8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Triển vọng ngành kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019-
trường Việt Nam giai đoạn 2019- 2023
3.1.1. Triển vọng ngành kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam giaiđoạn 2019- 2023 đoạn 2019- 2023
* Triển vọng chung ngành bán lẻ trong giai đoạn 2019 - 2023
Giai đoạn 2019 - 2023, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh cả về chất lượng lẫn quy mô; mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.
Thứnhất, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam nhận được nhiều yếu tố kinh tế
vĩ môhỗtrợtích cực:
- Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 được dự đoán giữ vững mức tăng trưởng bình quân trên 6,5%/năm. Lạm phát tiếp tụcđược giữ ổn định với mức bình quân3,5% đến 3,8% với hỗtrợtích cực từviệc Cục Dựtrữliên bang Mỹthực hiện chính sách lãi suấtổn định.
- Triển vọng tiêu dùng cá nhân vẫn tiếp tục mạnh mẽ nhờ các hộ gia định cải thiện thu nhập và tình hình lạm phátổn định. Việt Nam được dựbáo số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng và đạt khoảng 33 triệu người vào
năm 2020.
- Thị trường tiêu thụrộng lớn do quy mô và cơ cấu dân số(dân số Việt Nam
đạt khoảng 93,7 triệu người với tỷlệ hơn 60% dân số có độtuổi từ 18 - 60), trong khi mật độbán lẻ trên đầu người của Việt Nam còn tương đối thấp so với trong khu vực, tỷtrọng bán lẻhiện đại còn thấp.
- Thị trường nông thôn chưa phát triển trong khi hiện nay 2/3 dân sốViệt Nam
đang sinh sống ởkhu vực nông thôn.
Ngoài ra, nếu tình trạng căng thẳng thương mại giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài, Việt Nam có thể có lợi thế khi hoạt động
thương mại và sản xuất dịch chuyển từ CHNDTH sang các nước láng giềng trong khu vực, giúp GDP tăng thêm 2,0 điểm phần trăm.
Thứ hai, chuỗi giá trị ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục được mở rộng và phát triển với hệthống phân phối phủrộng đến khắp các tỉnh, thành phốtrong cả nước.
Việc Chính phủ Việt Nam tích cực tham gia các FTA thế hệ mới giúp cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của nhiều tập
đoàn lớn trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể vừa đẩy mạnh nguồn hàng cungứng vừa góp phần mở rộng và phát triển hoàn thiện hơn chuỗi giá trị bán lẻngành Việt Nam.
Cũng theo báo cáo nghiên cứu triển vọng thị trường bán lẻViệt Nam của công ty chứng khoán VCBS (2019), trong thời gian tới mô hình siêu thị mini với các
thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Satra Food hay Vinmart + đều sở hữu những
điểm đặc trưng với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp chợ truyền thống nên có nhiều triển vọng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt.
Thứba, ngành bán lẻViệt Nam còn dư địa phát triển rất lớn. Theo nhận định của ông Lê Xuân Đình, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị
và bán lẻViệt Nam được tổchức ngày 20/3/2019 tại Hà Nội thì “Thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay đã hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, song sự phát triển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát triển nhanh như hiện nay ở trên thế giới”. Theo Bộ Công thương, tỷ lệ bao phủ hệ thống bán lẻhiện đại của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Việt Nam có tỷ lệ bao phủ 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Thái Lan là 34%, Malaysia là 80% và Singapore là 90%...). Đây là cơ
hội cho các nhà bán lẻnắm bắt hành vi khách hàng và xác định thị trường mục tiêu.
Thứ tư, ngành bán lẻViệt Nam nhận được sựhỗtrợ tích cực từchính sách của
Nhà nước và xu thếphát triển lĩnh vực bán lẻcủa khu vực và trên toàn thếgiới. Các
chính sách ưu đãi của Chính phủ như: cho phép thành lập công ty bán lẻ100% vốn
nước ngoài, các chính sách ưu đãi, định hướng phát triển về đô thị hóa,… đã tác
Cách mạng công nghiệp 4.0 được Chính phủ phát động đã lan toảvào lĩnh vực
thương mại bán lẻ và lĩnh vực tiêu dùng xã hội ở các nước. Ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 thực sựsẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ởthị trường nội địa.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển
thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đặt ra vềphát triển thương mại bán lẻ là tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 10,7%/năm, giai đoạn 2021 -
2025 đạt khoảng 9%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong
nước đến năm 2020 chiếm khoảng 95% và đến năm 2025 chiếm 88%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2020 chiếm khoảng 5% và đến năm 2025 chiếm 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2020 đạt khoảng 30% và đến năm 2025 đạt khoảng 38%.
Ngoài ra, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, hàng hóa Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng tại các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại tạo lợi thế
nhất định cho các doanh nghiệp bán lẻnội địa.
Cuối cùng, nền kinh tếcủa Việt Nam đang được phục hồi và trên đà lấy lại tốc
độ tăng trưởng cao. Số lượng doanh nghiệp tăng cao, ngành sản xuất phục hồi, kiều hối tăng, lãi suất cho vay giảm,… là những nhân tố chính góp phần làm tăng thu
nhập khả dụng của người dân. Kết quả của nó là một làn sóng vốn trong nước và
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục "đổbộ" vào ngành bán lẻViệt Nam trong thời gian tới.
* Triển vọng của phân ngành bán lẻ xe hơi, phụtùng và phụkiện
Thứnhất, triển vọng vềnguồn cung ô tô được hồi phục và phát triển mạnh mẽ: Với việc đến hết năm 2018, Chính phủcủa hầu hết các nước xuất khẩu ô tô đã đáp ứng được yêu cầu ràng buộc về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) của Nghị định 116/2017/NĐ-CP dẫn tới kỳvọng giúp hồi phục nguồn cung ô tô cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, doanh số dòng xe ô tô trung và cao cấp được hưởng lợi từ các hiệp
định thương mại. Ô tô nguyên chiếc có xuất xứ từ các nước nội khối kỳvọng tiếp tục được hưởng lợi từHiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sau khi loại bỏ thuế nhập khẩu, mức giá của ô tô đến từ các quốc gia này dao động trong khoảng 300 - 500 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Bên cạnh mức giá “mềm”, người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn với các dòng xe từ Indonesia và Thái Lan. Do đó, doanh sốcủa các dòng xe bình dân và trung cấp được kỳ vọng sẽ tăng mạnh (dự kiến năm 2019 ở mức 20% so với năm
2018). Vì vậy, các đại lý phân phối những phân khúc này sẽ được hưởng lợi.
Hiệp định Việt Nam - EU FTA nhiều khả năng sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2019. Điều này hứa hẹn sẽmang lại tín hiệu tốt cho dòng xe hơi cao cấp. Theo thỏa thuận, thuế nhập khẩu đối với ô tô có xuất xứ từchâu Âu sẽ được cắt giảm dần từ
mức 70% về 0% trong vòng 10 năm tới. Sự cắt giảm này kỳ vọng kích thích sức
mua đối với ô tô hạng sang trong dài hạn.
* Triển vọng của phân ngành bán lẻ sản phẩm trạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích
Thị trường xăng dầu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ với mức
tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn 2019 -2023 đạt 4,7% - 4,9% (gấp 3,6 lần so với thếgiới).
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người tại Việt Nam thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực (0,21 lít/người/ngày) dẫn đến tiềm năng tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu còn rất lớn trong tương lai.
* Triển vọng của phân ngành bán lẻsản phẩm vật liệu xây dựng
Thứnhất, triển vọng đến từsựphục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản Việt Nam. Theo công ty Viet Nam Report, do xu hướng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ dẫn tới nhu cầu xây dựng dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là nhân tố
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng.
Thứhai, hoạt động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng ngành vật liệu xây dựng: xuất khẩu gỗvà sản phẩm từgỗcủa Việt Nam sang
Mỹ có xu hướng tăng trong vài năm trởlại đây. Các doanh nghiệp kỳvọng Mỹvẫn là thị trường xuất khẩu chính, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trường tiềm năng xuất khẩu gỗcủa Việt Nam trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
* Triển vọng của phân ngành bán lẻ sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm
Trong thời gian tới, ngành bán lẻ sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm kỳ vọng tăng trưởng nhờ những ý tưởng về triển khai mô hình mới và sản phẩm bán lẻ mới (đồng hồ thời trang, đồ gia dụng nhỏ) với xu hướng nhỏ hơn góp
phần gia tăng tỷ lệ trưng bày ở các chuỗi cửa hàng từ đó giúp cải thiện doanh thu/cửa hàng.