Nghĩa của việc phối hợp trở kháng

Một phần của tài liệu ly thuyet truong dien tu va sieu cao tan ĐH Dien Luc (Trang 126 - 127)

C sẽ là: Z1 = ch1 Z

6.11.1. nghĩa của việc phối hợp trở kháng

(i) Do mất phối hợp nên trong tuyến siêu cao có sóng đứng. Thực hiện việc phối hợp trở kháng ở siêu cao có nghĩa là dùng những phần tử phối hợp đưa vào đường truyền để giảm đến mức tối đa sự phản xạ sóng trong một dải tần xác định. Khi trong tuyến siêu cao đã được phối hợp trở kháng lý tưởng thì chỉ có sóng chạy thuần t, tức là có Kch = 1. Việc phối hợp trở kháng đóng vai trị rất quan trọng trong thực tiễn và là vấn đề hay gặp trong kỹ thuật siêu cao tần. Thật vậy, nếu trong tuyến siêu cao tần khi mất phối hợp trở kháng sẽ gây ra các tác hại xấu như sau:

Ta biết rằng công suất truyền lan từ máy phát đến tải trên đường truyền được xác định theo công thức:

Ptải = Ptới – Ppx = Ptới(1 - |R|2)

Khi tải được phối hợp với đường truyền thì: |R| = 0, Ptải = Ptới và đạt giá trị cực đại

Khi mất phối hợp với đường truyền, do |R| > 0 nên Ptải < Ptải max=

Như vậy công suất truyền từ máy phát đến tải giảm.

(ii) từ lý thuyết đường truyền, ta có biểu thức xác định công suất truyền lan tới hạn dọc đường truyền là:

Pth = Pthmax(1 - |R|)/(1 + |R|) = Pthmax/Kd

Ở đây, Pthmax là công suất truyền lan tới hạn khi đường truyền được phối hợp hoàn toàn |R|

= 0. Rõ ràng nó là cơng suất truyền lan lớn nhất đường truyền có thể chịu đựng được mà khơng

xảy ra hiện tượ ng đánh lửa. Khi mất phối hợp trở kháng, tức |R| khác 0 thì Pth < Pthmax tứ c là công suất truyền lan tới hạn trên đường truyền giảm đi, trên đường truyền có sóng đứng và tại các điểm

bụng của nó dễ xảy ra hiện tượng đánh lửa nếu truềyn công suất lớn hơn giá trị tới hạn.

(iii) Nếu trong đướng truyền mất phối hợp thì sự suy giảm sóng trong nó lớn, tiêu hao năng lượng lớn làm giảm hiệu suất của đường truyền.

Hàm suy giảm công tác L của một đoạn đường truyền dài l với sóng truyền trên nó đựoc xác định theo công thức: L = 10lg p = 10lg 1− | R | 2 e−4αl vao P (1− | R |2 )e−2αl ra

với α là hệ số tiêu hao.

Khi đường truyền đựơc phối hợp hoàn tồn, tức là |R| = 0 thì: L = Lmin = 10lge2αl = 20αllge = 8,68αl (dB)

Nếu đường truyền bị mất phối hợp, tức là |R| khác 0 thì L > Lmin tức là tiêu hao trong đường truyền tăng lên làm giảm hiệu suất của nó.

(iv) Ngồi ra khi đường truyền bị mất phối hợp trở kháng, sóng phản xạ sẽ trở về máy phát làm ảnh hưởng đến chế độ làm việc ổn định của máy phát cả về phương diện cơng suất lẫn tần số.

Do đó trong tuyến siêu cao tần, máy phát thường được lắp qua thiết bị phối hợp với đường truyền. Các thiết bị này có thể là các phần tử cách ly như; các bộ suy giảm biến đổi hoặc các bộ van.

Vấn đề phối hợp trở kháng thường được chia làm hai loại: phối hợp trở kháng dải rộng và phối hợp trở kháng dải hẹp.

Một phần của tài liệu ly thuyet truong dien tu va sieu cao tan ĐH Dien Luc (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w