Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 33 - 34)

Bằng việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy mô hình TAM (Technology Accept Model) đã và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ máy tính. Vì thế, tác giả quyết định chọn mô hình TAM làm cơ sở lý thuyết để xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu kiểm định và điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ chỉ giữ lại hai nhân tố chính là nhận thức sự hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức tính dễ sử dụng (perceived ease of use), theo mô hình TAM hiệu chỉnh bởi Davis, Bagozzi và Warshaw (1989) với việc loại bỏ nhân tố thái độ.

Bên cạnh đó, dựa trên các kết quả nghiên cứu trước về mua sắm trực tuyến, nghiên cứu này cũng bổ sung vào mô hình nghiên cứu các biến giá cả (Price), sự tin cậy (Trust), nhận thức rủi ro (Perceived risk) và kinh nghiệm của khách hàng (Online purchasing experience). Ngoải những yếu tố quen thuộc đã được nêu bên trên, tác giả chọn thêm khái niệm truyền miệng trực tuyến (E-WOM) nhằm giải thích tốt hơn ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Việt Nam. Vì với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền miệng trực tuyến đang được coi là một công cụ hiệu quả giúp người tiêu dùng đưa ra được những quyết định mua hàng nhanh chóng và chính xác hơn.

- Từ mô hình “Hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng” của tác giả

Hasslinger và các cộng sự (2007), tác giả chọn khái niệm giá cả (Price) và sự tin cậy (Trust), đồng thời bỏ khái niệm sự thuận tiện bởi khái niệm này đã được bao gồm trong khái niệm nhận thức sự hữu ích.

- Mua hàng điện tử trực tuyến vốn vẫn chưa được quản lý chặt chẽ tại Việt Nam, đa số người mua hàng nhận thức sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn so với phương pháp truyền thống. Điều đó được thể hiện trong nhiều nghiên cứu trong nước. Cụ thể tác giả Hoàng Quốc Cường (2010) đưa ra kết luận rằng nhận thức rủi ro khi sử dụng có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng. Tác giả Lê Ngọc Đức (2008) đưa ra kết luận hai

yếu tố nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dich vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch có tác động ngược chiều với xu hướng sử dụng thanh toán điện tử. Qua các nghiên cứu đã tham khảo và thuyết nhận thức rủi ro của Bauer (1960), tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố nhận thức rủi ro (Perceived risk).

- Dựa vào nghiên cứu “Mô hình ý định mua hàng trực tuyến: Vai trò của ý định tìm kiếm” của Soyeon Shim và các tác giả (2000), yếu tố kinh nghiệm mua hàng qua mạng (Online purchasing experience) được đưa vào mô hình.

- Trong nghiên cứu “Tác động của E-WOM, Sự tin cậy và Giá trị cảm nhận lên ý

định hành vi của khách hàng” của Milad Kamtarin, tác giả chọn khái niệm Truyền miệng trực tuyến (Electronic Word of Mouth) để đưa vào mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)