3.2.2.1 Đổi mới thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý
Trước hết nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp này. Nhà nước cần tạo điều kiện thật thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Các cấp, các ngành cần nhanh chóng rà soát, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động để sẵn sàng các điều kiện và thực hiện ngay từ bây giờ việc hội nhập, hợp tác, chủ động đón nhận, đưa Việt Nam vào nhóm nước đang phát triển đi đầu trong tham gia, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, cần phát triển hạ tầng số, thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử trên nền tảng số hóa và trực tuyến hóa các dịch vụ công, hướng đến mục tiêu năm 2020, tất cả các dịch vụ công đều được cung cấp trực tuyến cấp độ 4; bãi bỏ sử dụng hồ sơ giấy trong thực hiện các thủ tục hành chính công. Song song với các nỗ lực đó là khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý tạo ra những cơ chế và tiêu chuẩn cho việc thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu nhà nước và công cộng, kết hợp với thiết lập cơ chế nâng cao bảo mật dữ liệu cũng là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đảm bảo
thành công quá trình này… Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về những lợi ích to lớn và sự cần thiết trong khai thác dữ liệu mở. Khai thác hạ tầng dữ liệu mở không chỉ đem lại sự minh bạch và công khai lớn hơn của chính quyền với người dân và doanh nghiệp mà còn đem đến gia tăng việc làm, thu nhập, và nền tảng để phát triển vạn vật kết nối và I. Thêm nữa, chính phủ phải xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật trong rất nhiều lĩnh vực đang có xu hướng sử dụng công nghệ số mạnh mẽ như giao thông, y tế, môi trường, du lịch, thương mại điện tử, v.v... để tạo thuận lợi, cũng như xử lí những mâu thuẫn, bất cập nảy sinh trong hoạt động của các phương thức kinh doanh mới trong thời CMCN 4.0. xây dựng cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để tăng mức độ hoạt động và số lượng tổ chức dịch vụ KHCN, đơn vị ứng dụng công nghệ. Huy động mọi nguồn lực tham gia khâu dịch vụ KHCN. Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức KHCN, các trường đại học với doanh nghiệp; gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, hoạt động đào tạo với sản xuất - kinh doanh. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách bảo đảm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng và phát triển công nghệ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, ngày 12-5-2014, quy định việc sử dụng, trọng dụng nhân tài hoạt động KHCN. Cần phải xây dựng thêm các chính sách cải thiện thủ tục hành chính và thuế trong hoạt động KHCN nhằm tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Và phải triển khai mạnh mẽ các chính sách này trên thực tế, đặc biệt là đầu tư về kinh phí cho hoạt động khoa học và đãi ngộ cá nhân
3.2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc CMCN 4.0
Điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công CMCN lần thứ tư ở nước ta là con người. Dù có đầu tư kinh phí bao nhiêu nhưng nếu không có lực lượng cán bộ giỏi thì cũng sẽ khó đạt được thành công. Vì vậy, để chuẩn bị cho cuộc CMCN lần thứ tư, việc đầu tiên cần phải làm và duy trì lâu dài là ưu tiên nguồn lực để tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ bài bản trong tất cả các lĩnh vực chủ chốt: công nghệ thông tin, vật lý và công nghệ sinh học.
Đánh giá một cách khách quan cho thấy, hệ thống đào tạo của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, phương thức đàotạo vẫn theo kiểu cũ, thiếu tính tương tác, sự gắn kết với thực tiễn, học không đi đôivới hành, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầungày càng cao của xã hội đặc biệt trong xu thế phát triển của CMCN 4.0. Do đó, cầnsớm đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng tinh giản, hiện đại,thiết thực và phù hợp. Cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, ưu tiên cho các ngànhkhoa học kỹ thuật, đào tạo hướng nghiệp gắn với việc làm và theo nhu cầu của xãhội. Việc đào tạo cũng cần tiếp cận theo hướng đa ngành thay vì chuyên ngành nhưtrước đây, đồng thời tăng cường sự phản biện của người học. Quản trị đại học cũngcần có sự thay đổi, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dậy, nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đặc biệt, trong thời kỳ kỹ thuật số như hiện nay, các trường đại học cũng cần nghiên cứu, bổ sung thêm các chuyên ngành đào tạo các nghề về ICT, blockchain, Trítuệ nhân tạo ( I) để đáp ứng về nhu cầu nhân lực trong CMCN4.0. Ngoài ra, một thực tế nữa cho thấy, lao động của Việt Nam vẫn hạn chế trong việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năngcông nghệ thông tin và khả năng sáng tạo. Nhiều lao động dù đã qua đào tạo, nhưngkhi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến người sử dụng lao động mất thờigian đào tạo lại. Do đó, một giải pháp đưa ra đó là cần trang bị các kỹ năng mềm chosinh viên ngay từ trong nhà trường, bằng cách đưa kỹ năng mềm vào trong chươngtrình đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên. Không những thế cần khuyến khích vàđẩy mạnh việc tự học của sinh viên, tăng cường việc dạy thực tiễn từ các chuyên gia,doanh nhân…không chỉ 100% kiến thức là giáo viên giảng dạy.
Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển một số công nghệ lõi, như trí tuệ nhân tạo và Robot, phân tích dữ liệu lớn, Internet vạn vật, chuỗi khối, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ chế tạo và in 3D, công nghệ thần kinh, sinh học tổng hợp, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời đẩy mạnh công tác bảo mật, bảo hộ sở hữu trí tuệ, an ninh mạng.
Nhà nước cần đầu tư bài bản, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng và sáng tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội, gắn lý thuyết với thực hành, đẩy mạnh sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, chú trọng xây dựng cho sinh viên khả năng và tinh thần sáng tạo. Trong đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng của người lao động gắn với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, thực hiện đào tạo và đào tạo lại trong công việc. Đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
3.2.2.3 Xây dựng kết cấu hạ tầng, chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhằm đầu tư có hiệu quả
Có thể nói, Cơ sở hạ tầng CNTT quốc gia đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để có thể mở rộng, nâng cấp ngang bằng với mức độ tiên tiến của khu vực. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, CNTT và hạ tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng. Phát triển ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam thành trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và trung tâm dịch vụ an toàn bảo mật thông tin của thế giới. Bên cạnh đó, cần phát triển hạ tầng kết nối số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G, đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức triển khai các hướng nghiên cứu KHCN mũi nhọn trong đó bao gồm các nghiên cứu về công nghệ thông tin, vật lý, vật liệu, sinh học,... tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của CMCN lần thứ tư; tiếp tục tăng cường nghiên cứu cơ bản và công tác điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực. Gấp rút chủ trì xây dựng một số nhiệm vụ cụ thể tiếp cận CMCN lần thứ tư theo hướng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm kết nối in-tơ-nét vạn vật, trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu lớn), vật lý, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, năng lượng để chia sẻ, hợp lực các cơ sở nghiên cứu trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Trong quá trình
đổi mới phải cố gắng tiến nhanh nhưng vững chắc, không nóng vội, tránh nhầm lẫn vic ứng dụng công nghệ với việc mua thiết bị về dùng; lựa chọn công nghệ phù hợp, không sử dụng công nghệ lạc hậu; phải coi sự đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực cơ bản để xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng, hoàn thiện chính sách và định hướng ưu tiên phát triển đối với các lĩnh vực công nghệ lõi, công nghệ nền tảng như: trí tuệ nhân tạo và Robot, phân tích dữ liệu lớn, Internet vạn vật, chuỗi khối, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ chế tạo cộng và in 3D, công nghệ thần kinh, sinh học tổng hợp, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ; đồng thời đẩy mạnh bảo mật, bảo hộ sở hữu trí tuệ và an ninh mạng. Cần huy động nguồn lực tăng cường đầu tư cho R&D, coi đây là một yếu tố quyết định đén đổi mới hệ sinh thái đổi mới sáng taọ. Theo đó, cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, CNTT, tự động hóa và I, công nghệ sinh học,… Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này; Cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh.
3.2.2.4 Nhà nước tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ trong nước cạnh tranh công bằng
Nhà nước cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia; xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm quyền tự do kinh doanh và nỗ lực tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp - đó chính là những mong mỏi lớn nhất của đội ngũ doanh nhân hiện nay khi chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp để phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; hỗ trợ phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ phát triển. Xây dựng và hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập đón nhận cách
mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp khi đó có thể tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và đóng vai trò dẫn dắt trong các chuỗi giá trị nội địa và các cụm công nghiệp. Có những chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước tham gia vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại như ưu tiên về vị trí, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ hiện tại cần tạo ra sức hấp dẫn thị trường, một trong các chính sách cần lưu ý là cần công khai và thống nhất những quy định liên quan đến các tiêu chí ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế). Thay đổi và điều chỉnh Quy định kiểm tra ENT phù hợp với điều kiện của VN vừa khuyến khích nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đảm bảo có các chỉ tiêu định lượng, cụ thể hóa tiêu chí “số lượng các nhà cung cấp dịch vụ”, “mật độ dân cư”, “quy mô quản lý”, “quy định cho vùng thành thị, cận thành thị và nông thôn”. Để phát triển kênh phân phối bán lẻ hiện đại cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng thu hồi vốn chậm, sự cạnh tranh khá gay gắt và thách thức của lĩnh vực này khá cao. Hiện tại, nguồn vốn và năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế, nếu muốn đẩy nhanh tiến trình hôị nhập thì các chính sách càng thuận lợi sẽ tạo động lực thúc đẩy nhà đầu tư tham gia.
3.2.2.5 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có chính sách cho người lao động
Tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, bản thân các tập đoàn, tổng công ty phải làm tốt công tác truyền thông, tăng cường nhận thức để toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp hiểu về thời cơ, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0. Rõ ràng, cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là việc của riêng Chính phủ mà là của toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp bất cứ quy mô nào. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những chính sách về lao động an sinh xã hội, với sự thay đổi ngày càng tăng do IR 4.0 mang lại, những người lao động thường
xuyên chuyển từ công việc này sang công việc khác cần phải được hỗ trợ. Các chính sách thị trường lao động chủ động hiệu quả giúp kết nối người lao động với việc làm đóng vai trò quan trọng để thường xuyên giúp người lao động phát triển những kỹ năng mới; đảm bảo sự chuyển dịch thuận lợi từ một công việc này sang một công việc khác, hỗ trợ đào tạo kỹ năng và cung cấp bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các công việc. Chỉ có chính sách an sinh xã hội phù hợp bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp mới có thể hỗ trợ chuyển dịch người lao động từ các ngành nghề năng suất thấp lên năng suất cao và xúc tiến việc làm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Như vậy, chương 3 đề cập đến các mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển của ngành bán lẻ trong thời gian tới, trong đó chú trọng phát triểncông nghệ, tăng trải nghiệm cho khách hàng, sử dụng song song hai kênh bán hàng online và offline... Thông qua các mục tiêu đề ra, tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp, đồng thời đưa ra những kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để góp phần tăng trưởng, thúc đẩy phát triển thị trường Bán lẻ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Bán lẻ là một trong những thị trường sôi động nhất và là thành phần quan trọng trong nền kinh tế bởi 75% GDP Việt Nam xuất phát từ tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù kênh thương mại truyền thống vẫn duy trì và chiếm tỷ lệ lớn nhưng bán lẻ hiện đại lại đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình thông qua sự phát triển của cuộc CMCN 4.0.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài: :“Cách mạng Công nghiệp 4.0 - cơ hội và thách thức
cho thị trường bán lẻ Việt Nam”đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng