Động cơ đi du lịch của con người ngày nay

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 40)

2. Động cơ và sở thích của khách du lịch

2.1. Động cơ đi du lịch của con người ngày nay

41

Động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hành vi của cá nhân, vì rằng cá nhân không bao giờ hành động một cách vô cớ, mỗi hành động đều có những nguyên nhân của nó, có những yếu tố thúc đẩy con người hành động. Vì vậy khi xem xét hành vi của bất cứ cá nhân nào, người ta đều quan tâm đến động cơ của hành động. Vậy động cơ là gì ?

Động cơ là hệ thống động lực điều khiển bên trong cá nhân, thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được những mục đích nào đó. Như vậy, động cơ đi du lịch chính là những yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, trong số các yếu tố này mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi chính là yếu tố cơ bản tạo nên động cơ đi du lịch của con người ngày nay.

Nắm được động cơ đi du lịch của khách sẽ có những biện pháp khai thác và phục vụ tối ưu. Chẳng hạn cũng là những du khách đi du lịch từ Thanh Hóa ra Hà Nội, nhưng với những động cơ khác nhau: như đi chữa bệnh, tham quan, giải trí, thăm viếng người thân thì họ có những nhu cầu và hành vi khác nhau.

Có nhiều cách phân loại động cơ du lịch, tuy nhiên các cách phân loại cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế con người đi du lịch thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau trong đó có những mục đích giữ vai trò chủ đạo và có những mục đích giữ vai trò phụ. Thông thường người ta chia động cơ đi du lịch thành 3 nhóm chính:

- Động cơ chủ yếu là du lịch.

- Động cơ du lịch kết hợp với công vụ. - Các động cơ khác

2.1.2. Các loại động cơ đi du lịch

- Động cơ chủ yếu là du lịch:

+ Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng… + Đi du lịch với mục đích tham quan, giải trí, thay đổi môi trường sống, phục hồi tâm sinh lý…

+ Đi du lịch với mục đích sinh thái, tham dự các lễ hội văn hoá, thể thao…

- Đi du lịch kết hợp với công vụ:

+ Đi du lịch với mục đích thăm viếng, ngoại giao. + Đi du lịch với mục đích công tác.

+ Đi du lịch vì mục đích kinh doanh.

+ Đi du lịch kết hợp với việc tham dự các liên hoan, hội thảo, triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao…

+ Đi du lịch với mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du khảo văn hoá…

42

+ Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân. + Đi du lịch với mục đích tôn giáo - tín ngưỡng. + Đi du lịch vì thị hiếu.

+ Đi tuần trăng mật. + Du lịch quá cảnh…

+ Đi du lịch với mục đích điều dưỡng, chữa bệnh. 2.2. Những sở thích của khách du lịch

2.2.1. Sở thích và sự hình thành sở thích

Sở thích là những thái độ có sự rung động và ổn định của cá nhân đối với một sự vật hiện tượng nào đó có liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người.

Sở thích được hình thành trên cơ sở của nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu của cá nhân đều trở thành sở thích, chỉ có những nhu cầu ở cấp độ khát vọng chứa đựng sự rung động mới là nội dung của sở thích. Khác với nhu cầu, để một sở thích của cá nhân tồn tại và phát triển cần phải thoã mãn hai điều kiện sau:

- Cái gây ra sở thích phải được cá nhân hiểu rõ ý nghĩa của nó với đời sống riêng của bản thân.

- Đối tượng phải gây ra ở cá nhân những rung động (những cảm xúc dương tính), đây cũng là yếu tố đặc trưng để phân biệt giữa sở thích với nhu cầu. Chẳng hạn có những trường hợp nhu cầu xuất hiện, nhưng đối tượng nhu cầu chưa được ý thức, hoặc có nhu cầu về du lịch nhưng người có nhu cầu chưa ý thức được cần thoả mãn như thế nào và ở đâu… Nhưng khi đã là sở thích thì không có những vấn đề tương tự, vì khi con người đã có sở thích về một đối tượng nào đó, thì họ đã ý thức về đối tượng đó, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống của họ. Do đó sở thích lôi cuốn, thu hút người đó về phía đối tượng tạo ra sự khát khao tiếp cận và đi sâu vào đối tượng.

Sở thích đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của con người. Trước hết sở thích tạo ra khát vọng tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo những hướng xác định.

Sự phát triển sở thích trong tiêu dùng du lịch của con người phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Sự phát triển của các sản phẩm du lịch.

- Đặc điểm tâm lý - xã hội của cá nhân. - Trào lưu của xã hội.

Sở thích của cá nhân được hình thành trên nền tảng của nhu cầu du lịch, nó chịu sự chi phối và ước định của đối tượng thoả mãn.

43

2.2.2. Các loại sở thích dựa trên động cơ đi du lịch.

Căn cứ vào động cơ đi du lịch, có thể chỉ ra những sở thích của khách du lịch, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến một số động cơ đi du lịch mang tính chất phổ biến.

- Nếu động cơ đi du lịch là nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý thì sở thích của khách du lịch thường là:

+ Thích đi theo các chương trình du lịch trọn gói, thích đi theo nhóm.

+ Thích đến các điểm du lịch nổi tiếng, thích sự yên tĩnh thơ mộng ở nơi du lịch.

+ Thích những sinh hoạt vui chơi thông thường như tắm nắng, tắm biển, vui đùa trên cát, đi dạo…

+ Thích các phương tiện vận chuyển tiện nghi và tốc độ cao

+ Thích thăm viếng bạn bè, người thân ở nơi du lịch, thích giao tiếp nói chuyện với các khách du lịch khác.

+ Thích có nhiều dịch vụ bổ sung như giải trí, vui chơi, nhiều cửa hàng…

+ Thích mọi việc đã được sắp đặt sẵn, chất lượng giá cả dịch vụ đã được chuẩn hoá.

- Nếu đi du lịch để khám phá tìm hiểu, du khảo văn hoá, nghiên cứu khoa học, địa lý... khách du lịch thường có các sở thích sau:

+ Thích phiêu lưu mạo hiểm. + Thích tới những nơi xa xôi. + Thích tìm tòi những điều mới lạ.

+ Thích hoà mình vào nền văn hoá địa phương.

+ Đi lại nhiều, thích mua những đồ lưu niệm mang tính chất địa phương độc đáo. + Thích sử dụng các yếu tố có tính chất địa phương.

- Nếu đi du lịch vì mục đích công vụ, hội nghị thì sở thích của khách du lịch thường là:

+ Phòng ngủ có chất lượng cao.

+ Có đủ các dịch vụ bổ sung phục vụ cho thể loại du lịch công vụ như: hội họp, hệ thống thông tin, dịch vụ văn phòng...

+ Thích được phục vụ lịch sự, chính xác và chu tất.

- Nếu đi du lịch với mục đích chữa bệnh, điều dưỡng:

+ Thích được phục vụ ân cần chu đáo. + Thích được động viên an ủi.

44

+ Thích đến những nơi có khí hậu dễ chịu, ôn hoà, có suối nước nóng… 3. Nhu cầu du lịch

Muc ̣ tiêu:

- Trình bày được khái niệm nhu cầu du lịch, sự phát triển của nhu cầu du lịch - Xác định và giải thích được các loại nhu cầu du lịch.

- Vận dụng những kiến thức trên trong quá trình nghiên cứu nhu cầu du lịch, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch phù hợp.

3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch

Nhu cầu là sự đòi hỏi đối với một đối tượng nào đó mà con người cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Như vậy, về bản chất tâm lí, nhu cầu du lịch là sự đòi hỏi về các sản phẩm

dịch vụ mà con người cần được thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Cũng căn cứ vào thứ bậc của nhu cầu con người, theo lý thuyết của tiến sĩ tâm lý Moslow (trường phái tâm lí học nhân văn) nhu cầu của con người được phân theo năm thứ bậc cơ bản, theo trình tự từ thấp đến cao:

- Nhu cầu sinh lí cơ bản (ăn uống, trú ẩn, đi lại, tình dục…) - Nhu cầu an toàn (nhu cầu được che chở, trật tự, ổn định…)

- Nhu cầu về quan hệ xã hội (được tham gia các hoạt động xã hội, được trở thành thành viên của những nhóm xã hội nào đó…).

- Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ (uy tín, thành công, sự tự khẳng định) - Nhu cầu tự thể hiện, phát huy bản ngã và thành đạt.

Tầm quan trọng của nhu cầu theo trình tự từ mức độ thấp đến mức độ cao, các nhu cầu ở mức độ thấp được thỏa mãn trước khi các nhu cầu ở mức độ cao phát sinh. Xét một cách cụ thể, thì nhu cầu du lịch bao gồm cả 5 mức độ nói trên, như vậy, nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp, đa dạng, nó bao gồm cả nhu cầu sinh lí (như nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống...) và nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, tham quan giải trí, nhu cầu tự khẳng định) của con người. Tuy nhiên, xét một cách khái quát, nhu cầu du lịch ở một thứ bậc cao vì nó phụ thuộc vào nhu cầu đặc trưng (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định... ) của khách. Nhu cầu đặc trưng là nhu cầu cơ bản chi phối các loại nhu cầu khác. Ngay cả nhu cầu thiết yếu (nhu cầu sinh lí) của khách du lịch cũng phụ thuộc vào nhu cầu đặc trưng (nhu cầu tinh thần) của họ.

3.2. Sự phát triển nhu cầu du lịch

Vì nhu cầu du lịch là một nhu cầu bậc cao, nên nó chỉ có thể phát triển được khi cá nhân đã thoả mãn được các nhu cầu bậc thấp của mình, nói rộng ra, nhu cầu du lịch chỉ có thể phát triển khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội được nâng cao.

45

Ngành du lịch ngày nay phát triển là vì nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển, do các nguyên nhân sau:

- Mức sống của nhiều quốc gia ngày càng được cải thiện. - Đi du lịch đã trở thành phổ biến với mọi người

- Xu hướng dân số theo kế hoạch hoá gia đình.

- Thay đổi trong cơ cấu độ tuổi (người nghỉ hưu nhiều, có điều kiện đi du lịch). - Khả năng thanh toán cao

- Phí tổn du lịch giảm dần. - Mức độ giáo dục cao hơn.

- Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng hơn - Đô thị hoá.

- Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả góp. - Thời gian nhàn rỗi tăng.

- Du lịch vì mục đích kinh doanh. - Phụ nữ có điều kiện đi du lịch - Du lịch là tiêu chuẩn cuộc sống

- Các xu hướng du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng phát triển nhanh... 3.3. Các loại nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú, thoả mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách trong hoạt động du lịch, có nhiều cách phân loại nhu cầu và loại hình du lịch như:

- Phân loại theo tài nguyên du lịch: du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên.

- Phân loại theo mục đích chính hay động cơ của nhu cầu du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, khám phá, tín ngưỡng, học tập, công tác, kinh doanh, thăm thân, chữa bệnh…

- Phân loại dựa trên đặc điểm của điểm đến du lịch: du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê…

- Phân loại dựa trên đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong du lịch (phương tiện giao thông sử dụng trong chuyến đi): du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…

- Phân loại theo đối tượng đáp ứng nhu cầu lưu trú (loại hình lưu trú): khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên, camping, bugalow, làng du lịch…

46

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như theo hình thức tổ chức chuyến đi, độ dài chuyến đi…

Căn cứ theo cơ cấu chi tiêu cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách ta chia nhu cầu du lịch của khách thành 4 loại cơ bản:

3.3.1. Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển là những đòi hỏi tất yếu về các phương tiện, dịch vụ vận chuyển mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Do đặc điểm sản phẩm du lịch mang tính cố định, vì vậy nó không thể đến với người tiêu dùng như hàng hoá thông thường khác. Muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó tất yếu đòi hỏi khách du lịch phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên của họ đến điểm du lịch, điều này đòi hỏi phải có những phương tiện dịch vụ vận chuyển đáp ứng. Mặt khác trong hoạt động du lịch, khi khách đã di chuyển từ nơi ở thương xuyên của họ đến điểm du lịch, thường phải lưu trú tại một cơ sở nào đó, điều này lại đòi hỏi đến sự vận chuyển từ nơi lưu trú tạm thời đến những điểm tham quan giải trí ở những điểm du lịch.

Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là các phương tiện vận chuyển, dịch vụ vận chuyển như: máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, xích lô, xe đạp… Các dịch vụ vận chuyển thường liên quan đến khách du lịch như: các hãng hàng không, đường sắt, đường thủy, các công ty vận chuyển, công ty lữ hành, công ty du lịch...

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này là: - Khoảng cách.

- Điều kiện tự nhiên, môi trường, địa hình, đường xá, khí hậu… - Mục đích chuyến đi

- Khả năng thanh toán

- Chất lượng, giá cả, mức độ an toàn của phương tiện.

- Các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của khách (độ tuổi, giới tính, sức khoẻ…)

Tuy nhiên do chất lượng về cơ sở hạ tầng cũng như về phương tiện, dịch vụ vận chuyển ở nước ta còn có những hạn chế nhất định, vì vậy khi tổ chức vận chuyển cho khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế, vì họ có những yêu cầu đòi hỏi cao hơn) cần chú ý điều kiện tự nhiên, địa hình, chất lượng, mức độ an toàn của phương tiện, tính chính xác và chuẩn mực trong phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên du lịch.

3.3.2. Nhu cầu lưu trú và ăn uống

Nhu cầu lưu trú và ăn uống là những đòi hỏi về các sản phẩm và dịch vụ lưu trú và ăn uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình. Đây là nhu cầu thiết yếu của du khách, tuy nhiên chúng ta cần phải phân biệt nhu cầu này có những đặc điểm khác so

47

với nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của khách. Cũng là lưu trú và ăn uống nhưng nếu là đòi hỏi thường nhật thì nó mang tính nề nếp, khuôn mẫu trong những điều kiện và môi trường quen thuộc, còn lưu trú, ăn uống tại nơi du lịch, nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt mà còn thỏa mãn những yếu tố, tinh thần khác.

Đối tượng để thoả mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau: - Khả năng thanh toán của khách.

- Hình thức đi du lịch (cá nhân hay tổ chức) - Thời gian hành trình và lưu lại

- Khẩu vị ăn uống ( mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn) - Mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi

- Giá cả, chất lượng, chủng loại, vệ sinh, thái độ phục vụ... của cơ sở lưu trú và ăn uống. - Các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân của khách.

Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau: vị trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn ăn uống và tổ chức các khâu phục vụ... Tâm lí nói chung của du khách biểu hiện rất rõ ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, họ thường mong muốn có những sự thoải mái vui vẻ khi đi du lịch. Ngoài việc thỏa mãn mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi mà thường được biểu hiện trong nhu cầu tham quan giải trí, họ còn mong đợi được chiêm ngưỡng hưởng thụ những điều mới lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng sạch sẽ, tiện nghi. Được thưởng thức những món ăn ngon, độc đáo, được phục vụ chu

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)