sát Hải quan thông qua hệ thống camera, máy soi contenerẦtrực tiếp và từ xa đóng vai trò quan trọng trong công tác xử lý thông tin tập trung. Việc thống nhất các hệ thống đã triển khai kết hợp với cung cấp thông tin cho cơ quan tham mưu trực tiếp tại Cục Hải quan Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Cục. Để đáp ứng tiến trình phát triển của Hải quan Việt Nam, Cục Hải quan Lạng Sơn cần nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, nâng cao hiệu quả

lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát của các cấp Tổng cục hải quan. Việc thống nhất xử lý thông tin tập trung phải đảm bảo:

- Kết nối, truy cập được các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan để khai thác các dữ liệu cần báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Bộ Tài Chắnh.

Quản lý theo dõi, kiểm tra trực tuyến qua hệ thống việc thực hiện: - Giám sát quản lý Hải quan với hàng hóa XNK bằng camera;

- Giám sát Hải quan với hàng hóa chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh, tạm nhập- tái xuất bằng seal định vị GPS;

- Kiểm tra hàng hóa XNK bằng máy soi container; - Kiểm tra bằng cân điện tử; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra bằng máy soi hành lý, hàng hóa;

- Việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan của công chức tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu.

- Thu nhận, tổng hợp phân tắch các nguồn thông tin từ các hệ thống cơ sở dữ liệu, các nguồn thông tin qua theo dõi, kiểm tra trực tuyến bằng hình ảnh. Nhanh chóng đánh giá, phân loại và xử lý thông tin, hình ảnh để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn có chỉ đạo ngay, kịp thời và chắnh xác.

- Tổ chức triển khai nhanh nhất các chỉ thị, chỉ đạo, quyết định của Lãnh đạo TCHQ, lãnh đạo BTC đến các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thi hành bằng các phương tiện hiện có, đảm bảo các chỉ thị, chỉ đạo, quyết định được thực hiện nhanh chóng, chắnh xác, bắ mật đạt hiệu quả cao. Theo dõi việc thi hành chỉ thị, chỉ đạo, báo cáo kết quả xử lý công việc.

- Cập nhật, cung cấp cho Lãnh đạo Cục các hình ảnh trực tuyến về tình hình thực tế các hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan bằng trang thiết bị tại các Chi cục Hải quan

cửa khẩu, các số liệu thống kê về tình hình XNK, lập các báo cáo tổng hợp tình hình hàng tháng, có lưu trữ các thông tin và hình ảnh.

Kết luận chương 3

Công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam còn một số hạn chế, tồn tại như quản lý đối tượng nộp thuế chưa được thực hiện tốt; tổ chức thực hiện xác định thuế XNK, tắnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn hạn chế; công tác thu thuế còn để nợ đọng quá hạn dây dưa kéo dài; chưa phát huy được vai trò cần có của kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Căn cứ và những phân tắch, đánh giá thực trạng công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam, Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra. Các giải pháp bao gồm:

- Giải pháp tuyên truyên, hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược Ộtuân thủ pháp luật tự nguyệnỢ của đối tượng nộp thuế;

- Giải pháp chống gian lận qua căn cứ tắnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt chống gian lận qua trị giá hải quan;

- Giải pháp tăng cường công tác quản lý theo dõi nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và quản lý hải quan hiện đại để ứng dụng phục vụ công tác thu thuế và chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Sự lớn mạnh của ngành Hải quan hôm nay là nỗ lực xây dựng vun đắp của các thế hệ cán bộ, công chức Hải quan qua 72 năm xây dựng và phát triển, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đến thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế ngày nay. Dù ở giai đoạn phát triển lịch sử nào, Hải quan Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm khẳng định, bảo vệ lợi ắch, chủ quyền và an ninh kinh tế, chắnh trị, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hội nhập phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại của đất nước.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo: thực hiện có hiệu quả chắnh sách kinh tế của Nhà nước; chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả; ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp; đảm bảo nguồn thu cho NSNN; góp phần bảo về trật tự an toàn xã hội, lợi ắch cho người tiêu dùng, an ninh quốc gia, môi trườngẦ

Nghiên cứu về ỘHoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của

Chi cục Hải quan Cốc NamỢ, để hoàn thành được mục đắch đề ra, luận văn đã có

những nghiên cứu và khẳng định những nội dung cơ bản như sau:

1. Vai trò của công tác thu thuế XK, thuế NK của Chi cục Hải quan Cốc Nam cũng nhằm đạt được các mục tiêu: Bảo đảm, góp phần thực hiện chắnh sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Nhà nước; Góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước, thu đúng thu đủ; Góp phần trong việc chống gian lận thương mại về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Luận văn đã đạt thực hiện một số vấn đề sau:

- Phân tắch và làm rõ thêm khái niệm về thuế XK, thuế NK của Chi cục Hải quan Cốc Nam. Đó là, quản lý thu thuế XK, thuế NK tại Chi cục do Chi cục thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật quản lý thuế.

- Phân tắch nội dung cơ bản về công tác thu thuế XK, thuế NK và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu thuế XK, thuế NK. Các nội dung công tác thu thuế XK, thuế NK gồm xây dựng kế hoạch thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng kê khai nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Tổ chức đăng ký, kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Tổ chức thu, nộp tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Tổ chức thực hiện chắnh sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu; Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Phân tắch đánh giá thực trạng công tác thu thuế XK, thuế NK của Chi cục Hải quan Cốc Nam từ năm 2014 đến 2018, xác định những thành công, hạn chế. Các hạn chế đó là Quản lý đối tượng nộp thuế chưa được thực hiện tốt; tổ chức thực hiện xác định thuế XNK, tắnh thuế XK, thuế NK còn hạn chế; quản lý thu thuế XK, thuế NK còn để nợ đọng quá hạn dây dưa kéo dài; chưa phát huy được vai trò cần có của kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 103 - 114)