Thực trạng công tác thu thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 48 - 50)

quan Cốc Nam 2014-2018

Lạng Sơn là tỉnh được trải dài trên một địa bàn rộng lớn, có đường biên giới đường bộ kéo dài giáp Trung Quốc, với 01 cửa khẩu quốc tế đường bộ, 01 đường sắt liên vận quốc tế, 01 cửa khẩu chắnh và 09 cửa khẩu phụ. Do đó lưu lượng hàng hóa thông quan hàng năm khá lớn. Hơn nữa, do Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu đường bộ lớn nhất cả nước, nên lưu lượng hàng hóa thông quan ở đây có quy mô lớn.

Lạng Sơn đang là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu thông thương với Trung Quốc đồng thời cũng là cửa ngõ cho hàng hóa của Trung Quốc tiến ra thị trường quốc tế. Trung bình mỗi năm có trên 2600 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam thực hiện thủ tục tại Hải quan Lạng Sơn đạt gần 1 tỷ USD. Ngoài ra Hải quan Lạng Sơn còn làm thủ tục chuyển tiếp cho hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường nội địa Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN với kim ngạch mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ. Trao đổi hàng hóa qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trắ hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Lạng Sơn-Việt Nam và Quảng Tây-Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông lâm sản (dầu dừa, cà phê, hạt điều, tinh bột sắn, thóc, gạo...), hàng thủy hải sản (chủ yếu là hàng đông lạnh: cá, mực, tôm...), khoáng sản (than, quặng kim loại các loại), hàng công nghệ phẩm (xà phòng, chất tẩy rửa, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo các loại...). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa dược, máy móc thiết bị cơ khắ và y tế, ô tô tải và ô tô chuyên dùng, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, vật liệu công nghiệp, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, thuốc bắc...

Do đặc thù của Chi cục Hải quan Cốc Nam, loại hình XNK chủ yếu của các doanh nghiệp qua địa bàn là nhập khẩu kinh doanh, xuất khẩu kinh doanh và hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Bảng 2.1 Một số kết quả thực hiện của Chi cục Hải quan Cốc Nam (2014- 2018)

STT Năm thực hiện Số lượng tờ khai XNK ( bộ) Tổng kim ngạch XNK (triệu đô) Số thu thuế ( tỷ đồng VN) CBL&GLTM (vụ/trị giá đơn vị tắnh triệu đồng) 1 2014 7.927 227,02 103,78 28/226,3 2 2015 11.591 184,40 127,77 39/403,86 3 2016 22.657 490,80 154,30 31/127,7 4 2017 34.777 1.157,47 261,29 58/3.727,1 5 2018 24.177 896,48 267,38 85/641,4

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số thuế thu qua các năm đều là năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt số thuế thu được năm 2017 tăng vượt bậc so với năm 2016 (gấp 1,67 lần so với năm trước). Đồng thời số lượng các vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng ngày càng tăng cao, như năm 2017 số lượng vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại là 58 vụ nhưng giá trị trốn thuế lên đến 3,7 tỷ đồng [10]. Mặc dù hàng năm, cùng với xu thế hội nhập, việc thực hiện các cam kết, cắt giảm thuế của các dòng thuế ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách. Điều đó cho thấy, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã làm tốt việc thu hút các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóaẦ Làm nhiệm vụ kiểm soát và thu thuế một lượng hàng hóa rất lớn và đa dạng như vậy nên Chi cục Hải quan Cốc Nam phải đảm nhận khối lượng lớn công việc. Chắnh vì vậy, quản lý tốt khâu thu thuế XK, thuế NK là một khâu trọng tâm, qua đó tạo điều kiện hoàn thành tốt các khâu công việc khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của chi cục hải quan cốc nam (Trang 48 - 50)