Trí tuệ nhân tạo AI có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những I (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.
Dưới đây là những xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo đang được nhiều nhà bán lẻ theo đuổi:
a) Chatbot và trợ lý ảo
Trong một thế giới nơi mà chatbot và trợ lý ảo ngày càng phổ biến thì người tiêu dùng không còn xa lạ với việc tương tác với máy móc nữa. Các nền tảng hỗ trợ phát triển Chatbot cho doanh nghiệp của IBM, Microsoft, và Facebook, Chatbot hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi, đa dạng tính năng và độ phức tạp.
Nhưng nó vẫn chỉ dừng ở mức “nhân tạo” mà chưa đến mức “trí tuệ”. Đơn giản nhất có thể kể đến chatbot trên fanpage của Facebook - một chương trình của Facebook giúp chủ fanpage có thể lập trình trước những đoạn hội thoại với khách hàng. Tuy những con bot này không có khả năng tự học, nhưng đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho quản lý của fanpage và khách hàng khi muốn hỏi thông tin nhanh. Bước tiếp theo của I là khả năng hiểu rõ ngữ cảnh và ý định – những yếu tố “cái gì” và”tại sao” phía sau hành vi khách hàng.Ở mức độ phức tạp hơn, có thể kể đến Robot có tên "Mua sắm với IBM Watson" của North Face - một nhà bán lẻ thời trang trực tuyến. Robot là một hệ thống trí tuệ nhân tạo của IBM, tương tác với khách hàng bằng giọng nói qua ứng dụng điện thoại. Sau khi trả lời 1 loạt câu hỏi của Robot, Robot sẽ đề xuất cho khách hàng mẫu sản phẩm thích hợp nhất.Như vậy, các trợ lý ảo cần ứng dụng phân tích xu hướng, kết hợp với các sở thích cá nhân, và từ đó đưa ra các lời khuyên tốt hơn về việc nên mua cái gì và mua ở đâu. Vấn đề là phần lớn nhà bán lẻ không sở hữu một nền tảng I lớn.
Google, mazon, eBay và pple đã có một xuất phát điểm rất tốt so với phần còn lại. Ngoài ra còn có nhiều ông lớn công nghệ và startup khác cũng đang lao vào lĩnh vực này. Do đó, các nhà bán lẻ không nên đầu tư một nền tảng I của riêng mình mà thay vào đó nên tập trung vào việc đảm bảo rằng các Robot I có thể tìm thấy họ.
b) Giọng nói và video thay cho bàn phím truyền thống
Những báo cáo gần đây cho thấy sẽ có khoảng 1 tỷ người dùng internet chuyển sang dùng giọng nói và video thay cho bàn phím truyền thống. Đây chính là lúc các nhà bán lẻ bắt đầu phải áp dụng tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói cho các sản
phẩm của họ.Hành vi tìm kiếm bằng trợ lý ảo sẽ rất khác với khi tìm kiếm bằng trình duyệt. Thay vì những chuỗi từ ngắn, khách hàng thường đưa ra những câu hỏi dài cho các trợ lý ảo. Họ đặt ra câu hỏi, và những câu hỏi đó thường ít khi về những sản phẩm cụ thể mà thiên về mục đích sử dụng.
Người dùng kỳ vọng I có thể nói cho họ biết nên mặc gì khi dự đám cưới hay làm cách nào để tẩy một vết ố trên áo. Khi mà các trợ lý ảo ngày càng trở nên thông minh thì chúng sẽ ứng dụng machine learning để khai thác thêm nhiều dữ liệu về sản phẩm và đưa ra các kết quả tốt hơn, sát hơn với kỳ vọng khách hàng.
c) Gia tăng cá nhân hoá trên các nền tảng trực tuyến
Chưa bao giờ trong lịch sử, giới trẻ lại đề cao sự cá nhân hoá như thế hệ bây giờ, biết được điều đó, các nhà bán lẻ đang chiếm cảm tình của khách hàng, bằng cách đề xuất chính xác những sản phẩm mà từng người đang cần mua hoặc có xu hướng cảm thấy thích.Một ví dụ khác là trang bán lẻ trực tuyến Target,họ dùng trí tuệ nhân tạo để nhận biết khách hàng nữ nào đang mang thai - đây là khoảng thời gian gia đình phải mua sắm vật dụng mới nhiều nhất. Nếu bạn thường xuyên ghé thăm mazon, bạn sẽ thấy họ làm tốt thế nào. Trí tuệ nhân tạo cho phép mazon hiểu được khi mua 1 món đồ, khách hàng sẽ thường mua món gì đi kèm. Và sau 1 thời gian mua sắm, trí tuệ nhân tạo của mazon cũng hiểu được bạn là người như nào, quan tâm đến cái gì, và muốn mua món gì. Cùng với nhiều thủ thuật khác, mazon làm cho người dùng có cảm giác hệ thống thuật toán còn hiểu họ hơn chính họ. Họ phân tích những thông số như độ tuổi và các sản phẩm mua trước đó để đưa ra kết luận chính xác đến số tháng của thai nhi, sau đó đưa ra những đề xuất phù hợp. Ví dụ, nếu người phụ nữ đó đột ngột mua 1 số loại thực phẩm chức năng, rất có thể cô ấy đang trong 20 tuần đầu của thai kỳ, và hệ thống sẽ đề xuất những sản phẩm như đầm bầu.Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo còn giúp nhà bán lẻ cải thiện quy trình mua hàng sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng nhất.
Nhu cầu tìm kiếm bằng hình ảnh ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành thời trang. Đó là khi khách hàng muốn tìm mua 1 chiếc áo hay 1 chiếc vòng cổ xuất hiện ở 1 bức ảnh trên mạng, hay của bạn bè nhưng lại quên chỗ mua.Thuật toán tìm kiếm bằng hình ảnh vẫn chưa hoàn thiện. Đến cả 2 gã khổng lồ trong lĩnh vực như Google Image Search và Pinterest Lens nhiều lúc cũng không thể đưa kết quả như ý muốn đối với những hình ảnh thông thường. Chưa nói đến những sản phẩm thời trang cần phải được phân tích ở mức độ tinh vi hơn.Một startup ở Mỹ có tên Clarifai đã xây dựng hệ thống “trí tuệ nhân tạo với thị giác”, với khả năng phân tích hình ảnh ở mức độ cao. Họ cho phép các công ty sử dụng hệ thống của mình, tuỳ chỉnh và phát triển hệ thống cụ thể cho riêng họ.
Tuy việc tích hợp công cụ tìm kiếm hình ảnh vào các trang bán lẻ vẫn diễn ra khá chậm, nhưng đây cũng là 1 xu hướng rất đáng được quan tâm.
Hiện nay việc tích hợp trí tuệ nhân tạo trong ngành bán lẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ “cuộc chơi của những ông lớn”. Tuy nhiên, với sự phát triển và phổ cập nhanh chóng của công nghệ, trong tương lai gần các ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể sẽ bùng nổ, những điểm bán lẻ nhỏ cũng có thể áp dụng được. Theo khảo của Zebra Technologies, 72% nhà bán lẻ nói rằng họ sẽ đầu tư vào trí tuệ nhân tạo trước năm 2021.
e) Nâng cao trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng
Trong ngành bán lẻ trực tiếp, khi mọi cửa hàng đều có đầy đủ mặt hàng, giá cả đều phải chăng, v.v.. thì trải nghiệm mua sắm là thứ quyết định thu hút khách hàng.Ở các cửa hàng mazon Go, khách hàng chỉ cần có 1 tài khoản mazon, bước vào cửa hàng, bỏ đồ vào giỏ, và bước ra. Camera cảm biến và trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận vai trò nhận biết khách hàng đã mua gì và thanh toán trực tiếp vào tài khoản mazon của khách hàng.Đây gọi là xu hướng “Cửa hàng không nhân viên”. Xu hướng không những giúp khách hàng có trải nghiệm tự do, nhanh chóng khi mua sắm, mà còn giúp cửa hàng giảm được lượng chi phí lớn cho nhân viên và việc vận hành. libaba cũng là 1 trong những người dẫn đầu xu thế này. Họ xây dựng 1
hệ sinh thái các nhà bán lẻ dưới quyền, cung cấp những công cụ như I, dữ liệu lớn, hệ thống nhận diện và thanh toán tự động, giúp các nhà bán lẻ nhỏ có thể tổ chức loại hình cửa hàng không nhân viên.Thậm chí ở 1 số cửa hàng mỹ phẩm ở Hàng Châu, libaba đã lắp đặt 1 số gương thử đồ thông minh, giúp khách hàng thử được hầu hết các màu son và phấn mắt, mà không cần bôi trực tiếp lên mặt.Walmart thì lại tận dụng trải nghiệm mua sắm của khách hàng để gia tăng doanh số. Họ có các camera cảm biến và hệ thống trí tuệ nhân tạo, giúp phân tích hành vi mua sắm, sau đó sắp xếp việc trưng bày hàng hoá sao cho thúc đẩy tiêu dùng cao nhất.