Hoạt động quản lý vốn tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Hoạt động quản lý vốn tiền mặt

Theo Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (2009, Quản trị tài chính, tr.847) thì tiền mặt bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn nhất.

Để duy trì hoạt động thường xuyên và dự phòng cho những biến động bất thường cũng nhưtận dụng nhanh chóng cáccơhộiđầu tư, doanh nghiệp phải duy trì một lượng tiền mặt nhấtđịnh tại quỹcũngnhưtại ngân hàng. Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹkhông có khả năngsinh lợi còn tiền gửi ngân hàng có mức sinh lợi thấp. Chính vì vậy, mục đích của quản lý tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ mà vẫn

đảm bảo cho doanh nghiệp cóđủkhảnăng thanh toán, dựphòng những biếnđộng có thểxảy ra và tận dụng tốt các cơ hội đầu tư. Do đó, có thểhiểu quản lý tiền mặt là

quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạtđộng bình thường của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2007).

Mô hình quản lý tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt tồn quỹvà chứng khoán ngắn hạn theo thời gian. Mỗi mô hìnhđược lập trên các giảthiết nhất

định, được ứng dụng để phân bổ và cân đối giữa lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn do công ty nắm giữtùy theo tình hình hoạt động. Các mô hình sẽgiúp xác

định khối lượng và thời gian chuyểnđổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Những mô hình thường được dùng đểquản lý tiền mặt là: mô hình Baumol và Miller - Orr.

* Mô hình Baumol

Đây là mô hình ra đời sớm nhất do William Baumol (1952) phát triển từ mô hình lượng đặt hàng tối ưu (EOQ) nhằm giúp nhà quản lý tối thiểu hóa các chi phí liên quan tới việc chuyểnđổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán trong một thời

gian xác định. Mô hình Baumol giả định rằng:

- Doanh nghiệpđịnh kỳnhậnđược một lượng tiền mặt nhất định, nhưngđồng thời cũngphải liên tục chi tiền ra, theo một tỷlệ ổnđịnh.

- Nhu cầu tiền mặt trong một giai đoạn cụ thể (tháng, quý, năm) của công ty có thểdự báo trước một cách chính xác.

- Khi số dư tiền mặt ban đầu giảm xuống bằng không, hayở mức an toàn tối thiểu, thì số dư tiền mặt lập tức sẽ được tăng lên do việc bán chứng khoán nhầm đạt

được số dư tiền mặt ban đầu.

Tổng chi phí cho việc tồn quỹtiền mặt sẽgồm: chi phí giao dịch (chuyểnđổi chứng khoán vềtiền mặt) và chi phícơhội của tiền mặt tồn quỹ.

Tổng chi phí cho việc tồn quỹtiền mặt sẽgồm: chi phí giao dịch (chuyểnđổi chứng khoán vềtiền mặt) và chi phícơhội của tiền mặt tồn quỹ.

Tổng chi phí (Z) = Chi phí giao dịch + Chi phí cơ hội Hay Z = F ( ) + z (C

2)

Trong đó:

T: Tổng nhu cầu tiền mặt trong kỳ; F: Chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán; r: Chi phí cơ hội vốn do nắm giữ tiền mặt, có thể sử

dụng lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao; C: Mức tiền mặt tồn quỹ ban đầu và tại thời điểm chuyểnđổi chứng khoánđể bù đắp; C/2: Mức tiền mặt tồn quỹbình quân; T/C: Số lần giao dịch, chuyểnđổi giữa chứng khoán và tiền mặt trong kỳ.

Mục tiêu của mô hình chính là tìm mức tiền mặt tồn quỹ (C) tối ưu, sao cho

tổng chi phí (Z) nhỏnhất. Tại mức tồn quỹmà tổng chi phíđạt cực tiểu, ta có: Mức dựtrữtiền mặt tối ưu:

C = 2TF

r

Mô hình Baumol đã có nhưng vai trò nhất định trong việc giúp nhà quản lý quản lý nguồn tiền mặt của doanh nghiệp:

Thứ nhất, mô hình Baumol giúp nhà quản lý quyết định khối lượng tiền mặt trong mối tươngquan với chi phí.

Thứ hai, mô hình Baumol rất dễ dàng cập nhật, do đó chỉ cần thay số liệu mới vào mô hìnhđểcó kết quảphì hợp với tình hình thực tế hơn.

Tuy nhiên, mô hình Baumol được xây dựng dựa trên những giả định quáđơn

giản, đôikhi không thực tế. Sự đơngiản hóa của mô hình bắt nguồn từviệcđơngiản hóa các chi phí trong mô hình như:

- Tổng nhu cầu tiền mặt (T) trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sựchính xác của việc sựbáo nhu cầu tiền mặt.

- Chi phí giao dịch (F) cố định cho mỗi lần giao dịch là không phù hợp với hoạt động của công ty cũng như điều kiện của thị trường tiền tệ. Nhiều loại giao dịch có phí giao dịch không căn cứtheo sốlần mà theo giá trịcủa giao dịch.

- Giả định công tyđịnh kỳ được nhận một lượng tiền mặt nhất định trong khi chi tiêu lại phải liên tục cũng là một giả định không phù hợp với thực tiễn hoạt

động của các doanh nghiệp.

* Mô hình Miller - Orr

Điểm hạn chế của mô hình Baumol xuất phát ngay từ giả định ban đầu không phù hợp với thực tế(dòng tiền rời rạc với lưu chuyển tiền thuầnổn định, không đổi qua các kỳ). Đểkhắc phục những nhược điểm này, hai nhà khoa học Merton Miller

và Daniel Orr đã phát triển mô hình tồn quỹvới giả định lưu chuyển tiền thuần biến

động ngẫu nhiên, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lương là phương sai

thu chi ngân quỹ(ký hiệu Vb).

Trước hết, mức tồn quỹtốiưu M* được xácđịnh theo công thức:

M* = ∗ ∗

Trong đó: Mn là tổng lượng tiền cần sửdụng trong kỳ; Cb là chi phí giao dịch; và i là chi phí cơ hội của việc nắm giữtiền.

Tuy nhiên, mức tồn quỹcủa doanh nghiệp khôngổnđịnhở một mức nhưtrong mô hình Baumol, nó có thểdao động từMmin tới Mmax, là điểm giới hạn dưới và giới hạn trên. Khoảng daođộng ngân quỹd trong mô hìnhđược tính toánnhưsau:

d = 3 * ( ∗ ∗ ) /

Khi đó, ta sẽ xác định được Mmin và Mmax bằng công thức: M* = Mmin + d/3

Hình 1.1: Mô hình Miller - Orr

Nguồn: Phan Hồng Mai, 2012 Hình 1.1 biểu diễn mối quan hệgiữa M*, Mmin và Mmax. Chỉ khi số dưngân quỹ vượt quá khung giới hạn thì doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh mức tồn quỹcủa mình.Điều này rất quan trọng vì doanh nghiệp trong thực tếkhông thểluôn cóđiều kiệnđể điều chỉnh tồn quỹvềmức tốiưu dođộchênh lệch quá nhỏ, chi phí phát sinh lớn hơn lợi ích kinh tế đạt được,...Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốnđiều chỉnh số

dưngân quỹvềM* thì có thể sử dụng một số biện pháp như thay đổi chính sách thanh toán, đầutư chứng khoán thanh khoản, gửi tiết kiệm, cho vay,… hoặc ngược lại bán chứng khoán thanh khoản, rút tiết kiệm, thu hồi các khoản ủy thác đầu tư

hoặcđi vay.

Giốngnhư mô hình Baumol, mô hình Miller - Orr cũng có những nhượcđiểm xuất phát từnhững giả định khi xây dựng mô hình:

- Thứ nhất, giả định dòng ngân lưu của công ty là biến động ngẫu nhiên và hoàn toàn không thểdựbáo trướcđược chưa sát với thực tếbởi có nhưng khoản thu, chi hoàn toàn có thểbiết trước nhưtiền lươnghay nợngân hàng.

- Thứhai, số dưtiền mặt chỉ được phép dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới, khi mức tiền tồn quỹvượt khỏi giới hạn này, nhà quản lý chỉ cần

đưa ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán. Trên thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng, ví dụ như nhà quản lý không nhất thiết phải bán chứng khoán khi mức tiền tồn quỹgiảm xuống mức tín hiệu, khi biết rằng công ty sẽ sớm nhậnđược một khoản tiền trong tài khoản vãng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)