1.2.3.1 Cầu thị trường
Ngƣời tiêu dùng Việt Nam tiếp tục thể hiện sự lạc quan
Theo số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference Board®Global Consumer Confidence™ với sự hợp tác cùng Nielsen, trong quý I/2019 , toàn cầu và khu vực đã trải qua xu hướng CCI ổn định. Trong bối cảnh đó, mức độ lạc quan chung của Việt Nam đã cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực. Mức độ lạc quan của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn ngang bằng với quý 3 năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn cầu và khiến Việt Nam một lần nữa đạt kỷ lục CCI. Trong quý đầu tiên của năm 2019, tất cả các yếu tố chính tác động đến CCI Việt Nam, bao gồm cơ hội việc làm, an tâm về tài chính và mức sẵn sàng chi tiêu đã tăng đáng kể. Khoảng ba phần tư số người được khảo sát tin rằng họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hoặc xuất sắc (80%, + 5% so với Q4 2018) hoặc sẽ có tình hình
tài chính tốt hoặc xuất sắc trong 12 tháng tới (82%, + 6% so với Quý 4 năm 2018). Trong cùng thời gian, 67% số người được hỏi xác nhận rằng họ đã sẵn sàng chi tiêu, tăng 4% so với quý trước.Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là tác động của sự lạc quan đối với cơ hội việc làm và tài chính cá nhân, cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt Nam.Sự gia tăng đáng kể điểm số này cho thấy rằng người tiêu dùng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực cho bản thân và gia đình họ. Nhà sản xuất và bán lẻ cần nắm bắt các xu hướng mới nhất trong thị trường tiêu dùng và cần hành động nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của người tiêu dùng.
Xu hƣớng tiêu dùng chủ đạo tại Việt Nam
Trải nghiệm nhiều hơn: Ngày nay mọi người không muốn đến các cửa hàng
chỉ để mua đồ vì họ có thể làm điều đó trực tuyến. Thay vào đó, khách hàng chọn các cửa hàng offline thay vì mua hàng online để có những trải nghiệm mà mua sắm trực tuyến không thể cung cấp. Ví dụ: chất lượng dịch vụ, không gian sáng tạo nghệ thuật trong cửa hàng, tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ nhân viên, dùng thử sản phẩm … Mặc dù nhạy cảm về giá cả, người Việt vẫn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để trải nghiệm.
Người tiêu dùng “số”: Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã gắn chặt với các
thiết bị di động, mạng xã hội và thích nghi với việc mua hàng trực tuyến. Với hơn 50% dân số truy cập internet di động, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm tại Việt Nam. Ngoài ra, các nền tảng tìm kiếm và đặt chỗ như dịch vụ giao đồ ăn nhanh cũng như dịch vụ giữ nhà, đặt chỗ khám bệnh online…có thể giúp các công ty tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao sự tiện lợi của khách hàng hiện hữu. Mặt khác, người Việt vẫn ưa thích mua sắm trực tuyến các mặt hàng giá rẻ do vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn. Do đó, quảng cáo/bán hàng đa kênh (Omni- channel) kết hợp linh hoạt giữa các kênh tiếp cận là mô hình ưu việt để các công ty tối đa hóa doanh số.
Xu hướng “cao cấp hóa” của người tiêu dùng: Sự gia tăng của tầng lớp có thu
nhập cao (ước tính đạt 10 triệu trong năm 2020, so với 2,6 triệu năm 2012) cũng thúc đẩy nhu cầu khổng lồ về “cao cấp hóa”. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu thể hiện bản thân và muốn sự khác biệt qua các sản phẩm được “cá nhân hóa” cho mình. Nhu cầu này không chỉ giới hạn tại phân khúc xa xỉ với người tiêu dùng có thu nhập cao, các công ty có thể cung cấp các dịch vụ “cao cấp”, có phong cách riêng và giá cả phù hợp cũng sẽ hưởng lợi từ xu hướng này. Ví dụ như trường hợp của Xiaomi tạo ra một hệ sinh thái đặc trưng (Mi ecosystem for Mi fans) gồm những sản phẩm chất lượng cao với giá thấp hay chuỗi The Coffee House mang đến không gian thưởng thức café cao cấp với mức giá bình dân.
1.2.3.2 Cung thị trường
Doanh nghiệp bán lẻ đang ngày càng cạnh tranh gay gắt
Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam nổi lên một số nhà phân phối lớn bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới. Các tập đoàn lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, eon, Circle K, K Mart, … đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp trong nước bị FDI thôn tính hoặc chấp nhận liên doanh, góp vốn. Các vụ M& nổi bật được nhắc đến là Metro Cash & Cary Việt Nam (gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu EUR) và Big C Việt Nam (32 siêu thị/đại siêu thị) trị giá 1,14 tỷ USD…Hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam có 8 phân khúc chủ yếu với sự góp mặt của các nhà bán lẻ lớn gồm: Đại siêu thị/Trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phức hợp, siêu thị, siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi/cửa hàng chuyên dụng, siêu thị điện máy, bán lẻ trực tuyến và bán hàng qua truyền hình. Với đặc điểm về vốn, kinh nghiệm, các doanh
nghiệp bán lẻ sẽ lựa chọn phân khúc riêng hoặc cố gắng hiện diện ở tất cả các phân khúc như Sài Gòn Co.op hay Vingroup.
Sài Gòn Co.op là doanh nghiệp bán lẻ tiên phong tại Việt Nam được thành lập từ năm 1989 theo mô hình liên hiệp hợp tác xã. Hiện doanh nghiệp này có mặt trên 7 phân khúc bán lẻ trừ siêu thị điện máy. Điểm đặc biệt là trên mảng đại siêu thị/trung tâm phân phối, Sài Gòn Co.op là doanh nghiệp Việt duy nhất cạnh tranh với tập đoàn Central Group với hệ thống Co.opXtra và Co.opXtra Plus cũng như hợp tác với đài truyền hình mở kênh bán hàng HTV Co.op. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt này còn có khoảng 300 cửa hàng tiện lợi (Co.op Food và Co.op Smile), 2 trung tâm thương mại (Sence City, SC VivoCity), 101 siêu thị và đại siêu thị Co.op Mart và kênh bán hàng trực tuyến coophomeshopping.vn.
VinGroup là tập đoàn thương mại lớn, vài năm gần đây VinGroup cũng đẩy mạnh sang mảng bán lẻ bằng việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp có sẵn trên thị trường, gần đây nhất VinGroup đã mua lại hệ thống gồm 23 siêu thị FiviMart. Ngoài phân khúc đại siêu thị và bán lẻ qua truyền hình, VinGroup có mặt ở các kênh bán lẻ khác từ trung tâm mua sắm phức hợp (Vincom Mega Mall), 1.400 cửa hàng tiện lợi Vinmart+, 11 trung tâm mua sắm Vincom Center, khoảng 100 siêu thị Vinmart, hệ thống siêu thị điện máy VinPro/VinPro+ và kênh trực tuyến adayroi.vn. Trong thời gian tới, muốn cạnh tranh với các nhà bán lẻ hiện đại thì việc kinh doanh theo chuỗi và mở rộng chuỗi là xu thế tất yếu. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, các doanh nghiệp bán lẻ đều xây dựng hệ thống phân phối phủ rộng đến các tỉnh - thành.
Hình thành nhiều phƣơng thức bán lẻ đa kênh
Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng, dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp
tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình… Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hóa kinh doanh. Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ.
Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại
hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp, các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau:
+ Bán lẻ tại chợ:Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến
khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
+ Bán lẻ qua hệ thống siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới
xuất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh doanh, không linh hoạt như giá cả ngoài chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho… quy định này tùy thuộc vào cơ quan quản lý.
+ Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa
hàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày.
+ Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Sự liên kết này dựa trên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập, tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hóa từ các nguồn ngoài hợp tác xã.
+ Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng
hàng hóa. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng.
+ Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân
phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định.
+ Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt
đầu xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hãng đã nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu, các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định.
+ Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyên sâu.
Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên bán cho trẻ em, người già…
+ Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.
+ Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng
này thường không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí.
+ Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản
xuất. Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.
Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần
thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
Bán lẻ dịch vụ: Ở đây hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn
thuần. Các loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện…
Ngày nay, các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống… tăng lên kéo theo các loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng.
Về cơ sở hạ tầng vật chất của các doanh nghiệp bán lẻ
Các doanh nghiệp Việt Nam đa số có quy mô nhỏ và vừa, vốn hạn chế, sức cạnh tranh yếu, cơ sở vật chất lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, tài chính và nguồn nhân lực là hai vấn đề lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gặp phải. Bản thân các doanh nghiệp trong nước khi tiếp cận thuê mặt bằng, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, vị trí đẹp gặp rất nhiều khó khăn do không có đủ tiềm lực và tài chính đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, nhiều địa bản lại có “cảm tình” hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài thay vì hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước. Với cơ chế chính sách thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phải “tự bơi”, và bơi hụt hơi, do các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa được quan tâm nhiều điều này có thể thấy qua các cuộc đấu giá các mặt bằng lớn, các mặt bằng đẹp đều thuộc về các công ty nước ngoài.
Đối với đa số các mô hình bán lẻ thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay, mặt bằng bán lẻ vẫn luôn là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Điều này đúng ngay cả với các trường hợp doanh nghiệp bán lẻ có sử dụng phương thức bán hàng qua mạng. Từ trước đến nay, khi nói tới mặt bằng kinh doanh trong ngành bán lẻ, phần lớn các ý kiến đều tập trung vào giá thuê mặt bằng cao khiến doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận các mặt bằng lý tưởng cho hoạt động bán lẻ. Tuy nhiên, khi được hỏi về các yếu tố gây cản trở đối với doanh nghiệp liên quan tới mặt bằng kinh doanh, kết quả lại cho thấy chi phí thuê mặt bằng cũng chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp ở mức bằng với các chính sách về quản lý thị trường, thuế...liên quan tới địa điểm kinh doanh.
Trong khi yếu tố về giá thuê mặt bằng vốn thuộc về thị trường, bản thân doanh nghiệp bán lẻ cũng như Nhà nước đều khó có thể can thiệp để giảm giá thuê thì yếu tố về chính sách Trung Ương đối với địa điểm thur cũng như cách thức hành xử của