2.5. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
2.5.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nhìn chung, hầu hết ở các luận văn, luận án đã nghiên cứu về đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngành Ngân hàng đã trình bày đầy đủ nội dung cơ bản và có những giải pháp thiết thực cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các đề tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của HDBank trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó nghiên cứu này là một cơng trình được bổ sung.
Dựa và các mơ hình nghiên cứu trước đây và cơ sở lý luận, đối với nghiên cứu này, ngoài những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng và phân tích đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng bằng việc xây dựng mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Thơng qua khảo sát ý kiến một số lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm sốt nội bộ, số liệu được xử lý thơng qua phần mềm phân tích thống kê SPSS để kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Sau đó, mơ hình hồi quy được thiết lập và cho kết quả nhằm đưa ra giải pháp thích hợp. Đây được xem là điểm mới so với các nghiên cứu trước về đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank. Căn cứ vào những lý do trên tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố sau:
Sơ đồ 2.5.1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh BRVT 2.5.2. Các các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Một số tài liệu nghiên cứu sau đây đã đưa ra các yếu tố chính và được dùng làm tài liệu cho nghiên cứu định lượng của nghiên cứu này.
Tài liệu “Analyzing Banking Risk: A framework for assessing corporate governance and risk management” (tạm dịch là “Phân tích rủi ro ngân hàng: Mơ hình đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro”) của hai tác giả Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009) do Ngân hàng Thế giới phát hành đã nhấn mạnh vai trị quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết các ngân hàng lớn. Hai tác giả nhận định để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải xem xét ở 4 yếu tố, đó là:
Chính sách tín dụng có được trình bày chi tiết trong các văn bản hướng dẫn
nội bộ hay khơng?
Quản trị rủi ro tín dụng Chính sách tín dụng Yếu tố bên ngoài Chất lượng nguồn nhân lực Thơng tin tín dụng Hệ thống XHTD Quy trình tín dụng
Quy trình cấp tín dụng có được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ hay không?
Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hướng dẫn
về quy trình và chính sách tín dụng hay khơng?
Thơng tin tín dụng sử dụng trong q trình cấp tín dụng có kịp thời, chính xác và đầy đủ hay không?
Riêng đối với nghiên cứu này, tác giả tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là lãnh đạo của HDBank và sự hướng dẫn nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp với kết quả nghiên cứu và các cơ sở lý luận trước đây. Từ đó, đưa ra mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của HDBank bao gồm:
2.5.2.1. Chính sách tín dụng
“Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng nhằm mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an tồn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng” (Lê Văn Tề, 2013).
Theo Greuning và Bratanovic (2009), chính sách tín dụng của ngân hàng cần chú ý đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của ngân hàng và cách thức ngân hàng quản lý danh mục cho vay của mình như việc thẩm định, ra quyết định, giám sát và thu hồi khoản vay như thế nào. Một chính sách tốt khơng những có quy định về giới hạn cho vay mà cịn cho phép nhân viên tín dụng trình bày và thuyết phục với hội đồng xét duyệt những khoản vay tốt mà không vi phạm những nguyên tắc cho vay.
Tính linh hoạt trong điều chỉnh chính sách tín dụng cũng là điều quan trọng khi vận hành. Tuỳ vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh chính sách tín dụng của mình theo hướng mở rộng hay thắt chặt. Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ được xây dựng theo hướng giảm lãi suất, tỷ lệ vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cao (từ 70-80%), thủ tục và thời gian xét duyệt cho vay sẽ gọn nhẹ và mau chóng. Ngược lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín
dụng theo hướng tăng lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và tăng độ khó trong q trình xét duyệt cho vay trong điều kiện kinh tế khó khăn. Việc điều hành chính sách tín dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.
Trên cơ sở đó giả thuyết H1 được đề xuất như sau: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh BRVT
2.5.2.2. Quy trình cấp tín dụng
“Quy trình tín dụng là quá trình tổ chức thực hiện cấp tín dụng một cách khoa học, thống nhất và hợp lý với năng lực, trình độ và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi nợ và lãi đúng hạn” (Trầm Thị Xuân Hương, 2011)
Việc đánh giá một quy trình cấp tín dụng cần tập trung vào phân tích các hướng dẫn ban hành và sổ tay tín dụng đã được áp dụng và đánh giá năng lực hoạt động của các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngồi ra cần đánh giá thêm cách thực hiện các bước lập hồ sơ tín dụng, thẩm định, ra quyết định, giải ngân, giám sát và thanh lý. Cụ thể, những yếu tố cần được đánh giá là: quy trình phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay có được chi tiết hố?; có các quy định, quy chế về ra quyết định cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và ở từng chi nhánh của hệ thống ngân hàng hay khơng?; có các quy định về đảm bảo cho từng loại hình tín dụng bao gồm cả các phương pháp, các thức định giá, lưu trữ các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay hay khơng?; có quy định về quy trình giám sát, điều hành các khoản vay đã cấp hay khơng? và quy trình xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ hay không? (Greuning và Bratanovic, 2009).
Việc thiết lập và khơng ngừng hồn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này góp phần ngân cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở đó giả thuyết H2 được đề xuất như sau: Quy trình tín dụng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – BRVT
2.5.2.3. Thơng tin tín dụng
Thơng tin tín dụng được hiểu là thơng tin mà ngân hàng thu thập được về tính cách, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng vay, mục đích vay từ các nguồn cung cấp thông tin sơ cấp và thứ cấp. Đây là yếu quan trọng tác động đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng và giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thơng tin tín dụng thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chính vì vậy thơng tin cần phải đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả về chi phí. Điều này có mối liên quan đến nguồn nhân lực, cơ cấu quản lý và kiểm sốt, và cơng nghệ thơng tin (Greuning và Bratanovic, 2009).
Thơng thường, ngân hàng có thể thu thập thơng tin tín dụng từ ba nguồn chính đó là: từ khách hàng, từ thơng tin nội bộ của ngân hàng và từ các thơng tin bên ngồi khác. Tuy nhiên việc thu thập thơng tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý trong đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề này phát sinh khi ngân hàng có ít thơng tin về uy tín, năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án của khách hàng. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho những dự án khơng mang lại lợi nhuận hay khách hàng đầu tư vốn không đúng với mục đích đã cam kết với ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào hệ thống lưu trữ thơng tin tín dụng nhằm phục vụ cho cơng tác tín dụng tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. Thơng tin từ bên thứ ba như đối tác của khách hàng, trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân hàng khác,… có thể khơng chính xác gây bất lợi cho việc ra quyết định cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải cẩn trọng trong việc thu thập, lựa chọn thông tin và nguồn gốc thông tin để đảm bảo tốt cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
Trên cơ sở đó giả thuyết H3 được đề xuất như sau: Thơng tin tín dụng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh BRVT
2.5.2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng là cơng cụ dùng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả và được áp dụng mang tính bắt buộc ở các ngân hàng trên thế giới theo đề nghị
của Hiệp ước Basel. Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của người đi vay và người đảm bảo. Xếp hạng tín dụng thường áp dụng cho những doanh nghiệp lớn, ngân hàng, công ty bảo hiểm hay các tổ chức cơng.
Theo tác giả Bessis (2011), xếp hạn tín dụng nội bộ là đánh giá tín dụng các ngân hàng ấn định cho người đi vay. Không giống như những xếp hạng của các cơ quan, sử dụng những thang đo cơng khai , xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng những thang đo độc quyền của mỗi ngân hàng.
Theo yêu cầu của Basel II, các NHTM sử dụng phương thức tiếp cận xếp hạng tín dụng nội bộ phải xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng cho toàn bộ khoản mục tín dụng, đầu tư của tài sản Có. Trên cơ sở đó, NHTM tính tốn các hệ số rủi ro cho từng khoản nợ hay cho từng loại tài sản. Kết quả xếp hạng càng thấp thì mức độ rủi ro càng cao.
Xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vỡ nợ theo 3 cấp độ cơ bản là: nguy hiểm, cảnh báo và an tồn, tức là dựa vào xác suất khơng trả nợ được của khách hàng – PD: Probality of Default. NHTM dựa vào các khoản nợ mà khách hàng đã giao dịch với ngân hàng trong quá khứ là 5 năm, với 3 nhóm dữ liệu quan trọng là các chỉ tiêu tài chính mang tính định tính và chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng, và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng (Trầm Thị Xuân Hương, 2009). Từ đó, NHTM quy định mức dự phịng trích lập dự phịng cụ thể cho từng khoản nợ theo tỷ lệ nhất định tương ứng với mức rủi ro đã tính tốn. Ngân hàng dự báo được nguy cơ vỡ nợ và kịp thời có những biện pháp xử lý khoản nợ xấu, giảm thiểu được mất mác cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng kết quả với xếp hạng tín dụng cịn ở mục địch kiểm soát các khoản vay của ngân hàng. Với từng khoản vay của khách hàng được ngân hàng xếp hạng, ngân hàng quy định về việc giám sát cho từng loại khoản vay và các chính sách phục vụ khách hàng tốt hơn (Trầm Thị Xuân Hương, 2009).
Xếp hạng tín dụng nội bộ khơng đơn thuần chỉ là cơng cụ để phân loại, thẩm định khách hàng nhằm tiến hành đi đến quyết định cấp tín dụng mà đây cịn là cơng cụ góp phần phục vụ cơng tác quản trị của ngân hàng trong cho vay, thu nợ và xử lý
rủi ro tín dụng. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo những quy định quốc tế là cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM.
Trên cơ sở đó giả thuyết H4 được đề xuất như sau: Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh BRVT
2.5.2.5. Chất lượng nguồn nhân lực
Có thể nói, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực luôn được hầu hết các ngân hàng xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như công tác quản trị. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng chặt chẽ và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt đến đâu thì nếu khơng có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng thì sẽ khó đạt những mục tiêu kinh doanh của mình.
Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là: phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng và năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.
Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết định đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ của ngân hàng ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ khác hàng còn quan tấm chú ý đến uy tín của ngân hàng và sự tin tưởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất là vấn đề thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là điều rất quan trọng trọng việc cấp đúng đối tượng khách hàng. Thực tế nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hưởng về mặt vật chất nên đã cấp tín dụng sai cho những đối tượng khách hàng khơng đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến khơng thu hồi được tiền vay, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
Về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải được sàn lọc ngay từ quá trình tuyền dụng ban đầu. Chun mơn phải là ngành tài chính ngân hàng được đào
tạo ở các trường đại học có uy tín, chất lượng. Tiếp theo trình độ phải được đánh giá thơng qua kết quả học tập, bằng cấp. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết phục vụ cho cơng tác tín dụng của mình như: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp nhằm tăng cường và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, dễ dàng tiếp thị sản phẩm của ngân hàng; kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng (Vũ Thu Hà, 2010).
Ngoài hai vấn đề trên, việc thường xuyên nâng cao trình độ chun mơn và năng lực thơng qua các lớp đào tạo ngắn hạn với các chuyên gia nhằm cập nhật kiến thức mới và lĩnh ngộ được kinh nghiệm từ đó nâng cao năng lực nghiệp vụ là điều ngân hàng cần quan tâm. Chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tiền lương, tiền thưởng là góp phần thúc đẩy động cơ làm việc có trách nhiệm và hiểu quả hơn.