Tâm lý khách du licḥ theo châu lu c̣

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 53 - 56)

- Xác định và trình bày đươc ̣ những đăc ̣ điểm tâm lý của khách du licḥ theo theo châu lục.

- Vâṇ dung ̣ những kiến thức trên trong quá trı̀nh nghiên cứu thi ̣trường, nghiên cứu nhu cầu du licḥ và trong quá trı̀nh phuc ̣ vu ̣khách.

54

- Chủ động,̣ tích cực tìm hiểu về tâm lý của các khách du licḥ thuôc ̣ các đối tương ̣ khác nhau.

1.1. Người châu Âu

Tính cách cởi mở, nói nhiều, tự do, phóng khoáng, vui buồn dễ thể hiện trên nét mặt. Họ dễ thích nghi với môi trường mới, cử chỉ tự nhiên, giao tiếp rộng, thẳng thắn, thực tế, đề cao tính hợp lý trong giao tiếp. Đề tài nói chuyện mang tính chung chung (thể thao, du lịch, âm nhạc…), nhìn chung là những đề tài ít ảnh hưởng đến ai, họ tránh nói về những đặc điểm cá nhân, chủng tộc, thu nhập, gia đình, công việc làm ăn buôn bán...

Người Châu Âu hiểu biết tương đối cao, đa số có thể sử dụng ngôn ngữ phổ biến (Anh, Pháp, Nga, Latinh…).

Tôn giáo phổ biến là Thiên Chúa Giáo (với nhiều dòng, trường phái khác nhau), tuy nhiên tôn giáo không quá ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người Châu Âu. Người Châu Âu tư duy phân tích, họ thường lịch sự, chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ.

Khẩu vị của họ thiên về chất béo, thịt, hải sản và các sản phẩm từ sữa (các loại sữa, bơ, phomát…), họ ăn ít rau và không quen ăn rau muối (ngoại trừ người Nga và một số quốc gia Đông Âu) . Họ thường uống nhiều loại rượu, phổ biến nhất là wisky, brandy, vang, vodka, cônhắc và các loại bia… càphê cũng là đồ uống phổ biến, một số nước cũng thường uống trà (thường là trà đen và uống nóng ).

Đặc điểm về tập quán và ăn uống của người Âu:

- Một ngày ăn 3 bữa: ăn sáng thường là món ăn nhẹ (trứng, bơ, phomát, sữa…); trưa dùng đồ nguội làm món khai vị, sau dùng các món chính như (thịt, cá, rau, hoa quả, bánh ngọt…); tối khai vị bằng đồ nguội hoặc súp, hải sản, rau, bơ, phomát, các loại rượu… Bên cạnh đó, do lối sống công nghiệp tác động vào sinh hoạt hàng ngày của người Âu, nên bữa sáng và bữa trưa của họ tương đối đơn giản (thậm chí dùng đồ ăn nhanh), bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất. Ngoài ra họ còn có thói quen vừa ăn vừa uống, có thể dùng cả nước ngọt, bia, nước suối, hoa quả trong bữa ăn.

- Cách ăn và sử dụng dụng cụ ăn uống: Vì tư duy theo lối logic phân tích nên dụng cụ ăn uống của người Âu thường rất rõ ràng, dao, thìa, dĩa với những chức năng riêng biệt, mỗi món ăn lại dùng những bộ dụng cụ khác nhau. Đa số người Âu ăn theo kiểu từng món (từ khai vị, món chính, món tráng miệng… hết món này mới ăn đến món khác). Thức ăn được để trong đĩa, ăn súp thì dùng đĩa sâu và dùng thìa, các món khác được để trong đĩa nông và dùng dao dĩa. Món ăn thường được người phục vụ chia cho từng người ăn riêng.

- Khách du lịch là người Châu Âu thường có những hiểu biết tương đối về du lịch, đa số có kinh nghiệm đi du lịch. Họ có khả năng thanh toán cao, thích các loại hình du lịch biển, sinh thái văn hoá. Họ có yêu cầu tương đối chặt chẽ về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

55

Khách du lịch là người Châu Á khá đa dạng và phức tạp trong tính cách cũng như trong cách giao tiếp vì có nhiều nền văn hoá, nhiều tôn giáo, nhiều điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt. (xét một cách cụ thể dù theo từng nhóm nhỏ, từng cộng đồng dân tộc… đều có thể tìm ra rất nhiều điểm khác nhau về tâm lí và hành vi của họ )

Nhìn chung người Châu Á có một số đặc điểm mang tính chất điển hình:

- Trọng lễ nghi trong giao tiếp: Nghi thức khi giao tiếp thường gắn bó chặt chẽ với văn hoá và tôn giáo của cộng đồng; họ coi việc chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo của phẩm hạnh, cử chỉ chào hỏi mang tính mực thước, khiêm nhường, khoan thai. Một số nước ở Đông Á, Nam Á chào theo cách cúi đầu, trong khi đó Trung Á, Trung Đông chào bằng cách chắp hai tay trước ngực. Tuy nhiên, cũng phải kể đến ảnh hưởng của văn hoá Âu - Mỹ nên một số bộ phận cư dân thành phố cũng chào theo cách bắt tay, vỗ vai, ôm hôn như người Châu Âu.

- Trọng tín nghĩa: đây là một nét cao đẹp của văn hoá Phương Đông, các tôn giáo như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Sinto, đạo Hinđu, đạo Hồi… đều coi tín nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người với người; trong quan hệ, họ không coi trọng những văn bản cam kết (giấy trắng, mực đen) như người Âu Mỹ mà coi trọng yếu tố lời nói của cá nhân con người.

- Người Châu Á tính tình kín đáo, họ thường cẩn trọng, dè dặt trong giao tiếp, không quá vội vàng, cởi mở, vồn vã…ít đi thẳng vào vấn đề, vào nội dung câu chuyện mà họ thường đi đến mục đích chính theo lối đường vòng.

- Người Châu Á thường đề cao yếu tố truyền thống và gia đình, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân trong mỗi hoạt động giao tiếp, vai trò của cá nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội. Văn hoá phương Đông cùng với chế độ phong kiến hà khắc, các nghi thức tôn giáo… đã trở thành những định chế kìm hãm con người, tạo cho con người ý thức về việc tuân thủ “nề nếp xã hội”, “giống như mọi người” đó là nguyên tắc ứng xử tối cao đã ngự trị lâu đời ở Châu Á. Vì vậy, người Châu Á ít bộc lộ tính cách của mình, họ thường nhân danh tập thể, cộng đồng, thường núp bóng dưới những danh nghĩa nhất định, trong đời sống xã hội của người Châu Á vẫn có những yếu tố truyền thống cản trở sự bộc lộ cá tính, ngay cả tình cảm họ cũng không bộc lộ với người lạ (buồn vui ít thể hiện trên nét mặt và lời nói).

Tuy vậy theo từng vùng lãnh thổ và kinh tế xã hội, người Châu Á còn có những đặc điểm riêng (sự phân chia này chỉ mang tính tương đối vì có sự giao thoa văn hoá giữa các vùng với nhau).

+ Vùng Đông Á, Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước thuộc khối Asean như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia…) chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo, và Thiên chúa giáo với các tư tưởng: nhân ái, hướng thiện, đề cao lễ nghi, đạo đức và yếu tố tinh thần.

+ Vùng Nam Á, Trung Đông và các quốc gia theo đạo Hồi, trong cuộc sống và trong giao tiếp chịu rất nhiều chi phối của các lễ nghi tôn giáo.

56

+ Một số quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ngoài các yếu tố trên văn hoá Âu - Mỹ cũng ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi và những người đã từng sống và học tập ở Âu - Mỹ.

Khẩu vị và cách ăn uống của người Châu Á cũng đa dạng và phong phú không kém gì về tôn giáo và tính cách dân tộc. Các nước Đông Á thường ăn uống theo lối tổng hợp, có cả rau, thịt, nước canh, cơm… nhìn chung có nhiều món ăn và trong từng món có nhiều nguyên liệu, gia vị, họ ăn theo mâm và dùng đũa. Trong khi đó, một số nước Nam Á theo đạo Hồi lại ăn bốc và kiêng thịt lợn, kiêng đồ uống có cồn.

1.3. Người châu Phi

Tính nóng nảy, cuồng nhiệt, dễ tự ái dân tộc nhưng chất phác, thẳng thắn. Người Châu Phi không quá câu lệ đến các nghi lễ giao tiếp, nhưng họ lại rất nhạy cảm với sự phân biệt trong giao tiếp. Cần phân biệt người gốc Phi và những người Châu Phi bản địa. Người gốc Phi thường chịu ảnh hưởng khá lớn về những đặc tính cộng đồng, nơi họ làm ăn, sinh sống, họ không giữ được nhiều nét bản sắc về tính cách dân tộc như những người gốc Á sống ở Âu Mỹ.

1.4. Người châu Mỹ-La tinh

Người Châu Mỹ La tinh chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, sự ảnh hưởng này khá sâu sắc một phần cũng từ ngôn ngữ phổ biến trên châu lục Nam Mỹ này. Đa số các quốc gia ở Nam Mỹ sử dụng tiếng Tây Ban Nha (trừ một số người Brazin sử dụng tiếng Bồ Đào Nha).

Tôn giáo phổ biến nhất là Thiên Chúa Giáo. Nhìn chung người Châu Mỹ La tinh trực tính, thực tế, yêu ghét rõ ràng và hay tranh luận, họ đề cao yếu tố vật chất, hình thức và rất thích sự vui vẻ náo nhiệt.

Người dân các nước Mỹ La tinh rất hãnh diện về những nét đặc trưng của quốc gia, đề cao lòng tự hào dân tộc.

2. Những đặc điểm tâm lý của khách du lịch theo dân tộc Muc ̣ tiêu:

Một phần của tài liệu giao-trinh-tam-ly-va-kngt-voi-kdl (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)