Bộ lọc siêu cao tần

Một phần của tài liệu ly thuyet truong dien tu va sieu cao tan ĐH Dien Luc (Trang 131 - 132)

C sẽ là: Z1 = ch1 Z

6.12. Bộ lọc siêu cao tần

Chúng ta quan niệm bộ lọc tần số siêu cao tần hay gọi tắt là bộ lọc siêu cao tần là một mạng 4 cực siêu cao thực hiện sự truyền dao động siêu cao đến tải ứng với đặc trưng tần số đã cho: L(ω)

Đặc trưng tần số của bộ lọc siêu cao đựơc lấy từ hàm suy giảm cơng tác của nó. Hàm này chính là nghịch đảo của bình phương module hệ số truyền của mạng 4 cực. Trong kỹ thuật siêu cao tần, bộ lọc siêu cao được ứng dụng rất rộng rãi trong các nhiệm vụ như: tách các tín hiệu từ thơng tin nhiều kênh, hoặc trộn nhiều tín hiệu từ các kênh riêng rẽ, phân đường tín hiệu thu và phát, lọc các phần trong phổ tín hiệu phức tạp v.v…

Ngườ i ta phân loại bộ lọc siêu cao tần theo đặc trưng tần số hoặc theo kết cấu của nó. Từ đặc trưng tần số, bộ lọc siêu cao được chia làm 4 loại:

- Bộ lọc thông thấp. - Bộ lọc thông cao. - Bộ lọc thông dải. - Bộ lọc chắn dải.

Dựa trên kết cấu của bộ lọc, người ta còn chia ra các loại sau: - Bộ lọc ghép 1/4 bước sóng.

- Bộ lọc ghép trực tiếp. - Bộ lọc từ đường dây đôi.

- Bộ lọc từ cộng hưởng đồng trục. - v.v…

Trong kỹ thuật, các bộ lọc siêu cao thường được cấu tạo từ các mạch cộng hưởng nối ghép lại với nhau. Mỗi mạch tiêng rẽ này gọi là một khâu hay một mắt của bộ lọc. Để xây dựng các bộ lọc siêu cao tần theo đặc trưng tần số cho trước, ng ười ta thường ghép nối tầng các khâu của bộ lọc. Việc tổng hợp bộ lọc siêu cao tần được chia làm 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: tổng hợp bộ lọc từ mẫu với các tham số tập trung theo đặc trưng tần số đã cho.

- Giai đoạn 2: từ các sơ đồ tương đương của các khâu mạch cộng hưởng siêu cao với các mạch tham số tập trung L và C ta tìm được các tham số mạch điện và hình học của mạch cộng hưởng siêu cao từ bộ lọc mẫu vừa xây dựng.

Tóm tắt chương 6

Chương 6 tập trung vào các phần tử thụ động trên đường truyền siêu cao tần. việc phân tích các phần tử này khơng thực hiện bằng cách phân tích các phương trình ở lý thuyết tr ường điện từ mà tập trung vào phân tích các quan hệ ở các đầu vào và ra của các phần tử. công cụ được sử dụng để phân tích là các ma trận.

Sinh viên cần nắm vững các phần 6.1 và 6.2 là phần trình bày tổng quát về các phần tử này (đượ c gọi là các mạng nhiều cực siêu cao tần), trong đó gồm các khái niệm sẽ được sử dụng khi phân tích.

Các phần 6.3 đến 6.12 đi vào phân tích các phần tử 2 cực, 4 cự c, 6 cực, và 8 cực khác nhau cùng vớ i một số ví dụ thực tế của mỗi loại phần tử. Sinh viên có thể xem thêm ở các tài liệu tham khảo về các phần tử thực tế khác.

Phần 6.11 trình bày về vấn đề phối hợ p trở kháng và đồ thị Smith là một cơng cụ quan trọng để giải các bài tốn về mạng siêu cao tần. Sinh viên cần chú ý kỹ phần này.

Bài tập chương 6

Một phần của tài liệu ly thuyet truong dien tu va sieu cao tan ĐH Dien Luc (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w