(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của HDBank)
Dự phịng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng quá các năm do điều kiện kinh tế bất lợi, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán và xây dựng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng tăng qua các năm theo như phân tích ở phần trên góp phần gia tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2015, tổng chi phí dự phịng lên 1,092 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2014. Việc gia tăng dự phịng rủi ro tín dụng nhằm đối phó với những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
Tóm lại, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2015, ngành ngân hàng đối mặt
với nhiều khó khăn và thử thách do sự bất lợi của nền kinh tế trong nước, nhất là hoạt động tín dụng. HDBank luôn cập nhật thông tin thị trường, bám sát, tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN và linh động trong công tác quản trị đã giành được nhiều kết quả xuất sắc. Trong đó, dư nợ chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% tổng tài sản và tăng dần mỗi năm nhưng tỷ lệ nợ xấu được đảm bảo dưới mức quy định và vào hạng thấp toàn ngành năm 2015. Tuy nhiên trước những biến động
146 201 722 485 1,092 - 200 400 600 800 1,000 1,200 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Dự phịng rủi ro tín dụng
khó lường của nền kinh tế trong thời gian tới, việc hoàn thiện và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết nhằm duy trì sự ổn định trong kinh doanh và phát triển bền vững theo định hướng NH đã đề ra.
4.1.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM
4.1.2.1. Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phát triển TPHCM
Năm 2007, HDBank đã chính thức chuyển đổi mơ hình tổ chức chuyên bộ máy tín dụng hướng tới thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro, tách bạch các khâu ban hành chính sách, kiểm tra giám sát độc lập, quản lý rủi ro tín dụng, thẩm định rủi ro độc lập, quan hệ khách hàng để chuyên nghiệp hóa trong từng khâu và tăng cường kiểm sốt, lẫn nhau, góp phần giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Chức năng quản trị rủi ro tín dụng hàng ngày của HDBank do các Phịng chính sách tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng, Phịng Quản lý nợ, Phịng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO cùng phối hợp đảm trách. Thêm vào đó, Ban Kiểm tra kiểm sốt nội bộ tiến hành các đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất đối với các hoạt động cấp tín dụng của HDBank để đảm bảo các hoạt động này phù hợp với các hướng dẫn của HDBank theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, HDBank đã thành lập phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp để theo dõi các rủi ro trong hoạt động và rủi ro thị trường với chức năng chính là phát triển các chính sách, thủ tục và hệ thống cảnh báo sớm đối với các rủi ro hoạt động và thị trường. Từ đó, các cấp lãnh đạo sớm kịp thời điều chỉnh chính sách quản trị và biện pháp xử lý nhằm đối phó với những khó khăn của tình hình kinh tế.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng
HDBank thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đưa ra các quyết định cấp tín dụng, tăng, giảm bãi bỏ hạn mức tín dụng đối với một khách hàng hoặc xử lý nợ có vấn đề. Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được xác định trên
cơ sở (i) mức phán quyết tín dụng: định kỳ được xem xét lại hàng năm căn cứ vào phân cấp quản lý khách hàng, năng lực trình độ của cấp được xem xét (tại Trụ sở chính), quy mơ, năng lực trình độ cán bộ, kết quả hoạt động, v.v. (tại chi nhánh); (ii) việc đáp ứng các điều kiện tín dụng của khách hàng: điều kiện tín dụng được xây dựng, chỉnh sửa, thay đổi tuân theo các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn đảm bảo an tồn và tính cạnh tranh của HDBank. Trong năm 2012, HDBank đã triển khai thành công giai đoạn 1 của chuyển đổi mơ hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của HDBank bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của HDBank, do Hội đồng quản trị HDBank ban hành phù hợp với chiến lược phát triển HDBank và những quy định pháp lý hiện hành. Các chính sách tín dụng của HDBank nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược phát triển của HDBank.
Các nguyên tắc trong việc ban hành chính sách tín dụng của HDBank bao gồm: tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể trong q trình cấp tín dụng, phán quyết tín dụng, thẩm định tín dụng, xử lý rủi ro; kinh doanh tín dụng
theo nguyên tắc thương mại và thị trường; chọn lọc khách hàng; lãi suất linh hoạt; tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của HDBank; chính xác và minh bạch trong tổ chức hạch tốn, phân loại nợ, thống kê tín dụng.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình cấp tín dụng
HDBank đã xây dựng quy trình cấp tín dụng nhằm mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH. Quy trình cấp tín dụng xác định cụ thể người thực hiện cơng việc và trách nhiệm của nhân viên liên quan trong q trình cho vay.
Quy trình cấp tín dụng của HDBank bao gồm các bước sau: thu thập thông tin, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ; thẩm định đề xuất cấp tín dụng; thẩm định, đề xuất quyết định giới hạn tín dụng, lập tờ trình thẩm định cấp giới hạn tín dụng; phê duyệt giới hạn tín dụng cho KH; thông báo bằng văn bản cho KH, soản thảo, ký kết hợp đồng bảo đảm và thực hiện các thủ tục công chức, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo; nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu KH, tài liệu về TSĐB; giải ngân; kiểm tra giám sát sau khi cho vay; xử lý nợ nếu có vấn đề; thu nợ; lưu trữ hồ sơ.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank được xây dựng nhằm đo lường rủi ro tín dụng của KH thơng qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank được áp dụng cho đối tượng KH là tổ chức kinh tế, KH cá nhân/hộ gia đình với quy định và hướng dẫn chấm điểm, xếp hạng cụ thể. HDBank xếp hạn các KH thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ cao đến thấp tương ứng với từng ký tự: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng của HDBank được thực hiện trên hệ thống INCAS được xây dựng và triển khai từ năm 2005 góp phần hỗ trợ việc chấm điểm và xếp hạng nhanh chóng và việc quản lý dễ dàng hơn cho các cấp quản lý. Công tác trực tiếp thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH được thực hiện bởi các cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn hoặc ban lãnh đạo thuộc Phòng Kinh doanh Khách hàng, hoặc nhân viên, lãnh đạo Phịng Quản lý rủi ro tín dụng ở mỗi chi nhánh, Phòng Đánh giá xếp hạng khu vực, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc được uỷ quyền.
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank còn được sử dụng để phân loại mức độ rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay từ đó NH sẽ quyết định mức giới hạn tín dụng và mức lãi suất phù hợp. Việc xếp hạng tín dụng ngồi ra cịn là một trong những căn cứ quan trọng để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, lựa chọn quan hệ KH, theo dõi diễn biến về hạng KH để điều chỉnh quan hệ tín
dụng phù hợp, đánh giá, giám sát và có biện xử lý vấn đề bất ổn về tình hình tài chính của KH một cách kịp thời.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hạn mức tín dụng
HDBank thực hiện quản trị rủi tro dựa trên hạn mức tín dụng, là giới hạn tối đa về vốn của HDBank có thể sử dụng để cấp tín dụng, gửi tiền và đầu tư đối với một đối tác trong một thời gian nhất định. Việc xác định hạn mức tín dụng đối với một KH phải được thực hiện thông qua quy trình cấp giới hạn tín dụng mà HDBank quy định bao gồm tìm kiếm KH, hướng dẫn KH lập hồ sơ, thu thập thơng tin, phân tích thẩm định KH, lập tờ trình thẩm định, phê duyệt hạn mức tín dụng.
Sau khi được xét duyệt cho vay, HDBank cấp tín dụng cho KH với hạn mức đã xét duyệt. Tùy vào năng lực tài chính, khả năng trả nợ của KH mà HDBank có thể giảm hoặc tăng hạn mức tín dụng cho KH. Việc thực hiện cấp hạn mức tín dụng cho KH trong q trình cấp tín dụng HDBank giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay
HDBank đã thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay trong q trình cấp tín dụng cho KH nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của KH, phịng ngừa rủi ro tín dụng và phịng ngừa gian lận từ phía KH. Căn cứ vào năng lực tài chính của KH, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, HDBank có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay như: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của KH vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành vốn vay.
Loại tài sản mà HDBank chấp nhận thực hiện bảo đảm tiền vay phải thỏa điều kiện: tài sản thuộc sở hữu của KH, tài sản khơng có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch, tài sản phải được bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm khơng thấp hơn gía trị tài sản đó.
Việc xác định giá trị TSĐB do HDBank thẩm định và định giá bằng việc thành lập tổ định giá hoặc thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của TSĐB, Tổng Giám đốc
HDBank quy định phương pháp xác định giá trị TSĐB phù hợp với quy định của pháp luật và của HDBank. Các tài liệu liên quan đến TSĐB sẽ được lưu trữ trong hồ sơ cấp tín dụng tại HDBank. Các thông tin dùng để làm căn cứ khi xác định giá trị TSĐB đó là: kết quả định giá của cơ quan thẩm định giá, kết quả khảo sát của HDBank, giá quy định của Nhà nước, giá mua bán trên thị trường, giá trị còn lại trên sổ sách kế tốn, các thơng tin về giá từ cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, … Mức tín dụng tối đa được cấp khi có TSĐB, theo HDBank quy định, là 70% giá trị TSĐB đã được xác định.
Quản trị rủi ro tín dụng thơng qua chính sách quản lý nợ có vấn đề
HDBank đánh giá cơng tác quản lý nợ có vấn đề là một bộ phận trong quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì thế, NH đã xây dựng một quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề một cách cụ thể, chi tiết bao gồm nhiều bước như phòng ngừa bằng việc xác định rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan cho đến việc thu thập thơng tin, phân tích thơng tin, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận biết các khoản nợ có vấn đề, kiểm tra hồ sơ có vấn đề, tiếp đến và việc lập kế hoạch, ra quyết định xử lý và có những biện pháp xử lý thích hợp cho những khoản nợ có vấn đề góp phần giảm thiểu tổn thất cho hoạt động tín dụng của NH. Bên cạnh đó, cơng tác phân loại nợ luôn được HDBank chú trọng và đánh giá là phương pháp quan trọng và đầu tiên trong quản lý nợ có vấn đề. Vì vậy, HDBank ln tn thủ quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà Nước ban hành.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên việc xây dựng các định hướng chiến lược về tín dụng và đầu tư
Phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Hoạt động quản lý cấp tín dụng và
đầu tư phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn và phát triển bền vững. Cơ cấu cấp tín dụng và đầu tư phù hợp với chính lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro và cơ cấu nguồn vốn. Mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ các cấp.
Tập trung vốn cho các đối tượng khách hàng chiến lược và ngành hàng chiến lược. Các đối tượng khách hàng chiến lược bao gồm: các tổ chức tín dụng
trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Các ngành hàng chiến lược bao gồm: ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như khai thác tài nguyên, vận tải, công nghiệp năng lượng, điện lực, viễn thông, …; các ngành công nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp nhập khẩu tư liệu sản xuất và dược phẩm; các ngành cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Hạn chế cấp tín dụng cho các đối tượng đặc biệt thuộc diện HDBank quy định hạn chế và khơng cấp tín dụng theo từng thời kỳ.
Phân cấp quản lý kinh doanh tín dụng cho Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch phải phù hợp với giới hạn về địa lý và lĩnh vực chuyên mơn. Việc
cấp tín dụng cho KH phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh trụ sở chính của KH, khả năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và dịng ln chuyển tài chính của KH mà Chi nhánh cho vay tại địa phương không phải nơi đăng ký kinh doanh của trụ sở chính của KH. Ngồi ra, việc cấp tín dụng cịn phụ thuộc vào khả năng thẩm định, quản lý và kiểm soát của các Chi nhánh của HDBank.
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng.
Q trình cấp tín dụng của các chi nhánh HDBank căn cứ vào điều kiện cấp tín dụng theo quy định hiện hành đồng thời quán triệt quan điểm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng, đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn sau: kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, phẩm chất đạo đức của KH, thực trạng tài chính, trình độ tổ chức và hạch toán kế toán, hiệu quả của phương án sản xuất/dự án đầu tư,…
Hạn chế cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo. Hằng năm, Hội đồng tín
dụng cơ sở của từng Chi nhánh đề xuất mức cấp tín dụng khơng có bảo đảm tài sản cho một khách hàng và tỷ trọng cấp tín dụng khơng có bảo đảm bằng tài sản trong tổng cơ cấu tín dụng trình Hội đồng tín dụng Trụ sở chính theo ngun tắc tỷ trọng đối với hình thức cấp tín dụng này chỉ ở một tỷ trọng nhỏ không ảnh hưởng đến sự ổn định của chi nhánh khi rủi ro xảy ra.
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của tài sản đảm bảo. Ngoại việc tuân thủ