Có thể nói, thương mại điện tử là thành phần quan trọng trong tiến trình thúc đẩy bán lẻ thông qua việc hình thành trang web bán hàng trực tuyến. Người tiêu dùng Việt Nam đã không còn xa lạ với các mô hình kinh doanh kiểu mới như Grab (trong lĩnh vực giao thông), Traveloka, Trivago, irbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)…Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển mua bán trực tuyến.
Về tốc độ tăng trưởng, song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%.
Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Theo Báo cáo e- Conomy SE 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm (Compound verage Growth Rate – C GR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô
thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).
Biểu đồ 2.2: Doanh số TMĐT B2C Việt Nam năm 2014-2017
Nguồn: Cục TMĐT & Kinh tế số Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
Khảo sát năm 2017 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (VECIT ) cho thấy 65% người dùng internet đã mua sắm trực tuyến với mức chi tiêu bình quân/người là 186$ trong năm 2017; doanh thu thương mại điện tử B2C đạt 6,2 tỷ USD, chiếm 3,6% doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2017. Các sản phẩm được mua nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị công nghệ và điện tử, sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng v.v... Hầu hết người mua sắm trực tuyến đều thích trả tiền mặt khi giao hàng với 89% người trả lời khảo sát lựa chọn phương thức thanh toán này.
Bảng 2.1:Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2015 – 2017
Năm 2015 2016 2017
Ƣớc tính số ngƣời tham gia mua sắm trực tuyến 30,3 32,7 33,6
Ƣớc tính giá trị mua sắm trực tuyến của một
ngƣời 160 170 186
Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc
2,8% 3% 3,6%
Nguồn: Cục TMĐT & Kinh tế số , Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
Cũng trong báo cáo mới công bố, iPrice đã tiến hành xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực SE N trong năm 2018. Kết quả có đến 5 trong số đó là các công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam, lần lượt là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo. Những con số này cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất cao và sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tới. Dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam từ nay đến 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Với tiềm năng phát triển to lớn đó, không khó hiểu khi trong năm 2018, các công ty TMĐT Việt Nam liên tục được rót các khoản tiền khủng từ các quỹ đầu tư quốc tế. Ngay đầu năm 2018, Tiki đã nhận thêm tiền từ tập đoàn JD, bổ sung vào khoảng đầu tư 44 triệu USD đã nhận trong năm 2017. Đến tháng 9/2018, công ty này tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng từ VNG. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Shopee Việt Nam cũng được công ty mẹ là Tập đoàn SE (Singapore) bơm thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ. Trước sự bành trướng của đối thủ Shopee, tháng 3/2018, tập đoàn libaba quyết định đổ thêm 2 tỷ USD vào Lazada để tăng khả năng cạnh tranh. Không thua kém các đối thủ, trong năm 2018, sàn Sendo cũng kêu gọi được tổng cộng 51 triệu USD từ SBI Holdings (Nhật Bản) và một số công ty khác. Dòng tiền đầu tư này đã ngay lập tức đem lại sức mạnh cho các công ty TMĐT Việt Nam và tạo ra nhiều biến động cho thị trường
Biểu đồ 2.3: Top 10 trang thƣơng mại điện tử có lƣợng truy cập cao nhất khu vực ASEAN trong năm 2018
Nguồn: iprice.vn
Theo Báo cáo Thấu hiểu thị trường điện thoại thông minh của Niel- sen Việt Nam năm 2017, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh trên tổng số người dùng điện thoại di động đã tăng trưởng mạnh lên 84% trong năm 2017, so với mức 78% trong năm trước. Tại các thành phố cấp II, 71% người dân địa phương sử dụng điện thoại thông minh trên tổng số 93% người sử dụng điện thoại
di động. Ngoài ra, có 89% dân số ở khu vực nông thôn sở hữu một chiếc điện thoại di động và 68% trong số họ dùng điện thoại thông minh.Việc tăng trưởng đáng kể số lượng người dùng điện thoại thông minh tại các thành phố lớn, cùng với xu hướng mua sắm qua điện thoại thông minh liên tục tăng qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh.
Biểu đồ 2.4:% ngƣời sử dụng điện thoại thông minh trong tổng số ngƣời dùng điện thoại tại các thành phố chính
Nguồn: Báo cáo Thống kê Điện thoại thông minh của Nielsen Việt Nam, Qúy 4/2017
Cũng theo Báo cáo của OpenSignal năm 2018, phạm vi phủ sóng của mạng 4G tại Việt Nam là 71,26% diện tích cả nước. So với các nước ở Đông Nam Á, phạm vi phủ sóng 4G của Việt Nam nằm sau Thái Lan, Singapore, Malaysia, Brunei và Indonesia. Tốc độ trung bình của mạng 4G ở Việt Nam là 21,49 Mbps, cao hơn các nước Đông Nam Á khác và chỉ sau Singapore, nước có mạng 4G nhanh nhất thế giới với tốc độ 44,31 Mbps.Cùng với sự phát triển không ngừng của điện thoại thông minh và mức độ phủ sóng mạng 4G ngày càng mở rộng, có thể thấy khả năng tiếp cận Internet của Việt Nam là rất lớn. Do đó, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu mua sắm trực tuyến thông qua việc cung cấp dịch
người dùng điện thoại thông minh tại các thành phố lớn, cùng với xu hướng mua sắm qua điện thoại thông minh liên tục tăng qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam thì Việt Nam hiện có 64 triệu người dùng Internet, xấp xỉ 67% dân số, đạt mức số lượng người dùng Internet đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam là nước có kết nối internet bằng điện thoại di động cao, có đến 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng trưởng 40%. Với những tiện ích từ smartphone mang lại, người sử dụng có thể truy cập mạng xã hội, đọc tin tức, chat và chơi game, ngoài ra với thời đại mọi thứ cùng đi lên thì người Việt Nam còn dùng smartphone để tìm kiếm mua sắm mọi sản phẩm cần thiết, từ việc tìm thông tin sản phẩm, xem đánh giá bình luận, so sánh về giá cả mỗi khi dự định mua một món hàng nào đó. Smartphone cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu của nhóm này đang chiếm một phần ba chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Trong số 50 website thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam, theo
https://iprice.vn, Shopee, Tiki, Lazada, thegioididong.com, Sendo, là 5 website dẫn đầu vềlượng truy cập trong quý I-2019.Trong đó, Shopee thuộc quản lý của đơn vịnước ngoài, Lazada (thuộc sởhữu của libaba), Tiki vừa nhận đượcmột khoản đầu tư từJD.com và Sendo được quản lý bởi FPT Online.
Hình 2.1: Bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp thƣơng mại điện tử tại Việt Nam
Nguồn: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/
Chỉ sau 2 năm gia nhập thị trường Shopee đã có những thành tựu vô cùng nổi bật nhờ những gã khổng lồ đứng sau. Để chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi, công ty mẹ của Shopee Việt Nam – tập đoàn SE đã rót 50 triệu USD. Giới chuyên gia nhận định Tencent chính là ông trùm đứng sau những con số đầu tư khủng vào Shopee Việt Nam. Vào cuối năm 2018, Shopee đã bất ngờ chiếm ngôi trên bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử Việt Nam. Với 40 triệu lượt truy cập web mỗi tháng, Shopee trở thành sàn thương mại điện tử có lượng truy cấp số 1 của Việt
Nam. Tiki cũng đã vượt qua Lazada giữ vị trí số 2 về lượt truy cập trang trong tháng là hơn 32 triệu, kế đến là vị trí thứ 3 Lazada , tiếp đến Thế Giới Di Động và sau đó là Sendo bám sát. Nhiều khách hàng chia sẻ, họ thích mua sắm qua các trang thương mại điện tử vì mật độ khuyến mãi trên các gia hàng dày đặc, không chỉ những ngày lễ đặc biệt mà kể cả những ngày bình thường, khách hàng vẫn có thể có mã giảm giá sản phẩm, giảm giá vận chuyển, điều này kích thích sự hứng thú của họ trong mua sắm.
Vốn dĩ đang có lợi thế phát triển thì ngày nay thương mại điện tử còn được hỗ trợ đắc lực từ CMCN 4.0. Chúng ta có thể ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong TMĐT để thay thế con người làm những công việc như tư vấn, chăm sóc khách hàng hay thậm chí là bán hàng. Hãy nghĩ xem, khi doanh nghiệp của bạn phải chăm sóc tới hàng trăm ngàn, triệu người thì bao nhiêu nhân viên chăm sóc là đủ? Và đây chính là giải pháp cho các doanh nghiệp muốn không bị khách hàng rời bỏ vì dịch vụ không tốt, thiếu sự quan tâm tới họ. Không những thế, trí tuệ nhân tạo có khả năng lưu trữ, phân tích thông tin, hành vi của khách hàng từ đó bộc lộ Customer Insight. Thông qua việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn, đảm bảo thời gian 24/7 mà vẫn tiết kiệm chi phí dễ dàng quản lý được hành vi của khách hàng. Tất cả những thông tin khách hàng từ lúc họ đến website của bạn: từ nguồn nào, họ hành động gì trên website, ở bao lâu, rồi tới trang nào tiếp tục, có quan tâm mặt hàng nào không? Bạn sẽ nắm hết thông tin đó thông qua những công cụ phân tích website nổi tiếng như Google nalytics.
Bên cạnh đó, CMCN 4.0 hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua hình thức mua bán, kết nối qua mạng xã hội. “Dịch vụ mạng xã hội” (tiếng nh: Social Networking Service - SNS)là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh,
voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới…Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán5...
Hình 2.2:Bảng xếp hạng lƣợng ngƣời sử dụng Mạng xã hội trên thế giới
Nguồn: Hootsuite
Ở Việt Nam hiện nay, mạng xã hội hỗ trợ tích cực các hoạt động cung cấp thông tin về người bán, sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Nhiều cá nhân và hộ gia đình đã triển khai hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng xã hội. Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm 2018 Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng
mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube, Zalo… Không chỉ có các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nhiều doanh nghiệp lớn đã tích cực sử dụng mạng xã hội để tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Chẳng hạn, Lazada có trên 50.000 nhà bán hàng và đối tác. Hàng tháng, sàn này thu hút trên 100 triệu lượt người truy cập, tới tháng 10 năm 2018 có 27 triệu người theo dõi (follows) trên trang Facebook của công ty. Việc giao kết hợp đồng trực tuyến có thể thực hiện trên chính trang Facebook qua Messager comments, Form online hay link tới các ứng dụng đặt hàng trực tuyến của bên thứ ba. Hai bên cũng có thể giao kết hợp đồng ngoại tuyến bằng cách trao đổi qua điện thoại (voice) hoặc các kênh khác như Whatsapp, Viber, Zalo…
Như vậy, thay vì tốn nhiều chi phí chạy quảng cáo trên truyền hình hay mất công sức phát tờ rơi, từ giờ các nhà bán lẻ có thể giảm tối đa chi phí vận hành, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội. Với lợi thế dân số trẻ ưa thích kết nối, chỉ trong một thời gian ngắn, sản phẩm của doanh nghiệp có thể được chia sẻ và lan truyền rộng rãi. Các doanh nghiệp có thể đưa những sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả tới khách hàng, đồng thời cũng có thể nhận lại những bình luận, góp ý, những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một cách mà các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn.
Trên thế giới, Nike là một ví dụ điển hình của việc bán hàng online và gắn kết khách hàng qua mạng xã hội. Trong nhiều năm thương hiệu này bám chắc vào cách kinh doanh truyền thống như mọi công ty khác. Họ sản xuất giày, quần áo và dụng cụ thể thao để bán qua các cửa hàng bán lẻ. Họ mở một website vào năm 1996 nhưng không bán bất kỳ sản phẩm nào online trong suốt 3 năm. Đến năm 1999 mọi thứ bắt đầu thay đổi, khởi động bằng chương trình NIKEiD. Khách hàng có thể truy cập vào địa chỉ nike.com và tùy biến một số mẫu giày Nike với màu cơ bản và màu nhấn và thêm “thông tin cá nhân” vào sản phẩm theo ý mình. Kế đó Nike cho ra mắt
các đổi mới truyền thống-số ở các điểm khác trong chuỗi trải nghiệm của khách hàng. Năm 2006 họ cho ra đời ứng dụng Nike+, kết nối giày có gắn thiết bị cảm biến và nhận dữ liệu với iPod Nano. Người chạy có thể nhìn thấy dữ liệu về thời gian, khoảng cách, năng lượng tiêu hao, và tốc độ chạy trên màn hình Nano hay nghe qua tai nghe. Sau buổi tập họ có thể đồng bộ thông tin trong chiếc Nano với máy tính và theo dõi tiến bộ tập luyện của mình. Từ thông tin đó họ cũng có thể