Ảnh hưởng của một số hiện tâm lý xã hội phổbiến trong du

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 32 - 37)

4. Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học xã hội và tâm lý du lịch

4.2. Ảnh hưởng của một số hiện tâm lý xã hội phổbiến trong du

4.2.1. Phong tục tập quán

- Phong tục tập quán:

Phong là nề nếp đã được lan truyền rộng rãi. Tục là những luật lệ, tập tục lâu đời. Tập quán là những ứng xử quen thuộc của con người trong những hoàn cảnh nhất định.

Phong tục tập quán được hiểu là những nề nếp, luật lệ, yêu cầu, những thói quen lâu đời trở thành những định chế (được mọi người thừa nhận và tuân theo) trong một cộng đồng người nhất định.

- Ảnh hưởng của phong tục tập quán với hoạt động du lịch

Phong tục tập quán ở đây là một khía cạnh trong tính cách dân tộc, nó là một yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Phong tục tập quán của một cộng đồng, một quốc gia chính là một trong các yếu tố tạo nên tính dị biệt trong các sản phẩm du lịch, đặc biệt là trong các sản phẩm du lịch lễ hội và du lịch văn hoá (vì phong tục cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên các sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch lễ hội).

Bên cạnh đó phong tục tập quán còn có những tác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu du lịch và động cơ du lịch của con người. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch (đến quyết định hay từ chối tiêu dùng, như trong việc ăn uống phần lớn tuân theo tập quán của từng cộng đồng, dân tộc), nó cũng là một trong các nhân tố góp phần tạo nên tính thời vụ trong du lịch.

Phong tục tập quán là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến tính cách, nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị và cách ăn uống của khách du lịch.

4.2.2. Truyền thống

Truyền thống là một hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến hình thành trong quá trình hoạt động giao lưu giữa con người với con người trong một cộng đồng nhất định. Truyền thống còn được xem là những di sản tinh thần phản ánh tình cảm, khát vọng, hành vi và thói quen ứng xử của một nhóm xã hội nào đó. Nội dung của nó đã, đang và sẽ luôn được các thành viên mới của nhóm kế tục và phát huy. Truyền thống mang tính kế thừa, đặc trưng cho từng cộng đồng cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội - lịch sử của cộng đồng đó.

33

Do đặc tính tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử nên cá nhân thuộc cộng đồng nào tất nhiên chịu sự chi phối của cộng đồng đó, vì vậy truyền thống ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu và hành vi của khách du lịch.

Truyền thống của tập thể cán bộ du lịch chính là chất keo dính mọi người với nhau, củng cố tập thể và làm cho tập thể có tính độc đáo, tạo nên đặc điểm riêng biệt của du lịch. (truyền thống hiếu khách; vui lòng khách đến, đẹp lòng khách đi).

Truyền thống là một trong những yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội thoải mái, dễ chịu.

4.2.3. Tôn giáo - tín ngưỡng

+ Tôn giáo, tín ngưỡng:

- Tín ngưỡng là sự tin tưởng vào một điều gì đó siêu nhiên và niềm tin đó chi phối cuộc sống tinh thần, vật chất và hành vi của con người.

- Tôn giáo là hình thức có tổ chức, có cương lĩnh mục đích. Nghi thức và hệ thống lý luận để đưa lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững.

- Tôn giáo - tín ngưỡng là một phần quan trọng trong đời sống tâm lý, tinh thần của con người, vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu và hành vi của họ.

+ Ảnh hưởng của tôn giáo - tín ngưỡng đối với hoạt động du lịch:

Tác động đến tâm lý, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch, của các nhóm người tham gia hoạt động du lịch.

Là yếu tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch tín ngưỡng. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế, khoa học và xã hội phát triển nhưng yếu tố tín ngưỡng không vì thế bị xem nhẹ, loại hình du lịch tín ngưỡng đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam như: Chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính, Tam Chúc…

Các tài nguyên du lịch nhân văn, các công trình kiến trúc cổ có giá trị đều ít nhiều liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng.

4.2.4. Tính cách dân tộc

- Tính cách dân tộc.

Tính cách dân tộc là những thuộc tính tâm lý xã hội của những cộng đồng dân tộc trong những điều kiện xã hội nhất định. Nó là những nét tính cách điển hình riêng biệt mang tính ổn định, đặc trưng trong các mối quan hệ của dân tộc. Tính cách dân tộc được hình thành từ đời sống tâm lý chung của các cá nhân trong một cộng đồng dân tộc qua nhiều thế hệ, chúng được kế thừa, gìn giữ và phát triển.

Tính cách dân tộc được biểu hiện trong các giá trị truyền thống dân tộc, trong phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, trong cách biểu cảm…

34

- Ảnh hưởng của tính cách dân tộc đối với hoạt động du lịch

Cá nhân thuộc quốc gia, dân tộc nào thì tâm lý của họ chịu sự chi phối của tính cách dân tộc đó. Khi nghiên cứu tâm lý khách du lịch theo quốc gia dân tộc, một yếu tố vô cùng quan trọng cần được xem xét đó chính là tính cách dân tộc, vì có nắm bắt được những nét tính cách dân tộc của họ mới có cơ sở để chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp, không bị động trước hành vi ứng xử và hành vi tiêu dùng của khách.

Tính cách dân tộc còn là thành phần chủ đạo trong bản sắc văn hoá của từng dân tộc, nó là yếu tố để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hoá mang tính đặc trưng cho từng dân tộc.

4.2.5. Bầu không khí tâm lý xã hội

- Bầu không khí tâm lý xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động và giao tiếp của những cá nhân trong những điều kiện nhất định nào đó, ở đây tâm lý người này có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý người khác tạo nên một trạng thái tâm lý chung của nhóm hay tập thể.

- Ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý xã hội với hoạt động du lịch

Do bầu không khí tâm lý xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và hành vi của con người trong nhóm, nên tại một điểm du lịch, một nhà hàng, một khách sạn… cần thiết phải tạo ra một bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh, thoải mái, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý của khách, tới mức độ thoả mãn của khách, tới chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch.

Một bầu không khí tâm lý xã hội vui vẻ, náo nhiệt, tích cực chẳng hạn như bầu không khí tâm lý xã hội ở một sân vận động, một lễ hội sẽ là yếu tố tăng sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch. Thậm chí trong một số trường hợp nó chính là yếu tố thu hút khách đến với các sản phẩm du lịch.

Ví dụ: Trong lễ hội bia ở Munich - Đức đa phần khách đến với lễ hội để được hòa mình trong bầu không khí rất đặc trưng của nó.

4.2.6. Dư luận xã hội đối với hoạt động du lịch

Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó là phương thức tồn tại đặc thù của ý thức xã hội, là ý kiến thái độ của những nhóm xã hội nhất định khi có những sự kiện nào đó có liên quan đến lợi ích của nhóm. Hay nói cụ thể chính là ý kiến thái độ mang tính phán xét, đánh giá về những sự kiện mà họ quan tâm theo những chuẩn mực xác định.

- Ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động du lịch: Tác động đến tâm lí, hành vi tiêu dùng của khách.

Tác động đến các chính sách phát triển du lịch, vì trong du lịch dư luận xã hội biểu hiện dưới dạng các khuyến nghị, đòi hỏi cũng như những thái độ, ý kiến đồng tình hay phản đối với các chính sách phát triển du lịch.

35

Dư luận xã hội trong du lịch còn là những ý kiến thái độ phản hồi, đánh giá về giá cả, chất lượng, chủng loại các sản phẩm dịch vụ du lịch. Vì vậy việc nắm bắt dư luận sẽ giúp cho doanh nghiệp du lịch có những biện pháp điều chỉnh kinh doanh nhanh chóng và hợp lý.

Dư luận xã hội còn tác động đến nguồn khách, vì thông thường khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, du khách luôn có động thái tham khảo dư luận. Những ý kiến đánh giá của dư luận là một trong những cơ sở cho họ đưa ra quyết định của mình.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Nội dung đánh giá:

+ Quan niệm Mác-xít về tâm lý; các phương pháp nghiên cứu tâm lý. + Các quy luật của đời sống tình cảm.

+ Ảnh hưởng của một số hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong du lịch.

+ Cách thức và phương pháp đánh giá : 01 bài kiểm tra viết từ 2 đến 3 câu hỏi. Thang điểm 10.

- Gợi ý tài liệu học tập:

+ Tâm lý khách du lịch, Hồ Lý Long, 2006, NXB Lao động - Xã hội, 2006.

+ Giáo trình Tâm lý du lịch, Trịnh Xuân Dũng, Nguyễn Vũ Hà, 2004, NXB Văn hóa thông tin.

* Ghi nhớ

- Bản chất hiêṇ tương ̣ tâm lý. - Nhân cách.

- Tình cảm.

- Ảnh hưởng của môṭ số hiêṇ tương ̣ tâm lý xã hôị phổ biển trong du licḥ. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1

1. Em hãy trình bày quan niệm Mác - xít về tâm lý người. Dựa vào quan niệm đó, hãy giải thích sự khác nhau giữa tâm lí của khách du lịch có sự khác nhau về nghề nghiệp (hay những đặc điểm khác như dân tộc, giới tính, độ tuổi, môi trường sống...).

2. Trình bày các phương pháp nghiên cứu tâm lí. Phương pháp nào thường được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá những đặc điểm tâm lí cơ bản của khách du lịch ? Vì sao ?

3. Nhân cách là gì ? Hãy trình bày cấu trúc của nhân cách.

4. Với khách du lịch được phân theo các kiểu khí chất khác nhau họ thường có những biểu hiện như thế nào ?

36

6. Trình bày các quy luật của đời sống tình cảm. Cho ví dụ ? Có thể vận dụng các quy luật này vào hoạt động du lịch như thế nào?

37 BÀI 2

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHUNG CỦA KHÁCH DU LỊCH Mã bài: MĐ08-02

Giới thiêu:̣

Quá trình phục vụ du lịch bao giờ cũng diễn ra trong những mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Trong mỗi cá nhân cụ thể đều mang trong đó cái chung của loài người, các đặc thù của cộng đồng và cái cá biệt của cá nhân khi họ tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Mặt khác, quá trình tham gia hoạt động du lịch thường có những hiện tượng tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện. Các hiện tượng này hình thành do hoạt động du lịch nhưng mặt khác nó lại có những tác động trở lại với hoạt động du lịch nói chung, và trong quá trình kinh doanh phục vụ khách du lịch nói riêng.

Với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hoá các sản phẩm nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của khách, mang lại cho khách những niềm vui, để lại cho du khách những ấn tượng tốt đẹp… Điều này đòi hỏi người phục vụ du lịch ngoài việc nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp… còn phải nắm vững được những đặc điểm tâm lý, những hiện tượng tâm lý hình thành, phát triển và tác động đến quá trình phục vụ của mình.

* Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm cơ bản về hành vi của người tiêu dùng du lịch. - Phân tích được động cơ và sở thích của khách du lịch, nhu cầu du lịch. - Phân biệt được tâm trạng và cảm xúc của khách du lịch.

- Chủ động,̣ tích cực tı̀m hiểu về đăc ̣ điểm tâm lý của du khách. * Nội dung chı́nh:

1. Hành vi của người tiêu dùng du lịch Muc ̣ tiêu:

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)