Thực trạng và kết quả thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 54 - 75)

Cốc Nam trong giai đoạn 2014-2018

2.2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Chi cục Hải quan Cốc Nam, hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu giao thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, đã xây dựng kế hoạch và triển khai thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định của Bộ Tài chắnh, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ thuế xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước từ 7% đến 8%.

Căn cứ vào chỉ tiêu giao thu thuế xuất nhập khẩu và kế hoạch đã xây dựng trong công tác thu thuế XNK, Chi cục Hải quan Cốc Nam xây dựng kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu cho các đội và Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Bảng 2.2 Kế hoạch thực hiện thu thuế XNK của Chi cục Hải quan Cốc Nam giai đoạn 2014 Ờ 2018. Số TT Năm Kế hoạch được giao (tỷ đồng) Kế hoạch điều chỉnh (tỷ đồng)

Số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (tỷ đồng) So sánh % (thực hiện/chỉ tiêu) 1 2014 89 100 103,78 + 3,78 % 2 2015 101 118 127,77 + 8,28% 3 2016 127,8 138 154,30 + 11.6% 4 2017 191 245 261,29 + 6,65% 5 2018 271 271 267,38 - 1,33%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thu NSNN của Chi cục Hải quan Cốc Nam năm 2014 - 2018)

Qua bảng 2.2, có thể thấy số thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn số thu thuế kế hoạch được giao, đồng thời số thuế xuất khẩu, nhập khẩu thu được có chiều hướng gia tăng. Năm 2014, 2015, 2017 số thuế thu được vượt mức kế hoạch điều chỉnh lần lượt là 3,78 % , 8,28% và 6,65%. Năm 2016, so sánh thấy số thuế thu vượt mức trên 10% (11,6%) so với kế hoạch điều chỉnh, đó là do trong năm các hoạt động XNK hàng hóa ngày càng tăng lên. Riêng năm 2018, kế hoạch thu thuế điều chỉnh không những không tăng so với kế hoạch được giao mà số thuế thu được cũng chưa đạt mức kế hoạch đặt ra (kế hoạch đặt ra là 271 tỷ, số thuế thu được là 267,38 tỷ, giảm 1,33%) [10]. Nguyên nhân là do chắnh sách thắt chặt chi tiêu của Chắnh phủ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Những năm gần đây, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp tắch cực nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục cho DN có hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. Đồng thời, Chi cục cũng phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong khu vực cửa khẩu như biên phòng, thuế, các cơ quan kiểm dịch, chắnh quyền địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, quản lý cửa khẩu, tăng cường kiểm soát chặt Ộđường mòn, lối tắtỢ trên tuyến biên giới, khu vực hai bên Ộcánh gàỢ cửa khẩu, hạn chế tình trạng hàng lậu thẩm thấu qua biên giới vào nội địa, góp phần thúc

đẩy lượng hàng hóa nhập khẩu qua Chi cục, tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch thu thuế xuất, nhập khẩu có hạn chế là kế hoạch đặt ra không sát với thực tế số thuế thu về. Nguyên nhân của hạn chế trên là: Chi cục chưa thống kê đầy đủ các doanh nghiệp phải đóng thuế, các mặt hàng xuất nhập khẩu thông quan qua Chi cục.

2.2.2.2 Thực trạng xác định đối tượng kê khai nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Để xác định đối tượng kê khai nộp thuế XK, thuế NK, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quá trình chấp hành pháp luật về hải quan của đối tượng nộp thuế XK, thuế NK. Hệ thống dữ liệu bao gồm: danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan; danh sách các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, cưỡng chế; thời gian hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; mặt hàng kinh doanh; thông tin vi phạm pháp luật về hải quan của các doanh nghiệp: trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu...

Để thu thuế XK, thuế NK đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cơ quan HQ đã phân loại hàng hóa theo 3 luồng: "Đỏ, vàng, xanh", căn cứ trên mức độ đã chấp hành pháp luật về HQ của doanh nghiệp.

Hàng hóa thuộc luồng xanh là những hàng hóa được chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai hải quan của Doanh nghiệp;

Hàng hóa thuộc luồng vàng: Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hoá. Công chức Hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tắnh đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chắnh sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chắnh sách thuế và các quy định khác của pháp luật.

Hàng hóa thuộc luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tắnh đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chắnh sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chắnh sách thuế và các quy định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế

hàng hoá: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan.

Bảng 2.3 Bảng thống kê số nợ đọng thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Hải quan Cốc Nam quản lý

Đơn vị tắnh: Đồng

Năm Tổng hợp nợ thuế chuyên thu quá hạn cho các

tờ khai đã thông quan

2014 4.659.946.155

2015 4.538.247.993

2016 4.586.931.689

2017 4.723.990.349

2018 4.819.806.333

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thu NSNN của Chi cục Hải quan Cốc Nam năm 2014 - 2018)

Từ số liệu nợ thuế tại Chi cục Hải quan Cốc Nam qua các năm, có thể thấy rằng nợ thuế còn cao (trên 4,5 tỷ đồng), tỷ lệ nợ thuế từ năm 2014 đến năm 2018 ngày càng tăng nhưng không cao. Năm 2018, tổng nợ thuế lên đến 4,8 tỷ đồng dẫn đến việc số thuế thu được không đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Đây chủ yếu là các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/7/2007, khi Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật quản lý số 21/2012/QH13.

Mặc dù đã phân luồng hàng hoá để phân biệt mức độ kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hoá, nhưng trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã được phân luồng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (luồng xanh) nhưng vẫn cố tình vi phạm. Thông qua thu thập và quản lý thông tin rủi ro, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã thực hiện việc chuyển thông tin về các lô hàng có nguy cơ gian lận trong khai báo về số lượng, chủng loại, phân loại hàng hóaẦvề cho Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và các Chi cục Hải quan khác.

Trong giai đoạn 2014- 2018, lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan Cốc Nam không ngừng tăng, tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước khoảng 6,6 %. Tắnh đến cuối năm 2018, số lượng doanh nghiệp là trên 580

doanh nghiệp, với tổng số 101.129 bộ tờ khai. Thực tế cho thấy, quản lý đối tượng nộp thuế, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của đối tượng nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay. Qua số liệu thống kê, số doanh nghiệp nợ đọng thuế tại các năm: số doanh nghiệp nợ không có địa chỉ, doanh nghiệp nợ chây ỳ... qua các năm vẫn tăng.

Việc quản lý theo dõi thuế xuất nhập khẩu, nợ đọng còn thủ công, do đó không bảo đảm quản lý chặt chẽ và kịp thời, tình trạng nợ đọng thuế kéo dài còn lớn.

2.2.2.3 Thực trạng tổ chức đăng ký, kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Sau khi có Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Nghị định của Chắnh phủ, cùng các Thông tư hướng dẫn của các bộ, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã tắch cực tổ chức cho cán bộ được tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới. Nhờ có chuẩn bị tốt nên hoạt động quản lý ở khâu kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên công việc ở đây đã đi vào nề nếp. Cụ thể là, theo quy trình, khi tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế của người nộp thuế, Lãnh đạo Chi cục căn cứ tắnh chất của bộ hồ sơ khai thuế, trình độ năng lực của công chức thừa hành để phân công công việc tiếp nhận hồ sơ. Công chức xem xét sơ bộ hồ sơ khai thuế thực hiện các bước sau:

Kiểm tra đối tượng nộp thuế: Trường hợp này áp dụng trước ngày 01/4/2014, Khi đối tượng đủ điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan thì công chức hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế nếu thấy hợp lệ thì chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống điện tử của hải quan, còn nếu thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc khai báo lại. Khi công chức HQ chấp nhận khai báo của người nộp thuế, hệ thống quản lý rủi ro sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan cho hồ sơ khai thuế của ĐTNT và phân luồng ở một trong ba mức: xanh, vàng, đỏ. Sau khi có số tờ khai và hệ thống QLRR đã phân luồng thì công chức HQ ra chứng từ ghi số thuế phải thu lưu cùng bộ hồ sơ khai thuế. Còn sau ngày 01/4/2014 Hải quan triển khai Hệ thống điện tử VNASS/VCIS thì việc đăng ký, kê khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế hoàn toàn tự động.

Khi bộ hồ sơ hải quan được phân vào luồng vàng và luồng đỏ, khâu xác định căn cứ tắnh thuế là khâu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải thu. Trên thực

tế có nhiều cách xác định căn cứ tắnh thuế, do đó cũng có nhiều căn cứ tắnh thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung vào một số căn cứ tắnh thuế chủ yếu sau: quản lý giá tắnh thuế, quản lý xuất xứ hàng hoá, quản lý áp mã số hàng hóa, quản lý số lượng hàng hóa.

* Tổ chức thực hiện giá tắnh thuế XNK

Năm 2003, Việt Nam bắt đầu thực hiện Hiệp định trị giá GATT, nguyên tắc xuyên suốt trong hiệp định này là tạo lập một hành lang nhằm xác định đúng giá trị thực của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để một mặt đảm bảo tắnh công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Ngày 25/3/2015, Bộ Tài chắnh ban hành Thông tư số 39/2015/TT-BTC về việc Quy định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tại Thông tư này có 6 phương pháp được đưa ra để xác định trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phương pháp trị giá giao dịch được coi là phương pháp chủ đạo vì nó là cơ sở cho việc xác định giá tắnh thuế cho phần lớn các trường hợp hàng hoá nhập khẩu. Theo Phương pháp trị giá giao dịch, giá nhập khẩu căn cứ vào hóa đơn thương mại và chi phắ hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tắnh thuế của hàng nhập khẩu và loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan hải quan vẫn thực hiện trước đây qua bảng giá tối thiểu. Phương pháp này cho phép tắnh thuế căn cứ trên giá trị giao dịch thực, tạo điều kiện thuận lựoi cho doanh nghiệp trong việc xác định trị giá, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã tắch cực thực hiện hoạt động tham vấn. Tham vấn là việc cơ quan hải quan và người nộp thuế trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tắnh thuế đã kê khai theo yêu của của người nộp thuế. Đây một hoạt động nghịêp vụ quan trọng trong khâu xác định trị giá tắnh thuế theo quy trình mới của nghiệp vụ hải quan. Mục đắch của tham vấn để xác định tắnh trung thực của trị giá khai báo của người khai hải quan trước những nghi vấn của cơ quan hải quan và tạo điều kiện cho người khai hải quan cung cấp các tài

liệu liên quan chứng minh tắnh trung thực của trị giá khai báo hoặc buộc họ phải thừa nhận những sai phạm của họ trong khai báo hải quan.

Đối tượng tham vấn ở Chi cục Hải quan Cốc Nam thường là các chủ lô hàng nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo. Khi cơ quan hải quan có nghi vấn về mức giá đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa NK về giá cấp Cục, cấp Tổng Cục Hải quan và người khai hải quan đã được cơ quan Hải quan thông báo về cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan Hải quan xác định, nhưng người khai hải quan không thống nhất với mức giá và phương pháp xác định trị giá do cơ quan Hải quan xác định thì Chi cục Hải quan mời chủ hàng đến tham vấn. Ngoài ra, đối tượng tham vấn còn là các mặt hàng mà người XK và người NK có mối quan hệ đặc biệt có thể ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hoặc một số nghi vấn khác mà Chi cục Hải quan đã theo dõi, đúc rút trong thực tế.

Trong những năm qua, xác định trị giá tắnh thuế tại Chi cục Hải quan Cốc Nam được đặc biệt chú trọng, cơ bản hàng nhập khẩu được xác định giá tắnh thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Do vậy, đã rút ngắn được thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao trách nhiệm khai báo của doanh nghiệp. Về phương diện này Chi cục Hải quan Cốc Nam đã triển khai các hàng loạt biện pháp sau:

Tổ chức thực hiện tham vấn nhanh trước khi thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu có thuế suất cao nhưng doanh nghiệp khai trị giá thấp.

Trong tham vấn trị giá tắnh thuế, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã thu được những kết quả nhất định (Xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Số liệu truy thu qua tham vấn giá

Đơn vị tắnh: triệu đồng

Stt Năm Số tờ khai qua tham vấn

(Tờ khai)

Số thuế truy thu sau tham vấn (triệu đồng) 1 2014 57 110 2 2015 65 136 3 2016 52 98 4 2017 45 85 5 2018 37 103

Qua bảng 2.4, có thể thấy sau khi tổ chức tham vấn trị giá tắnh thuế nhanh thì số thuế của một lượng tờ khai đều tăng so với giá trị được khai. Đồng thời số thuế truy thu được cũng không hề nhỏ, mỗi năm truy thu trên dưới 100 triệu tiền thuế sau khi tham vấn trị giá tắnh thuế nhanh, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Chi cục tiếp tục chỉ đạo cán bộ công chức tăng cường tập trung, thực hiện tốt công tác xác định giá trị tắnh thuế, phân loại hàng hóa, kiểm tra sau thông quan tại Chi cục, kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi gian lận, gây thất thu. Đồng thời, thường xuyên hỗ trợ DN thông qua các việc làm thực tế như: Hướng dẫn, giải thắch cho DN, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, chuyển biến về tác phong làm việc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN theo quy định của pháp luật, tăng cường thời gian trực, giải quyết công việc cho DN ngoài giờ hành chắnh khi có việc phát sinh, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phắ cho DN, hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới.

Bên cạnh những kết quả cao đã đạt được từ khi áp dụng việc xác định trị giá tắnh thuế hàng nhập khẩu, ngành hải quan nói chung, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Hải quan Cốc Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thủ đoạn gian lận thuế qua trị giá tắnh thuế. Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 54 - 75)