Nhân tố Môi trường bên ngoài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TP HCM HDBANK chi nhánh vũng tàu (Trang 112 - 115)

5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.4. Nhân tố Môi trường bên ngoài:

Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của HDBank, yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NH =0.14). Yếu tố này phần lớn chịu sự chi phối của công tác quản lý điều hành của Chính phủ và NHNN. Những đề xuất trên này góp phần ổn định kinh tế và môi trường kinh doanh không riêng cho HDBank mà cho tất cả các NHTM và các ngành nghề khác nói chung.

5.2.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Chính phủ cần thực hiện quản lý kinh tế theo hướng xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn hợp lý, cụ thể và rõ ràng vừa đảm bảo ổn định vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo hướng tập trung thế mạnh ở từng thời kỳ và giai đoạn phát triển, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi còn mang tính hành chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như: cần ra soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ. Hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để một khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường hoàn thiện các lĩnh vực có liên quan như hoạt động công chứng; cải cách thủ tục hành chính như cơ quan đăng ký quản lý bất động sản, động sản có đăng ký, hộ tịch; thiết lập cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan có liên quan với nhau và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời sự phát triển của nền kinh tế xã hội để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc công bố thông tin của doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch. Một vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thẩm định năng lực tài chính của KH là mức độ tin cậy và sự chính xác của thông tin mà các doanh nghiệp công bố. Do đó, nhằm giúp các NH giảm bớt thời gian và áp lực trong công tác đánh giá và thẩm định năng lực tài chính của KH, Bộ tài chính cần quy định về việc các doanh nghiệp khi vay vốn NH cần phải có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. Mặc dù, điều này sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt

là những doanh nghiệp nhỏ, không có hệ thống quy trình lập các báo cáo kế toán chuyên nghiệp. Tuy nhiên để nâng cao tính minh bạch trong việc công bố thông tin thì đây là vấn đề cấp thiết. Đồng thời cần quy định chắc chẽ hơn về điều kiện thành lập công ty kiểm toán và trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, thiếu trung thực.

Quyền chủ nợ của NH cần được đảm bảo để tạo điều kiên xử lý TSBĐ nhanh chóng. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của NH và bảo đảm tiền vay nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay, tránh tính trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của NH. Đồng thời các văn bản quy định cần phải có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chống chéo.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cần được tăng cường như: Cơ quan Công an, Chính quyền địa phương, Phòng Công chứng, Sở Tài nguyên Môi trường,…nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu để hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu cũng như các hoạt động thẩm định tín dụng, thu thập thông tin tín dụng của NHTM.

5.2.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Qua thông tin Trung tâm thông tin tín dụng, NH sẽ biết đến lịch sử vay vốn, uy tín trong việc thanh toán của KH. Nếu một KH có lịch sử nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng thì NH cần xem xét lại trong việc ra quyết định cấp tín dụng nên thông tin Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của KH để các NH có cơ sở để đánh giá KH vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thu thập thông tin phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức thanh tra, giám sát các NH. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra. Thực hiện có hiệu quả

việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng TCTD ở từng địa phương. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường cán bộ thanh tra kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp dù là nhỏ; đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp với những thanh tra viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi.

Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra thông qua việc nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, sử dụng nhiểu biện pháp như thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa nhằm phát hiện, đưa ra cảnh báo kịp thời giúp các NHTM có biện pháp phòng ngừa tủi ro hiệu quả, đặc biệt là RRTD.

NHNN cần phải quản lý và giám sát nguồn vốn của VAMC minh bạch và hiệu quả. NHNN phải có đánh giá về hoạt động của công ty này thường xuyên đảm bảo việc mua bán nợ tại Việt Nam là hiệu quả, tránh tình trạng thu lỗ gây thất thoát nguồn vốn của ngân sách. Bên cạnh đó, NHNN cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, chế tài nghiêm minh nhằm tránh tình trạng NHTM ỷ lại vào nguồn tài trợ của VAMC mà không tích cực xử lý nợ xấu và lơ là trong hoạt động quản trị tín dụng . Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC vào ngày 26/7/2013 góp phần giải quyết nợ xấu còn tồn đọng tại các NHTM Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 53 của Chính phủ, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ được yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC. NHNN dự kiến công ty này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100,000 tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%. Giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp bách cần phải thực hiện hỗ trợ các NHTM vượt qua trình trạng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TP HCM HDBANK chi nhánh vũng tàu (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)