nghiệp nước ngoài
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, với nhiều hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, mức vốn chỉ ở mức từ 04 đến 07 tỷ đồng/doanh nghiệp; trình độ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu... Cùng với đó, 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên1980-1990; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh (Thái Linh, 2017).
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECOM) tại các doanh nghiệp xuât - nhập khẩu cho thấy, năm 2016 mới chỉ có 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website. Điều này rõ ràng là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra.Doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn
cầu nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp trong nước.
Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển. Đây cũng chính là áp lực lớn cho Việt Nam. Việt Nam cần tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.
Nhờ thành tựu của công nghệ, người mua có thể đặt hàng từ bất cứ nhà cung cấp nào ở trong nước, thậm chí mua hàng ở các quốc gia khác, hàng cũng sẽ được giao đến tận nhà. Chính vì thế, lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý hay giá cả của doanh nghiệp Việt đều giảm vì khách hàng dễ dàng tìm được nhà cung cấp giá rẻ hay chất lượng tốt hơn. Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn, trang bị công nghệ hiện đại theo xu hướng 4.0 sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ mất thị phần, nhân sự và lợi thế cạnh tranh.
2.2.5 Năng lực cạnh tranh về CMCN 4.0 thấp so với các nước trong khu vực, bất cập trong hoạch định Chính sách của nhà nước
Theo báo cáo năm 2018 về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới công bố, trong tổng số 100 quốc gia được đánh giá, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 ở mức thấp, nhưng tiềm năng. Trong số các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai thì các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo công nghệ - liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị cho CMCN 4.0 của Việt Nam đều có điểm sốthấp. Cụ thể: (i) Việt Nam chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất
90/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó, hạng 92/100 về công nghệ nền tảng (Technology Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo. Nếu so sánh một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta xếp sau Malaysia (xếp hạng thứ 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100).
Biểu đồ 2.9: Đánh giá năng lực cạnh tranh 4.0 của các nƣớc ASEAN
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (2018).
Về tiềm năng sản xuất, đánh giá của WEF cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng CMCN 4.0 của Việt Nam khá thấp, chỉ thuộc nhóm nước sơ khởi (Nascent). Cấu trúc sản xuất đạt 4,96/10 điểm (xếp hạng 48/100), Động lực sản xuất đạt 4,93/10 điểm (xếp hạng 53/100). Đi sâu vào từng chỉ tiêu thành phần, mức độ phức tạp của cấu trúc sản xuất chỉ xếp hạng 72 dù quy mô ngành chế tạo khá lớn (xếp hạng 17). Các chỉ tiêu thành phần của Động lực sản xuất cũng không được đánh giá cao: công nghệ và sáng tạo xếp hạng 90; nhân lực: hạng 70; thể chế: hạng 53 (Hiệu quả và hiệu lực chính phủ, Thượng tôn pháp luật); nguồn lực bền vững: hạng 87.
Hình 2.3: Đánh giá tiềm năng sản xuất CMCN 4.0 của các nƣớc ASEAN
Nguồn: Assessment of ASEAN Readiness for Industry 4.0, 2018.
Năng lực KH&CN của Việt Nam nhìn chung vẫn là một nút thắt với Việt Nam trong CMCN 4.0. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), hai trụ cột liên quan tới KH&CN về Mức độ sẵn sàng công nghệ (Trụ cột thứ 9) và Đổi mới sáng tạo (Trụ cột thứ 11) có thứ hạng tương đối thấp (lần lượt là 79 và 71); trong đó các chỉ tiêu thành phần quan trọng nhìn chung đều rất yếu: Năng lực hấp thụ công nghệ: 99; Năng lực đổi mới sáng tạo: 79; Mức độ phức tạp của quy trình sản xuất: 87; Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học: 90; Số lượng nhân lực KH&CN: 78; tỷ lệ bằng sáng chế và ứng dụng trên 1 triệu dân: 91; v.v... Xét về tiềm lực KH&CN, hơn 1/3 các tổ chức R&D hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ (35%); chủ yếu có quy mô nhỏ. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam không được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng của khu vực và thế giới.
Đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) cho hoạt động KH&CN vẫn còn khiêm tốn, tỷ lệ đầu tư cho KH&CN so với tổng chi NSNN và so với GDP đều có xu
hướng giảm. Năm 2015, tổng chi cho R&D của Việt Nam đạt khoảng 17,39 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,52% tổng chi NSNN và 0,41% của GDP. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho KH&CN hằng năm vẫn dưới 1% GDP, thấp hơn Chiến lược về phát triển KH&CN đề ra. Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc năm 2010 là 2,2% GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Tổng chi quốc gia choR&D (GERD) của Việt Nam cũng thấp hơn so với thế giới (0,37% GDP, thấp hơn đáng kể so với Thái Lan (0,63%), Malaysia (1,13%), Singapore (2,20%). NSNN cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam (56,7%), trong khi của khu vực doanh nghiệp là 41,8%. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quốc gia nào có nền KH&CN càng phát triển thì tỉ trọng đầu tư cho KH&CN của khu vực ngoài nhà nước so với NSNN càng lớn. Chẳng hạn, tỷ trọng này khá cao ở các nước phát triển như tại châu Âu (EU: 55%), Hàn Quốc (75,7%), Nhật Bản (75,5%).
Bảng 2.5: So sánh tổng chi cho R&D của Việt Nam và một số quốc gia
Quốc gia Tổng chi cho R&D Tỷ lệ đầy tƣ của DN
Hàn Quốc (2015) 4,23 75,7 Nhật Bản (2015) 3,28 75,5 Mỹ (2015) 2,79 60,9 Singapore (2015) 2,20 52,7 Trung Quốc (2015) 2,07 74,6 EU28 (2015) 1,96 55,0 Malaysia (2015) 1,30 41,4 Nga (2015) 1,13 28,2 Thái Lan (2015) 0,63 48,7 Việt Nam (2013) 0,37 41,8 Philippines (2013) 0,14 - Indonesia (2013) 0,08 -
Tốc độ đổi mới công nghệ cũng là một điểm yếu của Việt Nam, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 cho thấy trụ cột về mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam chỉ xếp hạng 71/137, thấp hơn nhiều so với Singapore (14), Thái Lan (60). Trong đó, chỉ số thành phần về Mức độ sẵn có của công nghệ mới của Việt Nam chỉ được xếp hạng 112, Khả năng hấp thụ công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp xếp hạng 93, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI xếp hạng 89. Vẫn còn tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả.
Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam cũng chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước. Vai trò lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp FDI còn hạn chế, trong khi đây luôn được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp các nước đang phát triển như Việt Nam nhanh chóng tiếp thu được công nghệ mới, hiện đại từ các đối tác nước ngoài, rút ngắn khoảng cách về năng lực công nghệ, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất. Khu vực doanh nghiệp nhìn chung có trình độ công nghệ thấp, tuy nhiên tiềm năng ứng dụng CMCN 4.0 rất lớn. Nghiên cứu gần đây của Bộ Công thương về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp cho thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0 như điện toán đám mây, công nghệ thiết bị đầu cuối, in 3D, phân tích và quản trị dữ liệu lớn (Big data), v.v... Xu hướng sử dụng các công nghệ này cũng tăng lên theo quy mô doanh nghiệp.
Bảng 2.6: Ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0 tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Đơn vị tính: Phần trăm (%) Công nghệ Đang áp dụng Sẽ áp dụng Không có kế hoạch áp dụng Không liên quan Tổng Điện toán đám mây 15,1 4,5 65,6 14,8 100,0
Kết nối thiết bị với thiết
bị/sản phẩm 12,4 6,1 68,9 12,6 100,0
Công nghệ cảm
biến 9,8 4,7 64,6 21,0 100,0
Công nghệ thiết bị đầu
cuối di động 4,0 4,1 70,1 21,8 100,0 Công nghệ định vị thời gian thực 1,7 3,5 72,2 22,7 100,0 Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến 1,3 1,9 58,7 38,1 100,0 Trí tuệ nhân tạo 1,3 3,0 72,8 22,9 100,0 Công nghệ in 3D 0,9 2,7 51,4 45 100,0 Phân tích và quản trị dữ liệu Big Data 0,5 4,0 14,1 81,5 100,0 Nguồn:Nguyễn Thắng (2018)
Bên cạnh đó, rào cản trong xây dựng chính sách, hoạch định chính sách trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệplà thách thức phổ biến với hầu hết các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam. Hai yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này là Internet và công nghệ số cho phép tạo ra những giá trị số hóa, phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử (chẳng hạn như quản lý như thế nào đối với tiền điện tử Bitcoin, dịch vụ vận chuyển Uber...). Thực tế này cho thấy, chính sách và pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ. Những tài sản “mới” xuất hiện giờ đây không thể được quản lý theo
phương thức truyền thống mà cần có những chính sách và hành lang pháp lý mới. Nếu các khuôn khổ pháp lý không hoàn thiện và không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh của công nghệ số nói riêng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung thì sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.