Bên cạnh những chính sách mở cửa với nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài cùng với đó là lợi thế về thị trường có tốc độ tăng trưởng cao thì việc các đại gia bán lẻ quyết tâm rót vốn vào thị trường bán lẻ Việt Nam một phần do cuộc CMCN 4.0 mang lại. Thực tế, thị trường đã có sự góp mặt của nhiều tên tuổi bán lẻ lớn trên thế giới, hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chiếm 17% thị phần siêu thị và trung tâm thương mại, 50% bán hàng trực tuyến, 15% siêu thị mini, 70% cửa hàng tiện lợi.
Trong thị trường bán lẻ châu Á, có lẽ, chẳng ai còn lạ với "đại gia" eon, một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Trong lĩnh vực này, họ không chỉ nổi tiếng "mạnh" về tiềm lực tài chính, thương hiệu mà còn có quan hệ đối tác với rất nhiều "ông lớn" về bán lẻ trên thế giới.Có mặt ở Việt Nam từ 3 năm trước, tuy nhiên, họ chủ yếu nghiên cứu thị trường để chuẩn bị cho cuộc "đổ bộ" ồ ạt vào năm 2015. Vào tháng 1/2014, eon mới có một trung tâm mua sắm ở TP.HCM với số vốn đầu tư khổng lồ 100 triệu USD.Bám lấy cái tâm lý thích dùng hàng
Nhật của người Việt Nam, eon sử dụng phương án dùng 1/3 hàng Nhật, 1/3 hàng Việt Nam và 1/3 hàng nhập từ các nước khác. Theo kế hoạch, cuối năm 2014, "đại gia" này sẽ mở thêm một trung tâm mua sắm ở Bình Dương và ở Hà Nội vào khoảng đầu năm 2015. Thậm chí, không giấu giếm ý định "thống lĩnh" thị trường Việt, họ còn đặt mục tiêu, có 20 trung tâm thương mại vào năm 2020. Với tiềm lực kinh tế nổi tiếng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang cảm thấy lép vế trước đại gia này.Một đại gia bán lẻ khác của Hàn Quốc thời gian qua cũng đang âm thầm gây dựng vị thế của mình ở Việt Nam phải kể đến là Lotte. Đặt chân vào nước ta từ năm 2007, nhưng đến cuối năm 2013, Lotte - tập đoàn bán lẻ tên tuổi thế giới của Hàn Quốc mới mở được 6 trung tâm thương mại trên cả nước. Sau khi khai trương Lotte tại 229 Tây Sơn (Đống Đa - Hà Nội) với diện tích sàn hơn 20.000m2 vào tháng 3/2014, tập đoàn này sẽ tiếp tục phát triển hệ thống trong tòa nhà Lotte Center (Ba Đình, Hà Nội). Đặc biệt, ở khu vực phía Nam, Lotte đã thuê lại toàn bộ Pico Plaza, tại số 20 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình (TP.HCM). Bên cạnh đó, cũng trong năm nay, các trung tâm thương mại tại Vũng Tàu, Cần Thơ... của Lotte sẽ đi vào hoạt động. Tất cả đều có diện tích sàn từ 10.000m2 trở lên và có vốn đầu tư 30-40 triệu USD/trung tâm. Kế hoạch của Lotte là đến năm 2020 khai trương tại thị trường Việt Nam 60 trung tâm thương mại. Nếu tính chi phí đầu tư mỗi trung tâm thương mại là 30-40 triệu USD thì số vốn mà Lotte đổ vào thị trường bán lẻ có thể lên tới hàng tỷ USD và chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam.
Sau khi chứng kiến "miếng bánh" lớn là thị trường bán lẻ Việt Nam đang bị nhiều tập đoàn nước ngoài nhòm ngó, mới đây, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart (Mỹ) cũng lên tiếng, sẽ đầu tư hệ thống siêu thị lớn ở nước ta. Tập đoàn này không chỉ nhận thấy cơ hội làm ăn ở Việt Nam mà còn muốn tận dụng lợi thế của nhà nhập khẩu khi chúng ta tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Giữa năm 2013, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, đã có buổi làm việc với ông Philippe Longuet,
uchan từng tìm đến thị trường Việt Nam, tuy nhiên do bối cảnh lúc bấy giờ liên quan đến những bất ổn về bất động sản và chỉ số lợi nhuận dự kiến thấp, uchan đã phải từ bỏ mục đích đầu tư. Lần quay trở lại này, uchan dự kiến sẽ đầu tư 500 triệu USD trong 10 năm tới. Các dự án đầu tư cụ thể sẽ được tiếp tục bàn thảo để đi đến lộ trình triển khai thực tế.
uchan là một tập đoàn bán lẻ quốc tế sở hữu bởi gia đình Mulliez, kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực siêu thị và đại siêu thị. Hiện hoạt động kinh doanh của uchan đã có mặt tại 15 nước trên thế giới. Với nửa tỷ USD đổ vào Việt Nam như lời khẳng định của Giám đốc điều hành uchan, nhiều chuyên gia khẳng định, đây sẽ là một đối thủ lớn của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
2.2 Những thách thức, khó khăn cho thị trƣờng bán lẻ Việt Nam trƣớc CMCN 4.0